Báo Hồng Kông viết gì về việc Mỹ hợp thức hóa chiến tranh ở Syria?

06/09/2013 09:05
Việt Dũng
(GDVN) - Chính giới Mỹ đang có xu hướng ủng hộ việc trao quyền cho Nhà Trắng tấn công vũ lực đối với Syria, trước hết là các nhà lãnh đạo của Cộng hòa, Dân chủ...
Ngày 3 tháng 9 năm 2013, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập trên biển Đỏ, sẵn sàng cho cuộc tấn công quân sự đối với Syria.
Ngày 3 tháng 9 năm 2013, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập trên biển Đỏ, sẵn sàng cho cuộc tấn công quân sự đối với Syria.

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông vừa có bài viết cho rằng, ngày 3 tháng 9, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đạt được nhất trí về dự thảo nghị quyết trao quyền cho Mỹ tiến hành hành động quân sự đối với Syria, quyết định đặt ra thời hạn sử dụng vũ lực và loại trừ khả năng lực lượng mặt đất quân Mỹ tham gia hành động. Cùng ngày, thông qua thuyết phục nhiều ngày của Nhà Trắng, nhiều nghị sĩ chính của Thượng viện và Hạ viện Mỹ nói rõ họ ủng hộ sử dụng vũ lực.

Dự thảo nghị quyết cấm điều lực lượng mặt đất

Ngày 3 tháng 9, nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đạt được thỏa thuận, căn cứ vào thỏa thuận này, dự thảo nghị quyết phiên bản Thượng viện sẽ giới hạn trao quyền cho Nhà Trắng vào "tấn công quân sự chính xác, có hạn chế đối với Syria".

Dự thảo nghị quyết yêu cầu, hành động quân sự được Quốc hội trao quyền "phải kết thúc trong vòng 60 ngày trong thời gian thực hiện trao quyền", Tổng thống Obama có thể xem xét tình hình quyết định có kéo dài thời gian hành động quân sự sau 60 ngày hay không, nhưng chỉ có thể kéo dài thêm tối đa 30 ngày.

Tiền đề xảy ra tình hình này là, Obama phải thông báo cho Quốc hội trước 5 ngày trước khi kết thúc 60 ngày, Quốc hội không thông qua nghị quyết từ chối kéo dài thời hạn khác.

Ngoài ra, nghị quyết này cấm Mỹ điều lực lượng mặt đất tham gia bất cứ hành động chiến đấu nào nhằm vào Syria, nhưng cho phép trong trường hợp khẩn cấp, điều binh sĩ tiến hành nhiệm vụ ứng cứu quy mô nhỏ.

Tàu sân bay USS Nimitz Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Nimitz Hải quân Mỹ

Dự thảo nghị quyết còn yêu cầu Tổng thống Barack Obama duy trì trao đổi với Quốc hội, đệ trình đường lối chiến lược tìm kiếm phương án giải quyết chính trị xung đột Syria cho Ủy ban đối ngoại của cả hai viện của Quốc hội - Thượng viện và Hạ viện, trong đó có tình hình đánh giá đối với việc viện trợ bằng nhiều hình thức cho phe đối lập Syria.

Căn cứ vào chương trình làm việc, dự thảo nghị quyết này ngày 4 tháng 9 sẽ trình lên toàn thể Ủy ban đối ngoại Thượng viện biểu quyết. Nếu dự thảo được thông qua, Thượng viện sẽ tổ chức bỏ phiếu toàn thể vào thời gian sau khi Quốc hội hoạt động trở lại trong tháng 9.

Theo AFP, khác với Thượng viện, dự thảo nghị quyết trao quyền sử dụng vũ lực công bố ngày 3 tháng 9 của Hạ viện chỉ đề cập đến thời hạn 60 ngày, không có nội dung liên quan đến việc Tổng thống có thể tiếp tục kéo dài thời hạn. Nếu những dự thảo nghị quyết này được thông qua ở hai viện Quốc hội, hai viện còn phải phối hợp phiên bản cuối cùng về nội dung nghị quyết, giao cho Tổng thống Obama ký mới có hiệu lực.

Nhiều nhân vật quan trọng của đảng Cộng hòa ủng hộ

Cùng ngày, tại phòng hội nghị của Nhà Trắng, ông Obama đã tổ chức một cuộc họp quy mô nhỏ, trình bày tình hình Syria với nhiều nhà lãnh đạo quan trọng của hai viện Quốc hội, trong đó có Chủ tịch Hạ viện John Boehner, tìm kiếm sự ủng hộ của họ đối với nghị quyết sử dụng vũ lực đối với Syria.

Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz tiến hành diễn tập trên biển Đỏ
Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz tiến hành diễn tập trên biển Đỏ

Trước khi hội nghị bắt đầu, Obama cho biết, ông "có lòng tin" nhân cơ hội này xóa bỏ những lo ngại và hoài nghi của các nghị sĩ Quốc hội, đồng thời đã bày tỏ ý nguyện có thể sửa đổi nghị quyết sử dụng vũ lực đối với Syria cho đến khi Quốc hội đồng ý trao quyền.

