Bộ QP Trung Quốc: Bắc Kinh không có quyền bắn hạ máy bay nước khác!

29/11/2013 07:06
Hồng Thủy
(GDVN) - Có thể kết luận rằng tuyên bố thiết lập ADIZ với cái "quy chế" kỳ quặc kèm theo chỉ là màn biểu diễn vụng về, nông nổi của giới chức Bắc Kinh hòng giăng bẫy khu vực và quốc tế để "kiếm lời" trong tham vọng chủ quyền lãnh thổ mà thôi, nhưng chiêu trò của Bắc Kinh đã bị bóc mẽ và thất bại thảm hại.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 23/11 hùng hổ tuyên bố cái gọi là "quy tắc" ADIZ và các "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" với máy bay nước ngoài nào không tuân thủ, giờ lại phân bua Bắc Kinh không có quyền bắn hạ máy bay nước khác khi đi qua ADIZ Hoa Đông dù không "xin phép, báo cáo".
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 23/11 hùng hổ tuyên bố cái gọi là "quy tắc" ADIZ và các "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" với máy bay nước ngoài nào không tuân thủ, giờ lại phân bua Bắc Kinh không có quyền bắn hạ máy bay nước khác khi đi qua ADIZ Hoa Đông dù không "xin phép, báo cáo".
Mặc dù hôm 23/11 Trung Quốc đã hùng hồn tuyên bố, nếu máy bay nước ngoài đi qua cái gọi là "khu nhận diện phòng không" (ADIZ) Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ở Hoa Đông mà không tuân thủ quy chế (xin phép, báo cáo Trung Quốc) sẽ phải đối mặt với các "biện pháp phòng thủ khẩn cấp", nhưng từ đó đến nay máy bay quân sự lẫn dân sự của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đi lại bình thường qua khu vực này mà không báo trước nhưng cũng không thấy Bắc Kinh có động tĩnh gì. Ngày 28/11 khi chủ trì cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân, người phát ngôn cơ quan này được hỏi có bình luận gì về quyền bắn hạ máy bay nước ngoài đi vào ADIZ do Trung Quốc tuyên bố thiết lập mà không "xin phép, báo cáo". Ông Quân khẳng định phóng viên này đã hiểu sai vấn đề, Trung Quốc không có quyền bắn rơi máy bay nước khác trong khu vực nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Dương Vũ Quân nhấn mạnh, ADIZ không phải không phận chủ quyền của một quốc gia và càng không phải là vùng "cấm bay" mà chỉ là một phạm vi liền kề không phận được quốc gia ven biển vạch ra nhằm nhận diện và cảnh báo sớm các mối đe dọa đến ninh quốc gia đó. Do đó việc tuyên bố thiết lập ADIZ không có nghĩa là mở rộng không phận chủ quyền nhưng có thể tăng cường hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh quốc gia.
Khu nhận diện phòng không ADIZ Trung Quốc tuyên bố thiết lập ở Hoa Đông (đường màu đỏ) được sử dụng làm hổ giấy để dọa các hãng hàng không quốc tế, cuối cùng đã bị Mỹ, Nhật Bản bóc mẽ. Ảnh: BBC.
Khu nhận diện phòng không ADIZ Trung Quốc tuyên bố thiết lập ở Hoa Đông (đường màu đỏ) được sử dụng làm hổ giấy để dọa các hãng hàng không quốc tế, cuối cùng đã bị Mỹ, Nhật Bản bóc mẽ. Ảnh: BBC.
Ông Quân cho rằng theo luật pháp và thông lệ quốc tế, may bay nước ngoài khi tiến vào khu vực ADIZ của nước khác thì quốc gia này có quyền "nhận biết" đối với các máy bay đi vào ADIZ do họ xác lập nhằm xác định rõ "ý đồ và thuộc tính", căn cứ theo tình hình và mức độ các nguy cơ phải đối mặt để có phản ứng phù hợp. Vì vậy việc phóng viên đặt vấn đề máy bay nước ngoài đi vào ADIZ Trung Quốc tuyên bố ở Hoa Đông mà không thông báo cho Bắc Kinh thì Trung Quốc có quyền bắn hạ là không chính xác. Một câu hỏi khác được đặt ra, nếu các máy bay hàng không dân dụng nước ngoài bay qua ADIZ của Trung Quốc ở Hoa Đông mà chưa "xin phép" thì quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp (phòng thủ khẩn cấp) gì? Dương Vũ Quân không trả lời thẳng vào câu hỏi này mà "vận dụng" tuyên bố hôm 23/11 nhấn mạnh Trung Quốc luôn tôn trọng quyền tự do bay của quốc tế. Việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ ở Hoa ĐÔng không làm thay đổi tính chất pháp lý của vùng trời liên quan và các máy bay hàng không dân dụng quốc tế đi qua dây cứ hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên Dương Vũ Quân "hy vọng" các bên có liên quan "tích cực phối hợp, cùng Trung Quốc đảm bảo an toàn cho chuyến bay thay vì "sử dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp"?! 
2 chiếc máy bay ném bom B-52 Mỹ rồi tới máy bay quân sự P3C Hàn Quốc, máy bay quân sự Nhật Bản vẫn qua lại như thường lệ ở Hoa Đông, trong phạm vi ADIZ Trung Quốc suốt mấy ngày qua mà không "xin phép, báo cáo" Bắc Kinh nhưng cũng chẳng hề hấn gì.
