Căng thẳng lên cao, chuyên gia Trung Quốc doạ cho Nhật Bản ăn đạn thật

03/11/2013 08:48
Đông Bình
(GDVN) - Nhật Bản mạnh dạn tổ chức cho tàu chiến, máy bay do thám cuộc diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân TQ, buộc TQ phải điều chỉnh diễn tập.
Tàu chiến, máy bay Nhật Bản mạnh dạn tiến vào khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc, hiện diện 3 ngày tại đó để theo dõi, do thám cuộc diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Tàu chiến, máy bay Nhật Bản mạnh dạn tiến vào khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc, hiện diện 3 ngày tại đó để theo dõi, do thám cuộc diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Nhật Bản tập trung theo dõi diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc

Theo mạng "Tin tức Trung Quốc" ngày 1 tháng 11, diễn tập "Cơ động-5" là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất của Hải quân Trung Quốc kể từ khi nước "Trung Quốc mới" được thành lập cho đến nay, 3 hạm đội lớn của họ (Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải) lần đầu tiên dựa vào hệ thống tác chiến biển xa, tiến hành đối kháng "lưng tựa lưng". Đây là một "cuộc thi học kỳ" của Hải quân Trung Quốc trong thời gian gần 10 năm qua.

Do đó, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã đưa ra yêu cầu: "Sát với chiến đấu thực tế ở mức độ cao nhất, ra tình huống chiến đấu thực tế ở mức độ cao nhất, kiểm tra hiệu quả chiến đấu thực tế của vũ khí trang bị ở mức độ cao nhất".

Bắt đầu từ ngày18 tháng 10, các biên đội tàu chiến tham gia diễn tập lần lượt khởi hàng từ các quân cảng, chạy xuyên qua eo biển Miyako, eo biển Bashi, tiến ra Tây Thái Bình Dương, lần lượt đến vùng biển diễn tập dự định.

Ngoài ra, trong quá trình "hành quân", lực lượng tham diễn đã tiến hành huấn luyện các nội dung chiến đấu thực tế như đẩy tàu ra, khởi động máy bay, tên lửa bờ biển, triển khai biên đội tàu chiến mặt nước tấn công hiệp đồng bờ-tàu chiến-máy bay, phòng thủ khu vực neo đậu.

Biên đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải gồm tàu khu trục Quảng Châu, tàu khu trục Hoàng Sơn và tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ tiến hành diễn tập tiếp tế trên Biển Đông, tham gia diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Biên đội tàu chiến của Hạm đội Nam Hải gồm tàu khu trục Quảng Châu, tàu khu trục Hoàng Sơn và tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ tiến hành diễn tập tiếp tế trên Biển Đông, tham gia diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Bắt đầu từ 8 giờ ngày 25 tháng 10, cuộc diễn tập chính thức bước vào giai đoạn đối kháng thực binh, lực lượng tham diễn chia thành "quân đỏ" và "quân xanh", dựa vào hệ thống chỉ huy tác chiến hiện có và vũ khí trang bị, liên tục tiến hành diễn tập đối kháng nhiều khoa mục không kể ngày đêm, sát với chiến đấu thực tế ở mức độ tối đa.

Nhưng, trong cuộc diễn tập đã xuất hiện các hoạt động gây không thoải mái của tàu chiến và máy bay nước ngoài. Ngày 23 tháng 10, Trung Quốc thông qua Tổ chức hàng hải quốc tế công bố, Hải quân Trung Quốc tổ chức huấn luyện quân sự và bắn đạn thật ở vùng biển quốc tế có liên quan của Tây Thái Bình Dương từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 2013, nhắc nhở tàu thuyền và máy bay các nước chú ý né tránh.

Theo bài báo, tại hiện trường diễn tập, có tàu chiến và máy bay trinh sát của nước ngoài hiện diện thời gian dài tại khu vực Quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập, khoảng cách theo dõi, do thám rất gần, gây phiền phức nghiêm trọng cho cuộc diễn tập.

Ngoài ra, cũng về vấn đề này, đài CCTV Trung Quốc cho biết, sau khi 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tiến ra vùng biển Tây Thái Bình Dương, tàu chiến và máy bay trinh sát của nước ngoài đã tăng cường số lần hoạt động trên vùng biển này, mức độ theo dõi diễn tập rất cao.

Tàu lớp Sovremenny và tàu 054A Hải quân Trung Quốc tiến hành phòng thủ tên lửa
Tàu lớp Sovremenny và tàu 054A Hải quân Trung Quốc tiến hành phòng thủ tên lửa

Tại cuộc họp báo ngày 31 tháng 10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã chỉ đích danh, cho biết, 10 giờ 41 phút ngày 25 tháng 10, tàu khu trục số hiệu 107 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã bất chấp sự cảnh báo nhiều lần của Trung Quốc, kiên quyết xông vào khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc, hiện diện thời gian dài ở đó (hơn 2 ngày).

