Tết sớm tại làng trồng lá dong gói bánh duy nhất ở Hà Nội

12/01/2014 07:11
TRẦN KHÁNG
(GDVN) - Như thông lệ, bước sang tháng chạp, người dân thôn Tràng Cát, xã Kim An (Thanh Oai, Hà Nội) lại tất bật với việc thu hoạch lá dong.

Thôn Tràng Cát, xã Kim An cách Trung tâm Thủ đô hơn 20 km được bao quanh bởi con sông Đáy. Người dân trong thôn chủ yếu sống bằng nghề nông. Nét đặc trưng từ bao đời nay của người Tràng Cát chính là “thương hiệu” lá dong gói bánh chưng. Những diện tích đất trong vườn, ngoài đồng đều được trồng lá dong.  

Khác với các loại lá dong rừng và vùng khác, lá dong Tràng Cát là giống lá dong nếp. Lá thường to tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Nếu dùng lá để gói bánh chưng sẽ cho bánh màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn sau khi luộc chín.  

Đây là loại cây dễ trồng, không mất nhiều vốn, chỉ cần lấy gốc của cây để trồng một lần là cho thu hoạch nhiều năm. Trồng hơn 4 sào lá dong, chị Đoàn Thị Hường, thôn Tràng Cát cho biết: “Chi phí chăm sóc mỗi sào lá dong tốn khoảng hơn 500 nghìn đồng phân bón và thuốc nhưng nếu lá tốt có thể thu hoạch được gần 10 triệu/ sào”.   

Hàng năm lá dong được tỉa bán quanh năm nhưng thường vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch) sẽ là vụ thu hoạch chính để có một lượng lá dong lớn phục vụ nhu cầu gói bánh chưng của nhiều nơi trong cả nước.

