J-20 TQ có khả năng bao trùm lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam?

28/12/2013 09:56
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc sẽ trang bị máy bay J-20 vào 8 năm tới, bao trùm lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2002 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 số hiệu 2002 Trung Quốc

Tân Hoa xã ngày 24 tháng 12 đưa tin, tờ “Thanh niên Trung Quốc” dẫn thông tin từ Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hiện nay, kết cấu tổng thể của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc đã có xu hướng ổn định, phạm vi sửa đổi đã không lớn, hiện đang ở trong giai đoạn bay thử định hình “rủi ro lớn nhất, tốn thời gian dài nhất, khoa mục nhiều nhất”.

Theo bài báo, trước đây có phân tích chỉ ra, máy bay chiến đấu J-20 bay thử tạo ra mối đe dọa cho các nước xung quanh trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tháng 7 năm 2013, đài truyền hình vệ tinh Thâm Quyến dẫn tờ “Bình luận quân sự” Nga cho rằng, để “phân cao thấp với Trung Quốc ở Biển Đông”, Việt Nam muốn mua radar chống tàng hình sóng ngắn VHF mới của Nga để ứng phó với mối đe dọa của máy bay J-20 trên Biển Đông trong tương lai.

Tháng 6 năm 2012, các tờ báo của Nhật Bản như “Sankei Shimbun” và “Nghiên cứu quân sự” đưa tin, Nhật Bản cho rằng, trong tương lai, máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc sẽ coi biển Hoa Đông là hướng nhiệm vụ chủ yếu, để ngăn chặn máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc chọc thủng phòng tuyến biển Hoa Đông của Nhật Bản, họ đã bắt đầu phát triển radar chống tàng hình thế hệ mới, đồng thời có kế hoạch triển khai nó ở khu vực tây nam Nhật Bản, theo dõi, giám sát máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu J-20 bay siêu thấp
Máy bay chiến đấu J-20 bay siêu thấp

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản đầu tháng này cho rằng, Không quân Trung Quốc hiện nay chưa chiếm địa vị ưu thế trước Nhật Bản và Mỹ ở biển Hoa Đông, nhưng nếu máy bay chiến đấu J-20 đưa vào chiến đấu thực tế trong vài năm sau, thực lực của Không quân Trung Quốc sẽ có sự phát triển vượt bậc.

Căn cứ vào kinh nghiệm trước đây, máy bay chiến đấu từ khi bay thử đến khi thực sự trang bị cho quân đội, cơ bản cần thời gian 5-8 năm. Do công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư phức tạp hơn, bài báo dự kiến máy bay chiến đấu J-20 có thể trang bị cho quân đội vào 8 năm tới.

Trước đây, máy bay chiến đấu J-20 đã hoàn thành bay thử kỹ thuật, bảo đảm máy bay có thể độc lập và an toàn bay đến căn cứ tiến hành bay thử định hình. Sau khi hoàn thành giai đoạn bay thử định hình, J-20 sẽ tiến hành bay thử thử nghiệm vũ khí để thử nghiệm hiệu quả, khả năng sử dụng tác chiến.

Ngày 26 tháng 9 năm 2013, máy bay chiến đấu J-20 bay thử, được dân mạng chụp được
Ngày 26 tháng 9 năm 2013, máy bay chiến đấu J-20 bay thử, được dân mạng chụp được

Theo bài báo, máy bay chiến đấu J-20 có các đặc điểm như có 1 chỗ ngồi, lắp 2 động cơ, thiết kế 2 đuôi buông, bố cục khí động học cánh mũi, áp dụng cửa hút gió DSI; có hiệu quả tàng hình, tính cơ động, tính ổn định, khả năng chiên đấu cự ly gần và khả năng tấn công biên đội mạnh. Được tuyên truyền cho rằng, khả năng tàng hình “nóng” của J-20 tương đương với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.

Bài báo còn chỉ ra 3 điểm yếu lớn của máy bay chiến đấu J-20, gồm có: động cơ mua của Nga không thể đáp ứng yêu cầu của máy bay J-20; bố cục khí động học không đủ, ảnh hưởng đến khả năng cơ động và hiệu quả tàng hình của máy bay; 2 động cơ lại quá gần, gây ảnh hưởng không tốt cho kết cấu tổng thể.

Theo bài báo, J-20 là một loại máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng, trọng lượng cất cánh gần 30 tấn, hành trình có thể đạt 4.000 km trở lên, bán kính tác chiến trên 1.500 km.

Nếu triển khai ở đảo Hải Nam sẽ có thể bao quát toàn bộ các hòn đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời có thể tiến hành tác chiến tấn công đối với các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của quân Mỹ triển khai ở Guam.

Máy bay chiến đấu J-20 chuẩn bị bay thử
Máy bay chiến đấu J-20 chuẩn bị bay thử

Bài báo còn cho rằng, tuy máy bay J-20 hiện vẫn chưa hoàn thiện, nhưng trong tương lai nếu có thể giải quyết vấn đề tác chiến tàng hình đường không, sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, đồng thời tăng cường con bài hiệu quả hơn cho an ninh chiến lược của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến quan hệ quốc tế và tình hình địa-chiến lược của thế giới, nhất là khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo bài báo, vào thập niên 1980, Trung Quốc bắt đầu thiết kế máy bay tàng hình mới. Sau thập niên 1990, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư J-20 của Trung Quốc chính thức khởi động. Ngày 11 tháng 1 năm 2011, máy bay chiến đầu tàng hình J-20 đã bay thử thành công ở Thành Đô, Trung Quốc.

Động cơ J-20 phụt lửa xanh
Động cơ J-20 phụt lửa xanh
Bụng máy bay chiến đấu J-20
Bụng máy bay chiến đấu J-20
Máy bay chiến đấu J-20 leo cao
Máy bay chiến đấu J-20 leo cao
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Quân đội Mỹ bay cơ động với độ khó cao
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Quân đội Mỹ bay cơ động với độ khó cao
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 của Quân đội Mỹ bay trên không
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 của Quân đội Mỹ bay trên không
Đặc tả đầu máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
Đặc tả đầu máy bay chiến đấu F-22 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-22 tiếp dầu trên không
Máy bay chiến đấu F-22 tiếp dầu trên không
Đông Bình