Ngoài ra, máy bay trinh sát Nhật Bản cũng nhiều lần xâm nhập khu vực diễn tập tiến hành trinh sát/do thám. Không chỉ như vậy, trong quá trình "hành quân" tới khu vực diễn tập, tàu chiến, máy bay Nhật Bản cũng liên tục theo dõi, trinh sát, do thám với cường độ cao.  

Trung Quốc coi hành động này của Nhật Bản đã đe dọa an toàn cho hoạt động của tàu chiến, máy bay Trung Quốc, thậm chí có thể gây phán đoán nhầm, lỡ gây sát thương - coi đây là hành vi khiêu khích có tính nguy hiểm rất cao. Dương Vũ Quân cố tình đổ tội cho Nhật Bản, nhấn mạnh rằng, trong tình hình an ninh khu vực hiện nay, người làm gia tăng nhân tố tiêu cực cho tình hình an ninh khu vực chính là Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lớn tiếng đòi Nhật Bản phải "nghiêm túc thức tỉnh, lấy hành động thực tế để sửa chữa sai lầm, chấm dứt tất cả các hành động gây phiền phức cho hoạt động diễn tập quân sự bình thường của Trung Quốc, bảo đảm không tiếp tục để xảy ra sự việc tương tự. Nếu không, tất cả hậu quả kéo theo sẽ do Nhật Bản gánh chịu, Trung Quốc có quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo".

Tàu Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua eo biển Bashi, tham gia diễn tập "Cơ động-5" ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Tàu Quảng Châu, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua eo biển Bashi, tham gia diễn tập "Cơ động-5" ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Trung Quốc Hình Quảng Mai cho rằng, cuộc diễn tập "Cơ động-5" của Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, nhưng quá trình diễn tập đã bị tàu chiến, máy bay Nhật Bản theo dõi liên tục, thậm chí xông vào khu vực diễn tập - những hành động này đã "vi phạm nghiêm trọng quyền lợi biển quốc tế của Trung Quốc dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và tập quán quốc tế".

Theo bà Mai, trong bối cảnh tranh chấp căng thẳng Trung-Nhật, hành động của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiếp tục đẩy lực lượng quân sự trên biển của hai nước đến bờ vực nguy hiểm của xung đột vũ trang trên biển. Đây là một hành vi "gây hấn" tiếp theo nhằm vào Trung Quốc của Nhật Bản, sau khi Nhật Bản tuyên bố muốn bắn rơi máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku.

Bà Mai cho biết, từ ngày 24 tháng 10 đến ngày 1 tháng 10, tàu chiến, máy bay Nhật Bản đã bám sát theo dõi, do thám, buộc Hải quân Trung Quốc phải điều chỉnh khoa mục và tiến trình diễn tập, làm cho kế hoạch diễn tập bị gây phiền phức nghiêm trọng. Mặc dù Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo, giao thiệp nhưng đều không thu được kết quả tốt đẹp nào.

Chuyên gia Trung Quốc đã tự coi các hành động trên của Nhật Bản phản ánh, chính trường Nhật Bản do Shinzo Abe lãnh đạo đang "ngày càng rời xa trật tự hòa bình" và an ninh của khu vực, khiến cho những người yêu chuộng hòa bình phải “cảnh giác”!.

Tàu khu trục lớp Sovremenny và tàu hộ vệ tên lửa 054A của Hải quân Trung Quốc trong cuộc diễn tập "Cơ động-5" ở Tây Thái Bình Dương.
Tàu khu trục lớp Sovremenny và tàu hộ vệ tên lửa 054A của Hải quân Trung Quốc trong cuộc diễn tập "Cơ động-5" ở Tây Thái Bình Dương.

Theo lập luận của giới chuyên gia và truyền thông TQ,  Hải quân Trung Quốc được hưởng quyền tự do này. Khi lựa chọn khu vực diễn tập, Hải quân Trung Quốc đã tránh tuyến đường hàng hải quốc tế bận rộn, khu vực đánh cá, khu vực có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái, đã tính đến sự tiện lợi sử dụng vùng biển quốc tế của cộng đồng quốc tế, xác định khu vực diễn tập, thời gian diễn ra chỉ 1 tuần, công bố cho Tổ chức hàng hải quốc tế, định vị là khu vực diễn tập bắn đạn thật, tàu thuyền, máy bay các nước có nghĩa vụ tránh né.

Vì vậy, theo bà Mai, tàu chiến, máy bay Nhật Bản vào khu vực diễn tập này và tiến hành do thám tập trung đã "xâm phạm nghiêm trọng việc thực hiện quyền lợi tự do ở vùng biển quốc tế của Trung Quốc".

