Mỗi năm Trung Quốc triển khai thêm ít nhất 2 chiếc tàu ngầm

10/09/2011 06:56
Đông Bình (Theo Mil)
(GDVN) - Trong 16 năm qua, hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm, và đến nay sơ hữu trên 60 tàu ngầm tấn công và họ chưa dừng lại.

Ngày 6/9, tạp chí “Nhà ngoại giao” Mỹ đăng bài viết cho rằng, do ngân sách chi phí quân sự của Mỹ đối mặt với khả năng cắt giảm, vì vậy điểm yếu về vũ khí của Mỹ trong tương lai ngày càng lớn, hơn nữa khoảng cách so với Trung Quốc cũng sẽ ngày càng là mối lo ngại. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh, trong 16 năm qua, Trung Quốc bình quân mỗi năm triển khai hơn 2 tàu ngầm.

Tàu ngầm hạt nhân 094 của hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân 094 của hải quân Trung Quốc

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg từng cho biết, thực lực quân sự và đòi hỏi chủ quyền không ngừng tăng lên của Trung Quốc ở biển Đông làm cho Washington và các đồng minh đã nghi ngờ về ý đồ của Trung Quốc.

Trên thực tế, người chỉ ra điểm này không chỉ có một mình Steinberg. Các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ cũng từng bày tỏ sự lo ngại tương tự.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã từng bày tỏ sự lo ngại đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Ông nói, quân sự của Trung Quốc “rõ ràng có tiềm lực làm cho khả năng của chúng ta rơi vào nguy hiểm… Chúng ta cần phải có phản ứng thích hợp trong chương trình quân sự của chúng ta”.

Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân mới 095 của hải quân Trung Quốc

Cuối tháng 6/2010, khi nói về quân sự Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen nói: “Tính tò mò của tôi đã biến thành mối quan tâm thực sự”.

Mạng tin quân sự của Trung Quốc viết rằng: "Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng từng đề cập đến vấn đề này. Để đáp trả các hoạt động của Trung Quốc gây phiền phức cho tàu thuyền của Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và Philippinese, tại Hà Nội năm 2010, Hillary đã tuyên bố: Mỹ “có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, khai thông biển quốc tế ở châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông"".

Đây là sức ép bằng con đường ngoại giao của Mỹ để nói cho Trung Quốc biết rằng, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tích cực ở biển Đông, kiên trì quản lý quốc tế, bảo đảm chắc chắn cho các đồng minh châu Á của Mỹ có khả năng đối phó với Trung Quốc.

Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á
Trung Quốc triển khai trên 2 tàu ngầm/năm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á

Tổ chức nghiên cứu 2049 U.S. Think Tank gần đây cho rằng, vấn đề lớn nhất được phóng viên kiêm nhà văn Traub đặt ra là: Làm theo đề nghị của Robert Gates và Hillary Clinton (tức là phản ứng bằng chương trình quân sự của Mỹ, bảo đảm tự do hàng hải và mở ra con đường giành lấy nguồn tài nguyên trên biển ở châu Á) sẽ phải trả giá đắt.

Quả thực, những chi tiêu dốc sức cho an ninh quốc gia là rất đắt. Nhưng, lịch sử trước đây (trước sự kiện Trân Châu Cảng, trước chiến tranh Triều Tiên) cho thấy, khi đối mặt với mối đe dọa mới, sự yếu kém về quân sự sẽ phải trả giá cao hơn, bao gồm sinh mạng và tài sản.

Cụ thể, hiện nay Mỹ có 284 tàu chiến, trong khi đó hải quân Mỹ cần 328 chiếc trong thời gian tới, nhưng Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết mục tiêu này khó đạt được. Về tàu ngầm tấn công hạt nhân, hải quân Mỹ có sức ép lớn hơn, họ cần 48 tàu ngầm. Nhưng, nếu kế hoạch chế tạo tàu chiến 30 năm của hải quân Mỹ không có ngân sách đặc biệt, số lượng chế tạo tàu ngầm chắc chắn sẽ giảm mạnh.

Trung Quốc hiện có hơn 60 tàu ngầm, nhưng họ không muốn dừng lại.
Trung Quốc hiện có hơn 60 tàu ngầm, nhưng họ không muốn dừng lại.

Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng mua tàu ngầm. Trong 16 năm qua, hàng năm hải quân Trung Quốc triển khai trên 2 chiếc tàu ngầm. Đến nay, hạm đội của họ có hơn 60 tàu ngầm tấn công và họ còn muốn có nhiều hơn.

Hơn nữa, khác với việc Mỹ phân tán các hạm đội ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tàu ngầm của Trung Quốc đều được triển khai ở Đông Á và Đông Nam Á.

Đồng thời, theo đánh giá của không quân Mỹ, trong mấy năm tới, Mỹ sẽ thiếu đến 800 máy bay. Cùng thời gian, hải quân và thủy quân lục chiến của Mỹ cũng sẽ thiếu 200 máy bay chiến đấu. Trong khi đó, Trung Quốc không ngừng chế tạo máy bay chiến đấu, đặc biệt là đã cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.

Mỹ đang đối mặt với cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng, còn Trung Quốc không ngừng nghiên cứu phát triển vũ khí tiên tiến mới như máy bay tàng hình J-20, tên lửa diệt tàu sân bay Đông Phong-21D
Mỹ đang đối mặt với cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng, còn Trung Quốc không ngừng nghiên cứu phát triển vũ khí tiên tiến mới như máy bay tàng hình J-20, tên lửa diệt tàu sân bay Đông Phong-21D

Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên chính phủ Obama bản báo cáo về sự thiếu hụt vũ khí, trong khi đó Quốc hội lại có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng lên đến 1000 tỷ USD trong 10 năm tới. Sự cắt giảm mạnh này khiến cho các kế hoạch đầu tư hiện nay của Bộ Quốc phòng không thể thực hiện được.

Nếu kế hoạch cắt giảm mới được thực hiện thì trong tương lai quân Mỹ sẽ rơi vào nguy hiểm trong tất cả các hệ thống (như máy bay ném bom mới. hệ thống không gian, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tàu sân bay).

Những người ủng hộ cắt giảm chi tiêu quốc phòng chưa bao giờ trả lời câu hỏi dưới đây: Kế hoạch của Mỹ và sự phân phối nguồn lực chiến lược không thỏa đáng, sẽ làm cho họ phải trả giá thế nào? Cam kết nào mà Mỹ không thể thực hiện được và sẽ làm thế nào? Đài Loan? Nhật Bản? vấn đề Biển Đông? Mỹ làm sao mới có thể cắt nhượng châu Á cho Trung Quốc?

Mỹ có thể làm được điều này không trong tình hình không kích động chạy đua vũ khí hạt nhân? Là một quốc gia, nếu Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới có thể bước vào con đường thương mại của châu Á, thì Mỹ có thể phồn vinh, thịnh vượng được không?

Đông Bình (Theo Mil)