B-52 trên trời Hoa Đông: Mỹ đã thách thức không thương tiếc Trung Quốc

28/11/2013 09:44
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ, Nhật, Hàn, Australia kiên quyết phản đối quyết định lập "Khu nhận biết phòng không" của TQ, có quan chức Đài Loan gọi là TQ bá quyền khu khu vực.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ

Mỹ cho B-52 phá "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" Trung Quốc?

Truyền thông Mỹ gồm tờ "Nhật báo Phố Wall", hãng tin CNN ngày 26 tháng 11 dẫn lời người phát ngôn Quân đội Mỹ, thượng tá Steve Warren cho biết, vào 7 giờ tối ngày 25 tháng 11 (giờ Washington), hai chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 đã bay vào "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" do Trung Quốc đơn phương thiết lập, đồng thời bay qua các hòn đảo trên biển Hoa Đông được truyền thông Trung Quốc cho là có tranh chấp giữa Trung-Nhật, không thông báo trước cho Trung Quốc.

Được biết, máy bay ném bom B-52 tham gia hoạt động huấn luyện lần này không mang theo vũ khí, không được máy bay chiến đấu hộ tống. Hoạt động huấn luyện đã không đụng độ với máy bay Trung Quốc.

Lầu Năm Góc cho biết: "Khi chúng tôi bay vào vùng trời này, chúng tôi sẽ không thông báo kế hoạch bay của chúng tôi, cũng sẽ không báo cáo nhận biết thân phận máy trả lời, tần suất vô tuyến điện và dấu hiệu của chúng tôi".

Theo bài báo, 2 máy bay ném bom này cất cánh từ căn cứ quân Mỹ ở Guam, tiến hành huấn luyện theo kế hoạch đã được sắp xếp từ lâu, trên máy bay hoàn toàn không mang teo vũ khí, cũng không có sự hộ tống của máy bay chiến đấu.

Đường bay của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ vào "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" do Trung Quốc lập ra.
Đường bay của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ vào "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" do Trung Quốc lập ra.

Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược tập trận ở "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" mà không báo trước cho Trung Quốc đã phát đi những tín  hiệu gì? Cựu chủ nhiệm cố vấn chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, hành động của Mỹ thể hiện Mỹ đứng về phía Nhật Bản, Mỹ sẽ ứng phó với bất cứ cuộc khủng hoảng nào.

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 27 tháng 11 cũng dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, hành động của Mỹ có các mục đích lớn như sau: Một là thử phản ứng của Trung Quốc; Hai là Mỹ không muốn mất đi quyền chủ đạo và quyền kiểm soát trên không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, họ muốn làm lãnh đạo ở khu vực  này; ba là muốn khẳng định với đồng minh của họ rằng, Mỹ vẫn dám "thách thức" Trung Quốc.

Có tin cho biết, vào ngày 27 tháng 11, cụm tàu sân bay của Mỹ còn tiến hành diễn tập với cụm chiến đấu tàu chiến của Nhật Bản ở khu vực biển Hoa Đông.

Đường bay của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ vào "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" do Trung Quốc lập ra.
Đường bay của máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ vào "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" do Trung Quốc lập ra.

Láng giềng không công nhận và “bá quyền khu vực”

Trước đó, Mỹ đã thể hiện thái độ cứng rắn trước việc làm đơn phương của Trung Quốc, không thừa nhận Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc, khẳng định họ cũng sẽ không cung cấp kế hoạch bay cho phía Trung Quốc.

Ngày 23 tháng 11, sau khi Chính phủ Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, cả Bộ trường Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đều đã đồng loạt lên tiếng phản đối hành động này của phía Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc có ý đồ làm thay đổi hiện trạng.

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho hay, hành động đơn phương của Trung Quốc là "muốn làm thay đổi hiện trạng khu vực, sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, làm gia tăng rủi ro hiểu nhầm và đoán nhầm".

Ngoại trưởng John Kerry cho rằng, Mỹ cũng thiết lập Khu nhận biết phòng không từ lâu, nhưng khác với Trung Quốc, các máy bay nước ngoài không có ý định khiêu khích Mỹ bay ở Khu nhận biết phòng không sẽ không phải trình báo trước với Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ

Nhà Trắng ra tuyên bố cho rằng, Chính phủ Trung Quốc lập Khu nhận biết phòng không là mang tính "kích động", có thể gây leo thang căng thẳng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và đồng minh, Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh khu vực.

Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản còn ca ngợi Nhật Bản đã phản ứng nhanh chóng trước hành động đơn phương lập Khu nhận biết phòng không của phía Trung Quốc, coi hành động của Trung Quốc là cách làm nguy hiểm có thể gây ra tình huống bất trắc, bày tỏ lo ngại sâu sắc, yêu cầu Trung Quốc rút lại tuyên bố.

Theo yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản, các công ty hàng không dân dụng Nhật Bản cũng sẽ không tiếp tục trình báo kế hoạch bay theo yêu cầu của phía Trung Quốc liên quan đến Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông mà nước này đơn phương đưa ra.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 26 tháng 11 khẳng định, "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" của Trung Quốc "không có bất cứ hiệu lực nào đối với Nhật Bản", yêu cầu các công ty hàng không nước này xử lý theo quy định hiện có.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ

Trước đó, Nhật Bản cũng đã kiên quyết phản đối và không thừa nhận "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" của Trung Quốc, bởi vì khu nhận biết này đã đè lên Khu nhận biết phòng không của Nhật Bản, hơn nữa còn ôm trọn cả đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát và khẳng định chủ quyền. Ngoài ra, Nhật-Mỹ tuyên bố đã và đang phối hợp chặt chẽ để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề này.

Đối với hành động của Trung Quốc, ngày 25 tháng 11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng triệu tập Tùy viên quân sự Trung Quốc tại nước này lên để phản đối, bày tỏ đáng tiếc về việc Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông do Trung Quốc vừa lập ra "đè" lên một phần Khu nhận biết phòng không của Hàn Quốc (KADIZ), coi hành động của Trung Quốc là đơn phương, chưa có sự bàn thảo trước, Hàn Quốc không thể công nhận. Phía Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc thảo luận về vấn đề này tại Đối thoại chiến lược quốc phòng Hàn-Trung tổ chức vào ngày 28 tháng 11.

Dư luận Đài Loan có quan điểm cho rằng, Trung Quốc lập ra "Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông" chủ yếu là nhằm vào Nhật Bản, việc không đưa đảo Bành Giai vào Khu nhận biết này là Trung Quốc tỏ ra "thiện chí" với Đài Loan.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ

Tuy nhiên, Chủ tịch Đảng Dân Tiến, Đài Loan là Tô Trinh Xương cho rằng, Trung Quốc không có thỏa thuận ngoại giao khi lập ra Khu nhận biết này, họ không có thiện chí, trực tiếp lập ra như vậy "là thủ đoạn của bá quyền khu vực". (Đài Loan) không thể không thể hiện ý chí về việc "an ninh quốc gia bị đe dọa", như vậy không những sẽ bị người ta coi thường, mà còn bị xâm phạm lãnh thổ.

Tô Trinh Xương nhấn mạnh: "Chủ quyền đảo Senkaku thuộc về Đài Loan, không cho phép dùng các thủ đoạn ‘bá đạo, không sáng suốt, phá hoại ổn định, hòa bình khu vực’ để gây tổn hại. Khu nhận biết phòng không không phải là vấn đề nhỏ, Mã Anh Cửu (Tổng thống Đài Loan) cần kiên quyết bày tỏ thái độ, mong rằng Chính phủ Mã cứng rắn lên”.

Bộ Ngoại giao một nước ở tận mãi châu Đại Dương là Australia - một đồng minh của Mỹ cũng bất ngờ triệu kiến Đại sứ Trung Quốc Mã Triều Húc để bày tỏ mối quan tâm của Australia đối với việc Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, yêu cầu Trung Quốc phải giải thích ý đồ của họ.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Mỹ

Ngoại trưởng Australia cho rằng, Trung Quốc tuyên bố lập ra Khu nhận biết này là không có lợi cho giải quyết tình hình căng thẳng của khu vực hiện nay, sẽ không đóng góp cho ổn định khu vực. Chính phủ Australia cho biết, phản đối bất cứ hành động đơn phương nào có ý đồ làm thay đổi hiện trạng biển Hoa Đông.

Đứng trước các sức ép từ bên ngoài, Trung Quốc liên tục thông qua các kênh ngoại giao khẳng định việc họ thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông là "hợp pháp", có thông lệ quốc tế. Họ khẳng định lập ra khu nhận biết như vậy là để "bảo vệ chủ quyền và an toàn không phận lãnh thổ quốc gia, không nhằm vào bất cứ quốc gia và mục tiêu cụ thể nào, không ảnh hưởng đến tự do bay ở vùng trời có liên quan", đồng thời yêu cầu các nước không được "nói ra nói vào" với Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ
Đông Bình