Mỹ đã có vũ khí đánh bại "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc

18/09/2013 06:22
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc đã lấy "phương thức phòng thủ cổ đại hòa nhập vào chiến tranh hiện đại" để đối phó với máy bay chiến đấu F-22 và máy bay ném bom B-2 Mỹ.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C Trung Quốc (ảnh minh họa, nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C Trung Quốc (ảnh minh họa, nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tân Hoa xã dẫn truyền thông Mỹ cho biết, mặc dù tất cả các vấn đề liên quan đến quân sự của Trung Quốc, trong đó có thực đơn ăn uống ở các căn cứ đều được coi là bí mật, nhưng ở mức độ nhất định, các nhà phân tích phương Tây vẫn tìm cách "lột" bỏ chiếc "áo ngoài" che đậy của một số kế hoạch quân sự, mục đích của một số kế hoạch này là hành động đánh bại quân Mỹ khi Biển Đông "có biến".

DF-21D có sức chiến đấu ban đầu

Theo bài báo, điều dễ thấy ở kế hoạch chống can dự/ngăn chặn khu vực chính là nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D), tên lửa này hiện đã có năng lực tác chiến sơ bộ.

Do nước khác còn chưa nghiên cứu chế tạo thành công tên lửa đạn đạo thông thường có thể tấn công tàu chiến, vì vậy, loại tên lửa này  được cỗ máy tuyên truyền của Trung Quốc cho là "độc nhất vô nhị". Về việc loại tên lửa này có thể thực hiện nhiệm vụ trong tình hình không có sự phối hợp của vệ tinh định vị và biện pháp đối kháng điện tử thích hợp, quan điểm của các nhà phân tích phương Tây có mâu thuẫn.

Quan chức Hải quân Mỹ cho rằng, họ đang tìm cách xây dựng một "chuỗi sát thương" đánh bại tên lửa DF-21D. Một phương án giải quyết tiềm năng là sử dụng SLQ-59 thường giai đoạn nguyên mẫu thay thế cho hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (hầu như mỗi tàu chiến Hải quân Mỹ đều trang bị hệ thống AN/SLQ-32).

Điều không xác định của chuyên gia phân tích là, SLQ-59 là mối đe dọa chuyên dùng để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa hành trình chống hạm của Trung Quốc, đồng thời chỉ là một phần của "kế hoạch cải tiến tác chiến điện tử mặt nước" của Hải quân Mỹ, tức là hệ thống SLQ-32 Block 3T (bộ phận tác chiến điện tử kiểu di động).

Radar của Quân đội Mỹ
Radar của Quân đội Mỹ

Bài báo chỉ ra, trong một công văn ngày 11 tháng 1, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ yêu cầu cung cấp 24 hệ thống nguyên mẫu SLQ-59 một cách "khẩn cấp và khác thường". Công văn này cho biết, đây là một việc "cần ưu tiên xem xét, bởi vì đã phát hiện mối đe dọa mới và cần có năng lực bảo vệ cho tàu chiến và nhân viên hải quân trong thời gian ngắn".

Máy bay chiến đấu, vệ tinh bị đe dọa

Theo bài báo, để phá hoại hoặc tiêu diệt vệ tinh của Mỹ, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo tên lửa chống vệ tinh và laser.

Michael Raska, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu quốc phòng và chiến lược có trụ sở tại Singapore cho rằng, Trung Quốc đang tiến hành chương trình laser "Ánh sáng", nhằm sử dụng laser năng lượng cao để tạo hiệu ứng phản ứng nhiệt hạch lâu dài.

Raska nói, chương trình này - được chính thức gọi là chương trình năng lượng thay thế - về quân sự có thể có 2 công dụng: Hoàn thiện vũ khí hạt nhân thế hệ tiếp theo của Trung Quốc và thúc đẩy chương trình vũ khí laser năng lượng chùm tia.

Bài báo chỉ ra, mục tiêu của chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc là buộc hoạt động của quân Mỹ tiếp tục rời xa Trung Quốc và làm cho nhiệm vụ tấn công của Mỹ khó có thể phá hoại được "tai mắt" của Quân đội Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc

Mạng lưới hạ tầng dưới lòng đất khổng lồ và tiên tiến của Trung Quốc là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ phá hủy mạng lưới chỉ huy và kiểm soát trong thời gian chiến tranh.

Mỹ nếu có ý đồ sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom B-2 phá hoại cơ sở dưới lòng đất thì sẽ đối mặt với thách thức - công tác chống tàng hình được Trung Quốc tiến hành liên tục.

Theo bài báo, những công việc này gồm có thông qua hoạt động gián điệp có được công nghệ tàng hình, chẳng hạn bí mật có liên quan đến máy bay ném bom B-2 được cựu kỹ sư của Công ty Northrop - Grumman là Noshir Gowadia cung cấp.

Máy bay tàng hình B-2 của Mỹ
Máy bay tàng hình B-2 của Mỹ


Noshir Gowadia đã bị Mỹ buộc tội cung cấp cho Trung Quốc về phạm vi tập trung của tên lửa dẫn đường hồng ngoại của máy bay ném bom B-2 và thông tin có liên quan đến nghiên cứu chế tạo hệ thống ống xả của tên lửa hành trình.

Theo bài báo, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hệ thống radar có liên quan đến phát hiện và bắn rơi máy bay tàng hình. Trong đó có hợp tác với Ukraine nghiên cứu chế tạo sóng ngắn, radar ngoài tầm nhìn kiểu bị động và thiết bị chống gây nhiễu hồng ngoại.

Raska cho biết, Trung Quốc còn mua hệ thống tác chiến điện tử cảm biến thụ động và radar theo dõi trên không 3-D36D6 của Ukraine.

Bài báo chỉ ra, radar theo dõi bị động YLC-20 do Trung Quốc mới nghiên cứu chế tạo có thể là sản phẩm sao chép hệ thống VERA-E của Czech.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo

Còn có dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc có kế hoạch mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tầm phóng 400 km của Nga, một khi thành công, phạm vi phòng thủ đối không của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên bao trùm lên toàn bộ Đài Loan. Trung Quốc hiện sử dụng tên lửa phòng không HQ-9 tự chế tạo và hệ thống tên lửa phòng không di động S-300 mua của Nga.

Bài báo cho rằng, cho dù chiến dịch ném bom của Mỹ có thể tránh được hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc, Mỹ vẫn phải xác định vị trí của các cơ sở dưới lòng đất và tiến hành phá hủy. Những cơ sở này có địa đạo dài, trải khắp Trung Quốc.

Ian Easton, nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu chương trình 2049 Mỹ cho biết, kế hoạch cơ sở dưới lòng đất của Trung Quốc "vốn rất có tính chiến lược và tính bí mật". Ông nói, để làm cho những cơ sở này không dễ bị phá hủy, Trung Quốc đã đầu tư nhân lực, vật lực khổng lồ, lấy "phương thức phòng thủ cổ đại hòa nhập vào chiến tranh hiện đại".
Mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm tấn công tàu chiến mặt nước
Mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm tấn công tàu chiến mặt nước
Đông Bình