"Đài Loan trợ giúp y tế ngư dân không phân biệt quốc tịch ở Trường Sa"

04/12/2013 07:03
Hồng Thủy (Nguồn: CNA)
(GDVN) - Dưới vỏ bọc của cái gọi là "hỗ trợ y tế nhân đạo", thực tế chỉ là thủ đoạn của Đài Loan hòng củng cố hoạt động cắm chốt phi pháp, gây sự chú ý, tìm cách tham gia tiến trình đàm phán vấn đề Biển Đông - Trường Sa mà lâu nay vẫn bị Bắc Kinh gạt qua một bên. Động thái này đã làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
Nhân viên y tế và cảnh sát biển Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa.
Nhân viên y tế và cảnh sát biển Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, Trường Sa.
" Thông tấn xã Đài Loan ngày 3/12 đưa tin, một bệnh viện Đài Loan xây dựng (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đảo Ba Bình hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) chuẩn bị cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp cho ngư dân Đài Loan (đánh bắt trái phép ở Trường Sa) cũng như ngư dân nước ngoài hoạt động trong khu vực. Bệnh viện này có tên là Nam Sa (tên gọi quần đảo Trường Sa do Đài Loan, Trung Quốc tự đặt), thậm chí có tấm biển hướng dẫn viết bằng tiếng Tagalog (ngôn ngữ Philippines) và tiếng Việt trong trường hợp những người cần trợ giúp y tế không biết tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, Cảnh sát biển Đài Loan còn phái các nhân viên có kỹ năng ngoại ngữ ra đồn trú (trái phép) trên đảo Ba Bình và hoạt động trong bệnh viện để bổ sung cho các dịch vụ y tế tại đây. Chính quyền Đài Loan nói rằng động thái này là nhằm tăng vai trò của đảo Đài Loan ở Biển Đông trong việc cung cấp các hỗ trợ nhân đạo, trong khi tiêp tục yêu sách cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra Đài Loan còn xây mới (trái phép) một cầu tàu 320 mét trên đảo Ba Bình, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 với số vốn 110 triệu USD có thể đón tàu trên 3000 tấn. Dưới vỏ bọc của cái gọi là "hỗ trợ y tế nhân đạo", thực tế chỉ là thủ đoạn của Đài Loan hòng củng cố hoạt động cắm chốt phi pháp, gây sự chú ý, tìm cách tham gia tiến trình đàm phán vấn đề Biển Đông - Trường Sa mà lâu nay vẫn bị Bắc Kinh gạt qua một bên. Động thái này đã làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông

Hồng Thủy (Nguồn: CNA)