Triều Tiên dọa đánh Hàn Quốc, Bắc Kinh kêu gọi kiềm chế

21/12/2013 06:50
Nguyễn Hường
(GDVN) - Trung Quốc kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế hôm thứ Sáu sau khi Bắc Triều Tiên cảnh báo về một cuộc tấn công "tàn nhẫn", "không báo trước" chống lại Seoul

Trung Quốc kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế hôm thứ Sáu sau khi Bắc Triều Tiên cảnh báo về một cuộc tấn công "tàn nhẫn" và "không báo trước" chống lại Hàn Quốc vì tức giận trước  vụ người biểu tình Hàn Quốc "xúc phạm" nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Hoa Xuân Oánh.
Hoa Xuân Oánh.

Các mối đe dọa của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã được chuyển tới Hàn Quốc thông qua một đường dây nóng quân sự ngày 19/12, trong bối cảnh Bình Nhưỡng có khả năng xảy ra bất ổn chính trị sau vụ thanh trừng Jang Song-thaek.

"Trung Quốc phản đối bất kỳ hành nào làm suy yếu hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết tại một cuộc họp hàng ngày, khi được hỏi về thông tin đe dọa của Bắc Triều Tiên.

"Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan sẽ giữ bình tĩnh, kiềm chế và từ bỏ mọi lời nói có thể sẽ làm tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên", bà nói thêm.

Mối đe dọa của Bắc Triều Tiên xuất hiện hai ngày sau khi các nhà hoạt động bảo thủ Hàn Quốc đốt hình nộm của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, người cha Kim Jong-il và ông nội Kim Nhật Thành trong cuộc biểu tình đánh dấu kỷ niệm hai năm ngày mất của Kim Jong-il.

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae

Vụ thanh trừng người chú rể Jang Song-thaek, nhân vật quyền lực thứ 2 ở Triều Tiên, cũng đã đặt ra câu hỏi về sự ổn định ở Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un.

Hàn Quốc và Mỹ đã tăng cường an ninh cảnh báo đối phó với các hành động khiêu khích có thể từ Triều Tiên sau vụ thanh trừng.

Cùng ngày 20.12, Bộ trưởng Thống nhất Ryoo Kihl-jae nói trong một diễn đàn tại Quốc hội rằng, Bình Nhưỡng "nên có thái độ giải quyết các vấn đề liên Triều thông qua đối thoại".

Ryoo cho biết, Hàn Quốc đang chuẩn bị cho tất cả các khả năng sau cuộc thanh trừng đẫm máu đã làm tăng sự không chắc chắn trong các quốc gia bị cô lập./.
 

Nguyễn Hường