"Kế hoạch tác chiến do Lầu Năm Góc đưa ra là thích đáng, tấn công quân sự trong thời gian và phạm vi có hạn, sẽ không liên quan đến bất cứ cuộc chiến mặt đất nào. Đây không phải là Iraq, cũng sẽ không phải là Afghanistan". Obama cho biết, kế hoạch của ông là tiến hành tấn công tên lửa hoặc không kích đối với quân Chính phủ Syria, nhằm làm suy yếu năng lực sử dụng vũ khí hóa học hiện nay và trong tương lai của chính quyền Bashar, "đồng thời, chúng ta còn có một chiến lược rộng lớn hơn để nâng cao năng lực tác chiến của phe đối lập có vũ trang Syria, cuối cùng giải phóng Syria khỏi cuộc nội chiến".

Đúng như dự đoán, các cuộc vận động đã có hiệu quả rõ rệt, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa như John Boehner chuyển sang trở thành "chiến hữu" của ông Obama. John Boehner nói, "với tư cách là một quốc gia, Mỹ cần thiết" thực hiện hành động quân sự, để "kẻ thù ở các nơi trên thế giới (của Mỹ) nhận thức được, chúng tôi sẽ không khoan nhượng loại hành vi này (chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học)".

John Boehner nói: Tôi cho rằng, các nghị sĩ đảng Cộng hòa khác của Hạ viện "cần ủng hộ lời kêu gọi sử dụng vũ lực".

Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye trên tàu sân bay USS Nimitz, Hải quân Mỹ
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye trên tàu sân bay USS Nimitz, Hải quân Mỹ

Ngoài John Boehner, "nhân vật số 2" của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, lãnh đạo đảng đa số tại Hạ viện Eric Cantor cũng tỏ thái độ ủng hộ sử dụng vũ lực. Nhưng, ông chỉ ra, chỉ có thể do Nhà Trắng xuất hiện tranh thủ phiếu bầu của họ.

Một ngày trước, các nhân vật "nặng ký" của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, thượng nghị sĩ John McCain và Lindsay Graham đã thay đổi lập trường đối lập với Obama về vấn đề chính sách ngoại giao trước đó, bày tỏ ủng hộ sử dụng vũ lực.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện trước đó cho biết, bỏ phiếu có liên quan đến trao quyền sử dụng vũ lực là "biểu quyết lương tâm", tức là các nghị sĩ trong đảng căn cứ vào phán đoán phải-trái của mình để bỏ phiếu, sẽ không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu của mặt trận thống nhất trong đảng. Nhưng, sự ủng hộ của các lãnh đạo trong đảng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới khuynh hướng biểu quyết của các nghị sĩ khác.

Nhưng, thượng nghị sĩ bang Texas là Ted Croze cho rằng, Obama tìm kiếm sự trao quyền của Quốc hội chỉ là do ông quá chú ý đến hình tượng công chúng của mình. Croze cho biết, lợi ích cốt lõi của Mỹ là bảo vệ mình, chứ không phải can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Hillary Clinton ủng hộ tấn công Syria

Trong nội bộ đảng Dân chủ, Obama đã nhận được sự ủng hộ của Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Robert Menendez, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey cho biết, ông hy vọng thông qua cuộc tấn công quân sự lần này, làm suy yếu sức mạnh của chính quyền Bashar. Trước đó, tướng Dempsey luôn bày tỏ thái độ hoài nghi đối với việc can thiệp quân sự vào Syria, nhưng đến nay đã kiên định thái độ. Ông cho biết: "Việc này liên quan đến vũ khí hóa học, tôi cho rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến lợi ích quốc gia của chúng tôi".

Một trợ lý cấp cao của Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết, bà Hillary ủng hộ Obama tiến hành đáp trả "mạnh mẽ, có mục tiêu" đối với việc quân Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Vị trợ lý này cho biết: "Bà Hillary ủng hộ những nỗ lực tìm kiếm trao quyền tấn công vũ lực đối với Syria từ Quốc hội của Tổng thống Obama".

Từ khi rời Bộ Ngoại giao trong năm nay, bà Hillary Clinton luôn giữ im lặng trong cuộc xung đột Syria, hơn nữa hiện nay những lời kêu gọi của bên ngoài yêu cầu bà bày tỏ thái độ trong vấn đề này ngày càng cao. Bên ngoài phổ biến cho rằng, Hillary là đối thủ cạnh tranh mạnh của các ứng cử viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2016, cho nên bà lựa chọn duy trì kín tiếng trong vấn đề Syria.

Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke, Hải quân Mỹ

Trong vài nhân vật đảng Dân chủ có thể tham gia cuộc bầu cử năm 2016, thượng nghị sĩ Rand Paul của bang Kentucky đi đầu phản đối chiến tranh, ông thậm chí đã đưa ra khả năng cản trở nghị sự để ngăn chặn Quốc hội trao quyền tấn công vũ lực đối với Syria.

Tại phiên điều trần ở Ủy ban đối ngoại Thượng viện tổ chức ngày 3 tháng 9, ông Paul nói: "Tôi cho rằng, một quan điểm hợp lý là thế giới có thể trở nên bất ổn hơn do một cuộc tấn công quân sự, can thiệp quân sự sẽ không đe dọa được tấn công vũ khí hóa học".

Việt Dũng