Thôn Tràng Cát bao đời nay đã được biết đến với những cánh đồng bát ngát lá dong xanh mơn mởn và đẹp.
Thôn Tràng Cát bao đời nay đã được biết đến với những cánh đồng bát ngát lá dong xanh mơn mởn và đẹp.
Về thôn Tràng Cát trong dịp gần Tết Nguyên đán, không khó để nhân thấy không khí nhộn nhịp thu hoạch lá dong để phục vụ nhu cầu hàng Tết cổ truyền của dân tộc.
Về thôn Tràng Cát trong dịp gần Tết Nguyên đán, không khó để nhân thấy không khí nhộn nhịp thu hoạch lá dong để phục vụ nhu cầu hàng Tết cổ truyền của dân tộc.
Lá dong Tràng Cát được thị trường ưa chuộng bởi lá rất đẹp, to, xanh và rất thơm khi được dùng để gói bánh chưng.
Lá dong Tràng Cát được thị trường ưa chuộng bởi lá rất đẹp, to, xanh và rất thơm khi được dùng để gói bánh chưng.
Người già, trẻ nhỏ đều hối hả cắt tỉa lá dong.
Người già, trẻ nhỏ đều hối hả cắt tỉa lá dong.
Anh Nguyễn Duy Kết, thôn Tràng Cát đang sắp xếp lá dong đang cắt từ vườn về. Theo anh Kết, việc cắt tỉa lá dong được làm quanh năm nhưng vào tháng gần Tết sẽ là đợt cắt tỉa chính và thu lợi nhuận nhiều nhất.
Anh Nguyễn Duy Kết, thôn Tràng Cát đang sắp xếp lá dong đang cắt từ vườn về. Theo anh Kết, việc cắt tỉa lá dong được làm quanh năm nhưng vào tháng gần Tết sẽ là đợt cắt tỉa chính và thu lợi nhuận nhiều nhất.
Gia đình nhà anh Phạm Văn Công, thôn Tràng Cát cũng đã bắt đầu thu hoạch lá dong từ nhiều ngày qua.
Gia đình nhà anh Phạm Văn Công, thôn Tràng Cát cũng đã bắt đầu thu hoạch lá dong từ nhiều ngày qua.
Những bó lá dong được sếp ngay ngắn sau khi được cắt từ vườn về.
Những bó lá dong được sếp ngay ngắn sau khi được cắt từ vườn về.
Năm nay nhà anh Công trồng hơn 2 sào lá dong, “Cứ tới những ngày tháng 12 âm lịch là gia đình lại đi cắt lá dong về bán. Một phần được thương buôn tới mua tại nhà, phần còn lại phải mang ra chợ bán.” – anh Công chia sẻ.
Năm nay nhà anh Công trồng hơn 2 sào lá dong, “Cứ tới những ngày tháng 12 âm lịch là gia đình lại đi cắt lá dong về bán. Một phần được thương buôn tới mua tại nhà, phần còn lại phải mang ra chợ bán.” – anh Công chia sẻ.
Cũng theo anh Công mỗi sào lá dong chỉ cần đầu tư khoảng 500 nghìn đồng/năm nhưng có thể cho thu hoạch 7 - 10 triệu đồng/sào/năm.
Cũng theo anh Công mỗi sào lá dong chỉ cần đầu tư khoảng 500 nghìn đồng/năm nhưng có thể cho thu hoạch 7 - 10 triệu đồng/sào/năm.
Những chiếc lá dong có kích thước tới 50 - 60 cm được anh Công soạn riêng để bán với giá cao hơn lá thường nhiều lần.
Những chiếc lá dong có kích thước tới 50 - 60 cm được anh Công soạn riêng để bán với giá cao hơn lá thường nhiều lần.
Lá dong được cắt từ ruộng về và dầm nước để giữ độ ẩm đảm bảo lá xanh tươi nhiều ngày.
Lá dong được cắt từ ruộng về và dầm nước để giữ độ ẩm đảm bảo lá xanh tươi nhiều ngày.
Lá dong được dúng nước trước khi bỏ vào đống lá.
Lá dong được dúng nước trước khi bỏ vào đống lá.
Bà Nguyễn Thị Vệ, thôn Tràng Cát cho biết: “Năm nay tôi đã mua được 3 sào lá dong với giá 23 triệu đồng”. Lá dong được bà Vệ cắt về đều được phân loại để bán với những giá khác nhau. Một bó là 100 lá có giá khoảng 60 – 80 nghìn đồng.
Bà Nguyễn Thị Vệ, thôn Tràng Cát cho biết: “Năm nay tôi đã mua được 3 sào lá dong với giá 23 triệu đồng”. Lá dong được bà Vệ cắt về đều được phân loại để bán với những giá khác nhau. Một bó là 100 lá có giá khoảng 60 – 80 nghìn đồng.
Những chuyến xe vận chuyển lá dong hối hả trên đường đưa lá dong Tràng Cát đi nhiều nơi.
Những chuyến xe vận chuyển lá dong hối hả trên đường đưa lá dong Tràng Cát đi nhiều nơi.
Ngõ nhỏ của nhà ông Nguyễn Kim Ghi, 56 tuổi, thôn Tràng Cát ngập màu xanh của những tàu lá dong.
Ngõ nhỏ của nhà ông Nguyễn Kim Ghi, 56 tuổi, thôn Tràng Cát ngập màu xanh của những tàu lá dong.
Hiện nay, nhiều phần diện tích trồng lá dong đã được chuyển sang trồng cam vì mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều lần.
Hiện nay, nhiều phần diện tích trồng lá dong đã được chuyển sang trồng cam vì mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều lần.
Tuy nhiên vẫn còn đó những mảnh vườn lá dong vẫn đang tiếp tục đâm chồi non đón một mùa lá dong mới của ngôi làng truyền thống này.
Tuy nhiên vẫn còn đó những mảnh vườn lá dong vẫn đang tiếp tục đâm chồi non đón một mùa lá dong mới của ngôi làng truyền thống này.
TRẦN KHÁNG