Đoàn đại biểu PLA thăm công ty Nga có thể bàn hợp tác động cơ

12/11/2013 15:13
Đông Bình
(GDVN) - Những năm gần đây, phương thức hợp tác công nghiệp quốc phòng đã chuyển sang hướng hợp tác cùng nghiên cứu phát triển.
Nga đã bán nhiều động cơ hàng không AL-31F cho Trung Quốc
Nga đã bán nhiều động cơ hàng không AL-31F cho Trung Quốc

Trang mạng chính thức của Công ty Salut, nhà chế tạo động cơ hàng không nổi tiếng Nga (salut.ru) cho biết, ngày 31 tháng 10, công ty này đã tiếp đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc do ông Hứa Kỳ Lượng, Thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc dẫn đầu; được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tháp tùng tham quan.

Theo bài báo, trong bài phát biểu hoan nghênh, Tổng giám đốc Công ty Salut Nga Masalov đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác với Trung Quốc trên phương diện chế tạo động cơ hàng không, muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên nền tảng lâu dài, cùng có lợi.

Bài báo cho biết, ông Hứa Kỳ Lượng cũng đã tham quan xưởng sản xuất của nhà máy Salut, nhà máy thử nghiệm động cơ và dây duyền lắp ráp, nhà trưng bày lịch sử của công ty này.

Những năm gần đây, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực hàng không quân dụng và dân dụng ngày càng mở rộng và tăng cường, phương thức hợp tác công nghiệp quốc phòng hai nước cũng đang từ tiêu thụ và mua sắm vũ khí đơn nhất chuyển sang hướng hợp tác cùng nghiên cứu phát triển.

Đặc tả động cơ máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc
Đặc tả động cơ máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc

Cuối năm 2005, Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) đã ký hợp đồng xuất khẩu cho Trung Quốc 100 động cơ véc tơ lực đẩy phiên bản cải tiến AL-31FN, loại động cơ do Công ty Salut (một trong những doanh nghiệp chủ yếu chế tạo động cơ hàng không nổi tiếng của Nga) sản xuất, tổng trị giá hợp đồng là 300 triệu USD.

Loại động cơ này sẽ lắp ráp cho máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc. Đây cũng đã trở thành một giao dịch xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong năm 2005 của Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo của Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 6 vào ngày 2 tháng 11 năm 2006, Công ty Salut chính thức tuyên bố sẽ hợp tác với Công ty động cơ hàng không Lê Minh, Thẩm Dương, xây dựng công ty liên doanh tại Trung Quốc, nghiên cứu phát triển và sản xuất động cơ hàng không mới, cung cấp công nghệ thiết kế, chế tạo động cơ máy bay chở khách dân dụng và nâng cấp động cơ cho máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc.

Điều này đánh dấu hợp tác công nghệ hàng không giữa hai nước trung-Nga đã được nâng lên tầm cao mới.

Theo truyền thông Nga, máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã sử dụng động cơ Nga, loại động cơ này có thể chính là động cơ phiên bản cải tiến AL-31FM1 của Công ty Salut.

Nhìn vào sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc hiện nay, nắm chắc công nghệ phát triển và chế tạo động cơ hàng không tiên tiến là một khâu quan trọng nâng cao sức mạnh quốc phòng và trình độ trang bị.

Máy bay chiến đấu hải quân J-15 sử dụng động cơ AL-31cep3 của Nga
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 sử dụng động cơ AL-31cep3 của Nga

Đúng như Piarukin, chuyên gia vấn đề quân bị Nga đã nói, thành lập công ty liên quanh là một con “đường tắt” để Trung Quốc có được công nghệ chế tạo động cơ hàng không tiên tiến của Nga.

Trong khi đó, đối với Nga, thị trường Trung Quốc có vị trí hết sức quan trọng, triển vọng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực hàng không và công nghiệp quốc phòng chắc chắn sẽ rất rộng mở.

Trong hệ thống công nghiệp hàng không khổng lồ của Nga, ngoài Công ty Salut và Lyulka, còn có các doanh nghiệp sản xuất động cơ hàng không như Công ty liên hợp AVIADVIGATEL với hạt nhân là Cục thiết kế động cơ hàng không Perm, tổ hợp nghiên cứu phát triển, sản xuất động cơ hàng không SOYUZ.

Những Cục thiết kế động cơ này có năng lực động cơ nguyên bộ như thiết kế khái niệm, mô hình, nghiên cứu phát triển đến chế tạo linh kiện, lắp ráp và thử nghiệm động cơ, quy mô tương đối khổng lồ.

Công ty Salut và Cục thiết kế Lyulka càng là tập đoàn công nghiệp động cơ hàng không có thực lực tổng hợp nhất, từ phát triển, thiết kế đến chế tạo cuối cùng.

Nhìn vào quỹ đạo phát triển của 2 doanh nghiệp này, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch của Liên Xô cũ, công ty và cục thiết kế này do Chính phủ Liên Xô cũ thống nhất phân phối kế hoạch nghiên cứu phát triển và sản xuất, có rất nhiều điểm chung với con đường phát triển lâu dài của Công ty động cơ hàng không Nga sau này, đồng thời cũng đã duy trì quan hệ hợp tác lâu dài, cùng tiến trong nghiên cứu phát triển, chế tạo động cơ hàng không, đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp hàng không Liên Xô cũ, thậm chí Nga ngày nay.

Động cơ AL-31FN là chủ lực của máy bay chiến đấu J-10, J-10A và J-10S của Trung Quốc hiện nay.
Động cơ AL-31FN là chủ lực của máy bay chiến đấu J-10, J-10A và J-10S của Trung Quốc hiện nay.
Đông Bình