Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu vũ khí toàn cầu, khâu đột phá là châu Âu

15/01/2014 08:07
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản muốn xuất khẩu vũ khí trang bị trên toàn cầu, tích cực thúc đẩy hợp tác với Mỹ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ...
Xe tăng tiên tiến nhất Type 10 của Nhật Bản
Xe tăng tiên tiến nhất Type 10 của Nhật Bản

Từ cuối năm 2011, Chính phủ Nhật Bản chính thức quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, đến gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần ngầm cho biết muốn triệt để sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", Nhật Bản dùng phương thức "bí mật hành động", đang bán vũ khí công nghệ của mình cho các châu lục lớn trên thế giới.

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 13 tháng 1 cho rằng, tiến triển mới nhất của Nhật Bản là có kế hoạch hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu phát triển động cơ xe tăng, dùng phương thức "công nghệ đổi đơn đặt hàng" để bước vào thị trường xuất khẩu vũ khí cao cấp và linh kiện của nó.

Châu Âu là khâu đột phá

Theo dự kiến, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sẽ đến thăm Nhật Bản, Singapore và Malaysia, "hợp tác quốc phòng là một trong những nội dung chính của chuyến thăm, có đến mấy chương trình quan trọng được xác định".

Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 Nhật Bản
Máy bay vận tải cỡ lớn C-2 Nhật Bản

Trong đó có chương trình Thổ Nhĩ Kỳ-Nhật Bản hợp tác nghiên cứu chế tạo động cơ xe tăng 1.500 mã lực, chương trình này vừa có thể thúc đẩy xuất khẩu mang tính thực chất về công nghệ công nghiệp quân sự của Nhật Bản, vừa sẽ không vướng vào "phiền phức chính trị không cần thiết" liên quan đến sản xuất vũ khí trang bị có tính tiến công.

Chính phủ Nhật Bản đã thực sự mong muốn, động cơ hợp tác phát triển với Thổ Nhĩ Kỳ có thể xuất khẩu tới nước thứ ba, tăng cường uy tín cho sản phẩm quân dụng Nhật Bản.

Đại diện Bộ Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán với các doanh nghiệp của Nhật Bản như Công nghiệp nặng Fuji, công nghiệp nặng Kawasaki, bàn về khả năng hợp tác của hai bên trong các lĩnh vực như pin nhiên liệu tàu ngầm, tàu chiến mặt nước, bộ cảm biến hồng ngoại, máy bay không người lái, sử dụng động cơ trục tua-bin cho máy bay trực thăng.

Nhật Bản thực sự muốn lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm "mảnh đất thử nghiệm" và "cánh cửa thể hiện", mục đích căn bản là xuất khẩu công nghệ quân sự cho thị trường châu Âu luôn coi là cao cấp, trên cơ sở đó tạo hiệu ứng "mẫu" cho các khách hàng tiềm năng.

Ngư lôi Type 97 Nhật Bản
Ngư lôi Type 97 Nhật Bản

Tháng 10 năm 2013, Chính phủ Nhật Bản cho phép bán linh kiện tua-bin chạy ga SM-1 sử dụng trên tàu hộ vệ cho Anh, bảo đảm cho hoạt động của tàu khu trục Hải quân Anh.

Theo tờ "Nhật báo hệ thống phòng ngự" Anh, Công ty Rolls-Royce Anh rất xem trọng công nghệ vật liệu composite của Nhật Bản, tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản về vật liệu chịu nhiệt độ cao của tua-bin chạy gas.

Nhật Bản còn tăng cường trao đổi công nghệ quân sự với Pháp, hai nước tổ chức tham vấn Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước (2+2) vào đầu tháng 1, Pháp muốn trở thành đối tác EU thứ hai, sau Anh, triển khai hợp tác công nghiệp quân sự sâu sắc với Nhật Bản, phạm vi liên quan đến các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, tàu chiến.

Tàu ngầm Zuiryu lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm Zuiryu lớp Soryu Nhật Bản
Việt Dũng