Máy bay Nga dồn dập cất, hạ cánh ở Crimea đề phòng Ukraine tập kích

25/03/2014 09:15
Đông Bình
(GDVN) - Tình hình Crimea tiếp tục nóng bỏng với nhiều bước đi theo theo về chính trị, quân sự trong kế hoạch tổng thể sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
Máy bay chiến đấu Su-27 Nga
Máy bay chiến đấu Su-27 Nga

MiG-29, Su-27 Nga dồn dập cất hạ cánh ở Crimea đề phòng Ukraine tập kích

Ngày 21 tháng 3 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn Hiệp ước Crimea và Sevastopol gia nhập Liên bang Nga, và công  bố trên báo "Nước Nga" vào ngày 22 tháng 3, chính thức có hiệu lực pháp lý. Đồng thời, ông Putin cũng đã ký Luật Hiến pháp Liên bang điều chỉnh trình tự Crimea và Sevastopol gia nhập Liên bang Nga.

Căn cứ vào những luật này, sẽ thành lập khu liên bang Crimea, Nga tăng mới 2 khu hành chính: Crimea, cảng Sevastopol. Trong khi đó, chiếc hộ chiếu Nga đầu tiên của Crimea đã được cấp vào chiều ngày 20 tháng 3.

Mặc dù Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel được Nga cam kết, Quân đội Nga không có kế hoạch tiến vào Đông Ukraine, nhưng, trên tuyến xe lửa từ Thủ phủ Simferopol của Crimea đến Kiev ngày 20 tháng 3, phóng viên báo chí luôn nhìn thấy máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Quân đội Nga cất hạ cánh, nhiều là biên đội 2 hoặc 3 máy bay.

Trong khi đó, song song với đường sắt đến miền bắc Crimea, đi sâu vào Ukraine là đường được xây tạm nhanh chóng để cho xe tăng và xe bọc thép hành tiến, xe chở nhiên liệu của Quân đội Nga chạy trên đường cái ở khu vực xa hơn. Rõ ràng, Quân đội Nga cũng không lơ là lắm, cũng đang đề phòng hành động quân sự bất ngờ của Quân đội Ukraine.

Quân đội Nga hiện diện ở tất cả khu vực lân cận các căn cứ Quân đội Ukraine ở thủ phủ Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Quân đội Nga hiện diện ở tất cả khu vực lân cận các căn cứ Quân đội Ukraine ở thủ phủ Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Trong vài ngày tới, binh sĩ đến từ 11 nước như Mỹ, Anh, Armenia sẽ tham gia cuộc diễn tập hàng năm "Rapid Trident-2014" của Ukraine, cụm chiến đấu tàu sân bay George Bush Mỹ tiếp tục hiện diện ở Địa Trung Hải.

Rất nhiều đơn vị Ukraine gia nhập Quân đội Nga

Tàu chỉ huy và tàu ngầm duy nhất của Hải quân Ukraine ngày 22 tháng 3 đã bị Nga tiếp quản, hai căn cứ quân sự ở Crimea đều nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Phía Nga cho biết, 147 đơn vị của Ukraine ở Crimea đã quyết định quay sang đầu quân cho Quân đội Nga. Cùng ngày, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Đức thăm Kiev, bày tỏ ủng hộ đối với chính quyền Ukraine.

Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố trên trang mạng của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Vratislav Seleznev cho biết, ngày 22 tháng 3, Quân đội Nga kiểm soát tàu chỉ huy Slavutich và tàu ngầm duy nhất Zaporizhzhia của Hải quân Ukraine ở Sevastopol.

Phía Nga xác nhận tàu ngầm Zaporizhzhia quy về Quân đội Nga. Hãng tin RIA Novosti Nga dẫn sĩ quan chỉ huy lực lượng tàu ngầm Hạm đội Biển Đen Anatoly Varochkin cho biết, chỉ huy và nửa số thủy thủ tàu ngầm Zaporizhzhia từ chối đầu quân cho Quân đội Nga, đã rời khỏi tàu ngầm; một nửa thủy thủ khác gia nhập Quân đội Nga, sẽ tiếp tục phục vụ trên tàu.

Quân đội Nga hiện diện ở tất cả khu vực lân cận các căn cứ Quân đội Ukraine ở thủ phủ Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Quân đội Nga hiện diện ở tất cả khu vực lân cận các căn cứ Quân đội Ukraine ở thủ phủ Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Tàu ngầm Zaporizhzhia đi vào hoạt động từ năm 1970, sẽ đưa vào trong biên chế của Hạm đội Biển Đen. Varochkin cho biết, trạng thái kỹ thuật của tàu ngầm cũ này không tốt.

