Báo Nhật: Indonesia sẽ cân nhắc lập liên minh quân sự ở Biển Đông

10/03/2014 06:31
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết phân tích khả năng quân sự của Indonesia và khả năng liên minh của Indonesia với các nước lớn và các nước xung quanh Biển Đông đối phó Trung Quốc.
Tháng 5 năm 2013, cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc khuấy đục Biển Đông
Tháng 5 năm 2013, cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc khuấy đục Biển Đông

Trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 28 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Sự lựa chọn Biển Đông của Indonesia". Bài viết đã phân tích về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự của Indonesia hiện nay, cho rằng Trung Quốc sắp lập ra Khu nhận biết phòng không Biển Đông sẽ gây tác động ảnh hưởng tới Indonesia, kiến nghị, trong tình hình thực lực quân sự tự thân và tiềm lực phát triển chưa đủ, Indonesia cần tăng cường liên minh quân sự với các nước lớn trong khu vực.

Nhưng, bài báo đồng thời chỉ ra, Nhật Bản, Australia và Mỹ đều không phải là sự lựa chọn tốt nhất của Indonesia, Indonesia chỉ có thuyết phục các nước xung quanh khẳng định có mối đe dọa từ Trung Quốc, thiết lập liên minh quân sự trên Biển Đông cho mình. Nội dung chính của bài viết như sau:

Mấy năm qua, Trung Quốc củng cố tăng cường đòi hỏi quyền lợi (bất hợp pháp) trên Biển Đông, gần đây còn tuyên bố có quyền bắt cá ở hầu hết Biển Đông, các nước xung quanh khác bắt đầu lo ngại Trung Quốc sẽ lập tức lập ra Khu nhận biết phòng không Biển Đông, tuyên bố chủ quyền đến cả ngoài "đường lưỡi bò" gây tranh cãi, điều này sẽ thúc đẩy các nước xung quanh Biển Đông đưa ra yêu cầu trọng tài.

Trung Quốc lo ngại chủ trương lãnh thổ của tất cả các nước láng giềng đe dọa đến những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, nhưng rất ít quốc gia dám thách thức Trung Quốc.

Dưới sự giúp đỡ của liên minh mạnh, Indonesia có lẽ có khả năng thách thức, Indonesia cũng có nguồn lực đầu tư cho khả năng hải quân để bảo vệ lãnh hải. Cho dù như vậy, bên ngoài vẫn đang quan sát xem Indonesia phải chăng có thể phát huy tiềm năng kinh tế phát triển mình thành nước lớn khu vực tiềm năng.

Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông
Tháng 3 năm 2013, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông

Có dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc có thể lập ra Khu nhận biết phòng không Biển Đông. Ngày 21 tháng 2, nhà nghiên cứu Lý Kiệt, Viện nghiên cứu học thuật Hải quân Trung Quốc thăm dò cho rằng, Trung Quốc có kế hoạch lập ra Khu nhận biết phòng không Biển Đông vào năm 2015, phục vụ cho cái gọi là lợi ích lâu dài của Trung Quốc.

Tổng GDP và thu nhập bình quân đầu người của Indonesia tăng 400% trong 10 năm qua, năm 2012 đạt 878 tỷ USD, năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 3.557 USD, mặc dù dân số đã tăng 40 triệu người, chứng minh Chính phủ có nền tảng dân số và thu nhập lành mạnh để xây dựng quân sự.

Công nghiệp dầu khí và khai khoáng là nguồn kinh tế chính của Indonesia, nhưng đối mặt với một số vấn đề nan giải về kinh tế. Mỏ dầu Indonesia có thể đã đạt sản lượng cao nhất, nhưng trữ lượng khí đốt vẫn phong phú, công nghiệp khí than mới nổi cũng rất có triển vọng.

Vấn đề của ngành khai thác (ngành sản xuất cấp 1 như nông nghiệp, khai khoáng) đã hạn chế Chính phủ ứng phó với các vấn đề an ninh khu vực, ngành dầu khí đang thu hút đầu tư một cách ổn định, nhưng mỏ dầu khô kiệt và nhu cầu trong nước tăng mạnh làm cho lợi nhuận giảm xuống.

Ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 21 - 22 tháng 1 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo bất hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thu nhập dầu khí năm 2011 chiếm 22% tài chính Chính phủ, sau khi sản lượng giảm đi chắc chắn cần đến nguồn năng lượng mới để hỗ trợ cho chi tiêu quân sự. Indonesia đã tăng thuế suất ngành dầu khí lên 44% vào năm 2013, cùng với sản lượng dầu mỏ giảm xuống, phát triển đất nước sẽ phụ thuộc nghiêm trọng vào khí đốt.

Trữ lượng khí than của Indonesia chiếm 6% thế giới, gấp 2 lần trữ lưỡng khí đốt, trở thành trọng điểm đầu tư trong tương lai của nước này. Công ty nhà nước Bukit Asam tuyên bố, sản lượng mỗi ngày của mỏ khí Tanjung Enim có thể bảo đảm cho một nhà máy phát điện 200 megawatt. Nhưng, do là công nghiệp mới nổi, khí than trong mấy năm tới sẽ không trở thành lĩnh vực trọng điểm của kinh tế Indonesia.

Ngành khai thác khoáng sản của Indonesia cũng đối mặt với vấn đề nan giải, Luật khai thác khoảng sản gây tranh cãi năm 2009 được thực hiện vào ngày 12 tháng 1, yêu cầu sau khi các công ty phải làm được đến sau khi tinh luyện quặng (khoáng thạch), chứ không phải là trực tiếp vận chuyển để xuất khẩu, từ đó bảm đảm lợi nhuận của ngành khai khoáng. Nhưng, mấy công ty nước ngoài chủ yếu lo ngại bộ luật có liên quan của Indonesia không đủ kiện toàn, lo ngại hợp đồng trước đây bị ảnh hưởng.