Theo Hình Quảng Mai, hành vi trên của Nhật Bản không chỉ gây phiền phức cho hoạt động diễn tập thường xuyên và quan trọng của Trung Quốc, mà còn "đe dọa an toàn hàng hải" của tàu chiến, máy bay Trung Quốc, thậm chí có thể gây phán đoán nhầm, ngộ thương..., rất nguy hiểm.

Căn cứ vào luật pháp quốc tế, bố trí khu vực diễn tập có 3 mục đích: Làm cho tàu thuyền, máy bay qua lại tránh bị nguy hiểm, tránh để tàu chiến, máy bay nước ngoài gây phiền phức cho cuộc diễn tập, miễn trừ trách nhiệm quốc tế. Vì vậy, tàu chiến, máy bay Nhật Bản nếu có bị "ăn đạn" thì cũng là "tự chuốc lấy".

Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tham gia diễn tập "Cơ động-5" ở Tây Thái Bình Dương
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tham gia diễn tập "Cơ động-5" ở Tây Thái Bình Dương

"Hành vi gây phiền phức gây tổn thất cho Trung Quốc thì Nhật Bản sẽ gánh chịu trách nhiệm bồi thường, lần sau Trung Quốc sẽ "không khách khí" nữa. Căn cứ vào nguyên tắc đối đẳng, trong tương lai, tàu chiến, máy bay Trung Quốc cũng có thể xông vào khu vực diễn tập của Nhật Bản hoặc Nhật-Mỹ để do thám, theo dõi." - Truyền thông TQ dẫn lời chuyên gia tuyên bố!

Trung Quốc tăng cường "chọc thủng" chuỗi đảo

Là cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc, "Cơ động-5" từ khi bắt đầu đã gây chú ý cho dư luận. Mặc dù diễn tập là cách làm nhất quán để tăng cường sức chiến đấu của quân đội các nước trên thế giới, Trung Quốc cũng cho rằng "Cơ động-5" không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào, nhưng dư luận vẫn rất quan tâm tới ý đồ diễn tập của Trung Quốc.

Đài truyền hình NHK Nhật Bản ngày 28 tháng 10 cho rằng, tiến hành tập trận ở vùng biển phía đông chuỗi đảo thứ nhất (kết nối Okinawa với Philippines) là lần đầu tiên, phạm vi hoạt động của Hải quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng. Động thái này của Hải quân Trung Quốc nhằm kiềm chế Nhật Bản, đồng thời cũng tiến hành kiềm chế đối với Philippines và Mỹ - quốc gia đang không ngừng mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vũ khí trên tàu chiến Hạm đội Nam Hải.
Vũ khí trên tàu chiến Hạm đội Nam Hải.

Tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore cho rằng, "Cơ động-5" là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất tổ chức ở vùng biển xa nhất kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập, cho rằng Trung Quốc quyết định tiến hành cuộc diễn tập này nhằm thực hiện ý đồ chiến lược muốn chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất.

Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho rằng, phạm vi hoạt động của tàu chiến, máy bay cùng vùng trời bắn đạn thật của cuộc diễn tập mở rộng so với trước đây, hơn nữa không lập sẵn kịch bản tác chiến gốc, mô hình huấn luyện hoàn toàn mới tạo cơ hội lớn cho Hải quân Trung Quốc tổ chức tác chiến liên  hợp quy mô lớn và kiểm tra, tích hợp các trang bị mới.

Bài báo còn cho rằng, đến nay, diễn tập biển xa của Hải quân Trung Quốc ngày càng thường xuyên, hầu như cứ hai tháng đều sẽ có biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc “chọc thủng” chuỗi đảo thứ nhất.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, đối với 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc, "chuỗi đảo" đã bị "chia cắt", bức tường phong tỏa đã không còn tồn tại.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ cho rằng, bất kể dư luận có nói ra nói vào ra sao, cuộc tập trận "Cơ động-5" được tiến hành trên cơ sở chính sách phòng thủ truyền thống của Trung Quốc, là cuộc diễn tập đối kháng với kẻ địch mạnh trên biển, điểm xuất phát để vươn ra biển xa những năm gần đây của Hải quân Trung Quốc vẫn là đất liền, duyên hải.

Vũ khí trên tàu chiến Hạm đội Nam Hải.
Vũ khí trên tàu chiến Hạm đội Nam Hải.

Trần Hổ còn cho rằng, chỉ vì diễn tập có thời gian dài, quy mô lớn, cường độ cao mà phán đoán Trung Quốc có tranh bá quyền trên biển hay không là đi ngược lại với tình hình thực tế. Hải quân Trung Quốc cũng nói rằng, cuộc diễn tập của họ mang tính thường lệ, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Đông Bình