Trung Quốc triển khai cả 3 tàu ngầm 094 và 1 tàu ngầm 093 ở Tam Á?

06/03/2014 10:50
Đông Bình
(GDVN) - Tại căn cứ Tam Á không chỉ có các hạng động tàu ngầm dưới nước, mà còn có các công trình bí mật dự trữ tên lửa, tạo mối đe dọa ít bị phát hiện.
Từ hình ảnh có thể thấy 4 tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn của Trung Quốc (ảnh nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Từ hình ảnh có thể thấy 4 tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn của Trung Quốc (ảnh nguồn mạng quân sự sina Trung Quốc)
Đầu năm 2014 có dân mạng chụp được hình ảnh về 3 chiếc tàu ngầm được nghi là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 ở căn cứ tàu ngầm Á Long, Tam Á, tỉnh Hải Nam - căn cứ này thuộc Hạm đội Nam Hải.

Tại cuộc họp báo ngày 27 tháng 2, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, thượng tá Dương Vũ Quân trả lời phỏng vấn báo chí, nhưng đã từ chối tiết lộ thông tin có liên quan.

Theo bài báo, gần đây, dân mạng lại chụp được nhiều tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực căn cứ tàu ngầm này, các hình ảnh cho thấy, vị trí bị nghi đậu 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094 trước đó lại có thêm 1 chiếc tàu ngầm nữa, nhìn bề ngoài phán đoán có thể là tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, tình hình 4 tàu ngầm hạt nhân Hải quân Trung Quốc đồng thời xuất hiện là điều ít gặp.

Trong khi đó, căn cứ tàu ngầm ở Tam Á này cách đây không lâu cũng đã gây chú ý rất cao cho Hải quân Mỹ.

Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Được biết, căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Tam Á, Hải Nam bố trí tàu ngầm hạt nhân loại mới nhất của Quân đội Trung Quốc, trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc có thể trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Cự Lang-2 có tầm bắn vượt 8.000 km.

Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Tin tức tình báo mới nhất do Hải quân Mỹ công bố cho biết, thông qua phân tích của vệ tinh quân sự phát hiện, 3 tàu ngầm hạt nhân của Quân đội Trung Quốc liên tiếp ẩn hiện ở vùng biển Tam Á, căn cứ vào tuyến đường của những tàu ngầm này, đã phát hiện sự tồn tại của căn cứ hải quân bí mật của Quân đội Trung Quốc ở Tam Á.

Đồng thời, tin tức tình báo của Quân đội Mỹ cũng xác nhận, tại những khu vực căn cứ hải quân bí mật ở Tam Á này còn có các công trình bí mật đồng bộ dự trữ tên lửa của Quân đội Trung Quốc.

Trước đó, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho biết, vệ tinh của Mỹ cũng xác nhận, ngay từ trước đây 10 năm, Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ quân sự bí mật của hải quân ở Tam Á, Hải Nam.

Theo truyền thông quốc tế, Hải quân Trung Quốc từ rất sớm đã chọn Tam Á, Hải Nam làm nơi xây dựng "động chứa" tàu ngầm hạt nhân trong núi, những căn cứ tàu ngầm hạt nhân này được xây dựng dựa vào núi, nằm sâu trong núi, kết hợp giữa núi và biển, hơn nữa, tàu ngầm hạt nhân có thể trực tiếp xuất phát từ "hang động" dưới nước để trực tiếp chạy ra biển, không dễ bị dò tìm, phát hiện.

Ngoài ra, từ Tam Á rời Hải Nam, thuận lợi cho tàu ngầm hạt nhân trực tiếp và lập tức xâm nhập biển sâu, triển khai tấn công tập kích.

Hình ảnh này được cho là tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa (ảnh tư liệu)
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa (ảnh tư liệu)

Tờ "Honolulu Star" Hawaii mới đây cho rằng, báo cáo mới nhất của Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc bắt đầu ra biển tuần tra từ năm 2014, tên lửa xuyên lục địa của tàu ngầm này ít nhất có thể vươn tới 2 bang Hawaii và Alaska của Mỹ.

Trang mạng Mỹ gần đây liên tiếp tiết lộ "bí mật quân sự Trung Quốc" là "Washington Free Beacon" cũng xác nhận, vào tháng 1 năm 2014, Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ đã đệ trình lên Ủy ban quan hệ kinh tế và an ninh Mỹ-Trung một báo cáo cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn Type 094 Trung Quốc trang bị tên lửa xuyên lục địa Cự Lang-2 mới, bắt đầu ra biển tuần tra vào năm 2014, nhưng báo cáo này hoàn toàn không đưa ra thời gian ra khơi cụ thể của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Nhưng, vào ngày 12 tháng 2, Hải quân Mỹ tuyên bố sẽ triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles mang tên Topeka ở Guam.

Theo hãng Kyodo Nhật Bản, đây sẽ là tàu ngầm hạt nhân lớp này thứ tư lấy Guam làm cảng chính. Truyền thông Nhật Bản cho rằng, xét đến hoạt động trên biển của Trung Quốc ngày càng gia tăng, hành động này của Mỹ nhằm củng cố căn cứ chiến lược ở Tây Thái Bình Dương.

Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm hạt nhân USS Topeka bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1989, có thể trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, khả năng điều khiển và chạy êm ở dưới mặt biển đóng băng rất tốt.

Thời cơ triển khai ở Guam lần này trùng với những bộc lộ mới của căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á Trung Quốc cách đây không lâu, ý đồ không cần nói cũng biết.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Hiện nay, trên phạm vi thế giới chỉ có Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng sở hữu khả năng đáp trả hạt nhân chỉ có 5 nước đầu, tuy tàu ngầm hạt nhân Arihant của Ấn Độ đã chế tạo, nhưng còn lâu mới đưa vào hoạt động, đồng thời tầm bắn của tên lửa K-15 quá gần, không có khả năng đáp trả hạt nhân.

Đông Bình