Hai công ty ngành khai thác khoáng sản lớn nhất Indonesia là Freeport và Newmont cho biết, Luật khai thác khoảng sản buộc họ đã phải sa thải hàng nghìn công nhân, làm mất đi thu nhập xuất khầu vài tỷ USD, yêu cầu tiến hành trọng tài quốc tế đối với hợp đồng gốc. Indonesia hiện nay cũng thiếu các công trình hạ tầng cơ sở và thị trường cho tinh luyện quặng.

Hải quân Indonesia
Hải quân Indonesia

Mục tiêu thu thuế khoáng sản năm 2013 của Indonesia là 90,5 tỷ USD, nhưng đến tháng 9 năm 2013 chỉ thu được 56 tỷ USD, thu nhập cùng kỳ của doanh nghiệp nhà nước tăng 3,37 tỷ USD, trượt xuống 25,7% so với năm trước.

Tăng trưởng của tầng lớp tiêu dùng cũng là điểm tăng trưởng kinh tế tiềm năng của nền kinh tế Indonesia. Trong 10 năm tới, nhóm người này sẽ tăng đến 15 triệu người, không chỉ có thể kích thích sự phát triển của kinh tế Indonesia, cũng là nhân tố tích cực ổn định giá cả hàng hoá. Indonesia bắt chước Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cũng đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, đã có được lòng tin của nhóm tiêu thụ này.

Nếu kinh tế Indonesia duy trì tăng trưởng, năm 2020 có thể có khả năng nâng cấp khả năng tác chiến của hải quân, cũng có nghĩa là còn khó mà đáp ứng nhu cầu quân sự hiện nay. Do ngân sách hạn chế sự phát triển của hải quân, Indonesia không có nhiều lựa chọn về quốc phòng.

ASEAN đã bày tỏ không hỗ trợ, sau khi Trung Quốc công bố Luật ngư nghiệp mới, ASEAN ngoài ra tuyên bố thông qua biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp, ngoài ra không có biện pháp khác. Nhưng, các nước khác trong khu vực có khả năng giúp đem lại khả năng răn đe cho Indonesia, đó chính là Nhật Bản và Australia.

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.

Mặc dù Indonesia có quan hệ bình thường với Australia, nhưng hợp tác ngăn chặn Trung Quốc hầu như khả thi. Nếu Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không trên Biển Đông cũng sẽ cải thiện quan hệ Indonesia-Australia.

Australia không có bất cứ đòi hỏi chủ quyền nào ở Biển Đông, nhưng lực lượng quân sự Trung Quốc chiếm giữ tuyến đường hàng hải quý giá nhất trên thế giới, 50% tàu chở dầu của thế giới đi qua Biển Đông, đã tạo ra mối đe dọa cho Australia, đặc biệt là có ảnh hưởng nhất định đối với trữ lượng và xuất khẩu khí đốt.

Indonesia và Australia liên minh cần tìm kiếm lợi ích chung, nhưng đến đến khi tất cả mọi việc đã quá muộn, Trung Quốc có thể đã chiếm được sự chủ động chiến lược.

Nhật Bản có quá nhiều lý do trợ giúp các nước xung quanh Biển Đông chống lại Trung Quốc. Trung Quốc lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông làm cho tình hình căng thẳng Trung-Nhật trở nên trầm trọng hơn, đồng thời Nhật Bản cũng lo ngại tuyến đường năng lượng đi qua Biển Đông của họ.

Tuy Hiến pháp hòa bình Nhật Bản cấm Lực lượng Phòng vệ tác chiến ở nước ngoài, Thủ tướng Shinzo Abe cũng luôn kêu gọi sửa đổi Hiến pháp, có ý đồ lập liên minh quân sự với các nước Đông Nam Á, nhưng không thể liên hệ máy móc việc sửa đổi Hiến pháp của Nhật Bản với chiến lược quân sự của Indonesia, hành động của Nhật Bản là đã phản ánh tham vọng quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, có thể sẽ không lựa chọn Indonesia trong vấn đề liên minh.

Trung Quốc cho quân đến tận bãi ngầm James, áp sát Malaysia tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.
Trung Quốc cho quân đến tận bãi ngầm James, áp sát Malaysia tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.

Mỹ hầu như là đối tượng liên minh quân sự duy nhất của Indonesia nhằm gây tác động ảnh hưởng đến hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ đã cho biết Philippines sẽ điều nhiều tàu chiến hơn, nhưng chính sách ngoại giao của Mỹ để ý tới lợi ích toàn cầu, điều nhiều binh lực tới Biển Đông có rủi ro nổ ra xung đột với Trung Quốc.

Khu nhận biết phòng không Biển Đông cũng sẽ không làm thay đổi vị thế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" mà Mỹ nhấn mạnh cũng không vội thực hiện, sắp tới Mỹ sẽ áp dụng nhiều hơn thái độ nghe ngóng, trừ phi xuất hiện cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của họ thì họ mới ra tay.

Vì vậy, Indonesia không thể hoàn toàn dựa vào sự hiện diện quân sự hoặc quan hệ liên minh với Mỹ, có lẽ nên lựa chọn liên minh với các nước ở khu vực Biển Đông cùng có tranh chấp với Trung Quốc.

Nhưng, Indonesia có thể thuyết phục nước khác tin tưởng mối đe dọa Trung Quốc hay không cũng là một việc khó, cho dù đây là sự lựa chọn duy nhất của Indonesia.

Mỹ và các nước Đông Nam Á tập trận chung (ảnh tư liệu)
Mỹ và các nước Đông Nam Á tập trận chung (ảnh tư liệu)
Đông Bình