Ấn Độ phát triển mạng vệ tinh cỡ nhỏ và hệ thống công-phòng vũ trụ

14/09/2013 10:36
Việt Dũng

(GDVN) - Mạng lưới vệ tinh cỡ nhỏ này sẽ tăng cường năng lực tình báo, theo dõi, trinh sát, chống vệ tinh cho Ấn Độ, tập trung vào phủ sóng ở Ấn Độ Dương.

Vệ tinh Ấn Độ (ảnh minh họa)
Vệ tinh Ấn Độ (ảnh minh họa)

Trong lĩnh vực quân sự vũ trụ tương lai, Ấn Độ muốn phát triển mạng vệ tinh cỡ nhỏ, giá rẻ và hệ thống bảo vệ để tàu vũ trụ tránh bị tấn công, thậm chí vũ khí tấn công hệ thống vũ trụ của đối phương.

Hệ thống vũ trụ quân sự của Ấn Độ là một phần của triển vọng công nghệ quân sự 15 năm tới (sơ đồ phát triển năng lực và triển vọng công nghệ), theo kế hoạch, Cơ quan nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO), Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) và Lực lượng phòng thủ Ấn Độ hợp tác thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phát triển vệ tinh cỡ nhỏ.

Căn cứ vào miêu tả của sơ đồ phát triển, việc ứng dụng vệ tinh mạng lưới cỡ nhỏ sẽ tăng cường năng lực của Quân đội Ấn Độ trên các phương diện tình báo, theo dõi và trinh sát, vũ khí chống vệ tinh cũng sẽ thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều.

Nhân viên nghiên cứu Ấn Độ đang tìm tòi, khám phá vũ khí vũ trụ mang tính tấn công. Nhưng chính quyền không muốn tiết lộ chương trình vũ trụ dùng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên, theo thông tin từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng, giới khoa học đang dốc sức vào phát triển một hệ thống chống vệ tinh.
 
Ấn Độ phóng tên lửa đẩy mang theo vệ tinh (ảnh minh họa)
Ấn Độ phóng tên lửa đẩy mang theo vệ tinh (ảnh minh họa)

Rajeswari Pillai Rajagopalan, một nhà nghiên cứu lâu năm của Quỹ nghiên cứu nhà quan sát cho biết, xét đến các thiết bị quân sự vũ trụ ngày càng tăng lên, việc ứng dụng những vệ tinh nhỏ nhắn hơn như vệ tinh lớp micron và lớp nanometer, có thể sẽ làm xuất hiện xu thế tăng lên trong mấy năm tới.

Là một phần của sơ đồ phát triển công nghệ, nhà khoa học của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng đang dốc sức vào phát triển một loại vệ tinh có thể nghe lén thông tin điện tử xuyên quốc gia.Hệ thống tình báo tín hiệu, còn được gọi là vệ tinh tình báo trung tâm thông tin, do Phòng thực nghiệm nghiên cứu điện tử quốc phòng Hyderabad phụ trách nghiên cứu phát triển, dự kiến vào năm 2014 hoặc năm 2015 phóng.

Vệ tinh này sẽ là phương tiện thử nghiệm/kiểm tra vũ khí chống vệ tinh, phóng tới quỹ đạo Trái đất thập có độ cao là 500 km. Vệ tinh được thể hiện đặc sắc bởi radar góc mở tổng hợp, dùng để kiểm tra hình ảnh, thông tin liên lạc.

Vệ tinh tương lai sẽ sử dụng nhiều sóng ngắn ka hơn, sóng ngắn này có thể cung cấp băng tần lớn hơn, tăng tổng dung lượng vệ tinh và giảm công suất sử dụng và chi phí của trạm mặt đất.

Trong triển vọng năng lực của sơ đồ phát triển, mạng lưới thông tin vệ tinh có tốc độ dữ liệu cao, dùng để vận hành nhiều băng tần dùng cho ứng dụng ngôn ngữ, dữ liệu, liên hợp, sẽ được phủ sóng cho nhiều khu vực ở Ấn Độ Dương hơn.

Vệ tinh cỡ nhỏ VNREDSat-1 của Việt Nam (ảnh minh họa)
Vệ tinh cỡ nhỏ VNREDSat-1 của Việt Nam (ảnh minh họa)

Việt Dũng