2 chiếc máy bay ném bom B-52 Mỹ rồi tới máy bay quân sự P3C Hàn Quốc, máy bay quân sự Nhật Bản vẫn qua lại như thường lệ ở Hoa Đông, trong phạm vi ADIZ Trung Quốc suốt mấy ngày qua mà không "xin phép, báo cáo" Bắc Kinh nhưng cũng chẳng hề hấn gì.
Dương Vũ Quân đã lờ tịt đi cái gọi là "quy chế ADIZ" mà chính ông Quân công bố hôm 23/11, máy bay các nước đi qua khu vực ADIZ Hoa Đông phải: Thông báo kế hoạch bay cho Bộ Ngoại giao hoặc Cục hàng không dân dụng Trung Quốc; Duy trì liên lạc thông tin vô tuyến điện hai chiều, kịp thời trả lời đúng những câu hỏi nhận biết/nhận dạng của cơ quan quản lý ADIZ Trung Quốc; Phải mở máy trả lời radar trong toàn bộ hành trình bay; Phải ghi rõ quốc tịch và đăng ký dấu hiệu nhận biết. Đặc biệt đáng chú ý, trong bộ "quy tắc" này Trung Quốc tuyên bố, đối với những máy bay nào đi qua ADIZ Hoa Đông mà không thực hiện những quy tắc trên, từ chối thực hiện mệnh lệnh của Bắc Kinh thì quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp "phòng thủ khẩn cấp". Từ khi tuyên bố của Trung Quốc "có hiệu lực" đến nay, đã gần 1 tuần trôi qua, 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay vào Hoa Đông chỉ cách Senkaku 200 km, Trung Quốc không phản ứng gì. Máy bay quân sự và hàng không dân dụng Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn qua lại thường ngày trên không phận quốc tế ở Hoa Đông, nằm trong phạm vi ADIZ Bắc Kinh tuyên bố mà không "xin phép, báo cáo" cũng không thấy bất cứ "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" nào được triển khai, đến nỗi một học giả nước này, ông Tôn Triết từ đại học Thanh Hoa phải thốt lên rằng "thật là nhục nhã."
Ông Tôn Triết, một giáo sư quan hệ Trung - Mỹ từ đại học Thanh Hoa cho rằng sẽ "thật nhục nhã" nếu Bắc Kinh chỉ biết nói mồm một khi máy bay Mỹ quay lại Hoa Đông mà không "xin phép, báo cáo".
Ông Tôn Triết, một giáo sư quan hệ Trung - Mỹ từ đại học Thanh Hoa cho rằng sẽ "thật nhục nhã" nếu Bắc Kinh chỉ biết nói mồm một khi máy bay Mỹ quay lại Hoa Đông mà không "xin phép, báo cáo".
Những diễn biến trên cho thấy 2 vấn đề, một là thiết lập một ADIZ nhằm mục đích nhận diện rủi do an ninh theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế mà không xâm phạm tới lợi ích chính đáng của nước khác là quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc. Nhưng ở đây, Bắc Kinh đã đi quá giới hạn khi đưa ra tuyên bố thiết lập ADIZ không chỉ chồng lấn lên ADIZ của Nhật Bản, Hàn Quốc mà không có sự bàn bạc trao đổi, bao trùm cả khu vực Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà nghiêm trọng hơn còn tự ý đặt ra luật chơi bắt cộng đồng quốc tế phải tuân thủ. Điều đó lý giải tại sao khu vực và quốc tế lại có những phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ và dứt khoát đến vậy, trong khi Bắc Kinh chỉ biết phân bua với báo giới rằng họ vẫn...kiểm soát được tình hình. Thủ đoạn sử dụng ADIZ nhằm áp đặt luật chơi của Trung Quốc có lẽ chủ yếu nhằm vào các hãng hàng không dân dụng quốc tế hòng âm thầm tìm kiếm sự "thừa nhận mặc nhiên" với chủ quyền, quyền chủ quyền Bắc Kinh hy vọng có được ở Hoa Đông. Rõ ràng, với tâm lý đảm bảo an toàn cho hành khách và chuyến bay cũng như hoạt động kinh doanh là trên hết buộc các hãng hàng không quốc tế phải "xin phép, báo cáo" Bắc Kinh nếu không muốn lãnh "biện pháp phòng thủ khẩn cấp". Động thái tưởng chừng thuần túy mang tính kỹ thuật nhưng vô tình đã mặc nhiên thừa nhận "chủ quyền" của Trung Quốc ở Hoa Đông, đặc biệt là Senkaku. Chính Dương Vũ Quân đã thừa nhận, Trung Quốc không có quyền bắn hạ máy bay nước khác khi đi qua ADIZ dù họ không "xin phép, báo cáo". Có thể kết luận rằng tuyên bố thiết lập ADIZ với cái "quy chế" kỳ quặc kèm theo chỉ là màn biểu diễn vụng về, nông nổi của giới chức Bắc Kinh hòng giăng bẫy khu vực và quốc tế để "kiếm lời" trong tham vọng chủ quyền lãnh thổ mà thôi, nhưng chiêu trò của Bắc Kinh đã bị bóc mẽ và thất bại thảm hại.
Hồng Thủy