Trung Quốc có khả năng kiếm bộn tiền từ một số quốc gia?

18/11/2013 07:30
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc có khả năng xâm nhập vào các thị trường như Ai Cập, Iraq, Syria, Afghanistan và Libya, nhưng còn phải xem tình hình quá độ của họ.
Máy bay chiến đấu hạng nhe FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) Trung Quốc
Máy bay chiến đấu hạng nhe FC-1 Kiêu Long (JF-17 Thunder) Trung Quốc

Trang mạng tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 14 tháng 11 đưa tin, Trung Quốc đang ngày càng trở thành nước lớn bán vũ khí. Các phương tiện truyền thông chính thống phát hiện, Trung Quốc ngày càng tích cực thúc đẩy thương mại vũ khí quốc tế, điều này sẽ không gây kinh ngạc cho một số nhà quan sát, nhưng đáng để tiến hành phân tích xu thế này từ một số chi tiết.

Theo bài viết, theo đánh giá của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm qua. Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc đang từ vũ khí cỡ nhỏ chuyển sang trang bị hạng nặng như máy bay và tàu chiến.

Đối với những nước mua vũ khí tầm trung mà không muốn có điều kiện kèm theo, trang bị của Trung Quốc là một sự lựa chọn rất tốt. Nhưng, giới hạn thị trường ở vũ khí cấp thấp giá rẻ là rất khó khăn. Rất nhiều công ty đều bắt đầu để ý tới chi tiêu quốc phòng "thực tế", đó chính là những quốc gia có nhu cầu quốc phòng rõ ràng và không quan tâm lắm đến mua sắm thiết bị quốc phòng nổi tiếng.

Đương nhiên, trang bị của Mỹ tồn tại một loại vấn đề độ tin cậy: duy trì sự vận hành của thiết bị phải dựa vào quan hệ tốt với Mỹ, đối với một số nước, luôn có quan hệ tốt với Mỹ là điều không dễ dàng. Quả thực, đến đồng minh NATO như Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát hiện, quan hệ với Mỹ thường sẽ gặp khó khăn.

Tàu tuần tra cỡ lớn Trung Quốc chế tạo cho Bangladesh
Tàu tuần tra cỡ lớn Trung Quốc chế tạo cho Bangladesh

Tuy nhiên, cạnh tranh bán vũ khí rõ ràng không có lợi cho quan hệ Trung-Nga, đặc biệt là luôn tồn tại sự lo ngại Trung Quốc chưa được phép sử dụng công nghệ quân sự của Nga.

Nhìn vào trung và dài hạn, Trung Quốc có khả năng xâm nhập vào các thị trường như Ai Cập, Iraq, Syria, Afghanistan và Libya, nhưng, điều này phải xem tình hình quá độ của những quốc gia này phát triển như thế nào. Trước đây, rất nhiều nước trong số đó đều đã đầu tư nguồn lực to lớn để xây dựng quân đội, nhưng ngoài Ai Cập, các nước khác đều gặp bất lợi to lớn trong vài năm qua.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đối mặt với sự cạnh tranh mạnh của Nga và châu Âu ở những khu vực này, còn Mỹ đang thông qua chỉ đạo tái thiết lực lượng an ninh của họ nỗ lực xác lập ưu thế cạnh tranh ở Iraq và Afghanistan.

Mặc dù như vậy, phần lớn những nước này vẫn đối mặt với tình hình nguy hiểm, công nghiệp quân sự của Trung Quốc có thể có cơ hội giành lại những hoạt động làm ăn thu được nhiều lợi nhuận với các nước này.

Theo bài báo, xu thế phát triển tổng thể còn phải xem sự quan tâm của Trung Quốc đối với việc xuất khẩu hệ thống vũ khí chống can dự và mong muốn tham gia xuất khẩu vũ khí được thúc đẩy bởi chính trị của Trung Quốc. Ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc đang triển khai cạnh tranh thị trường với Nga, châu Âu và Mỹ, nhưng Trung Quốc còn chưa quyết định có lấy ngành này làm công cụ cạnh tranh địa-chính trị hay không.

Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu tên lửa phòng không tầm xa HQ-9
Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu tên lửa phòng không tầm xa HQ-9
Việt Dũng