Ngày 22 tháng 3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong số 67 tàu chiến của Hải quân Ukraine, có 54 tàu đã gia nhập Quân đội Nga, bao gồm 8 tàu chiến và tàu ngầm Zaporizhzhia.

Cục thông tin Bộ Quốc phòng Nga ngày 22 tháng 3 cho biết, do bị lực lượng đặc nhiệm Nga và "đội tự vệ Crimea" tấn công, binh sĩ của 2 đơn vị của Ukraine ở Crimea buộc phải rời khỏi doanh trại.

Theo thông tiin từ cơ quan này, lực lượng đặc nhiệm Nga và "đội tự vệ Crimea" ngày 22 tháng 3 đã tấn công doanh trại lữ đoàn hàng không chiến thuật 204 của Ukraine đóng ở sân bay Belbek.

Lực lượng tấn công đã sử dụng 4 xe bọc thép BTR-80, sau khi phá vỡ cửa lớn đã xông vào doanh trại nổ súng, đồng thời đã sử dụng lựu đạn gây lóa mắt (flashbang). Trong quá trình này, một phóng viên và một quân nhân Ukraine đã bị thương.

Quân nhân Nga đã ra tối hậu thư cho quân nhân Ukraine, theo đó quân nhân Ukraine đã buộc phải giao vũ khí vào kho cất trữ, sau đó rời khỏi nơi đóng quân.

Sáng cùng ngày, đơn vị A1100 Ukraine đóng ở Novofedorovka cũng nhận được tối hậu thư: đầu hàng hoặc chờ bị tấn công. Sau đó, một xe tải và một xe bánh mì chở nam nữ mặc thường phục đến ngoài doanh trại.

Đi đầu là phụ nữ, đi sau là nam giới. Những người này ném đạn khói vào quân nhân Ukraine, trong khi đó, mấy ngày trước quân nhân Nga không can thiệp đối với khu vực này.

Rất nhiều lực lượng vũ trang tiến vào Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Rất nhiều lực lượng vũ trang tiến vào Crimea (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Sau khi bị tấn công một giờ đồng hồ, quân nhân Ukraine và đối phương đã tiến hành đàm phán, sau đó binh sĩ Quân đội Ukraine giao vũ khí vào kho cất trữ, tập hợp ở thao trường rồi rời khỏi doanh trại.

Nga không có ý định kết nạp khu vực khác của Ukraine

Nga đưa ra 3 sự lựa chọn cho quân đồn trú của Ukraine ở Crimea: Rời khỏi Crimea, xuất ngũ và ở lại khu vực này hoặc gia nhập Quân đội Nga. Theo cách nói của Bộ Quốc phòng Nga ngày 22 tháng 3, 147 đơn vị Ukraine đã treo cờ Nga; trong 18.000 quân nhân Ukraine ở Crimea, có gần 2.000 quân nhân quyết định rời khỏi Crimea.

Hãng RIA Novosti ngày 23 tháng 3 dẫn lời nhà cầm quyền Crimea cho biết, quân biên phòng Ukraine đã đóng cửa tuyến đường bộ với Crimea, kể cả quân nhân Ukraine cũng không thể đi qua.

Nhà cầm quyền Crimea nhận định, hành động này của Ukraine là muốn "chỉ trích nhà cầm quyền Crimea cấm nhân viên rời khỏi, từ đó tạo bầu không khí căng thẳng ở khu vực biên giới".

Hãng Itar-Tass ngày 22 tháng 3 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, tức Chủ tịch Thượng viện Nga Matviyenko cho biết, phía Nga không có ý định kết nạp khu vực khác của Ukraine vào Liên bang Nga.

Lực lượng biên phòng Ukraine tổ chức tập trận ở biên giới Nga-Ukraine
Lực lượng biên phòng Ukraine tổ chức tập trận ở biên giới Nga-Ukraine

Nga không cho phép quan sát viên đến Crimea

Nga ngày 21 tháng 3 quyết định, đồng ý cho Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cử quan sát viên tới Ukraine, nhưng không cho phép quan sát viên tới Crimea.

Bộ Ngoại giao Nga ngày 21 ra tuyên bố cho biết: "Nga hy vọng các quan sát viên quốc tế làm việc khách quan, công bằng trong biên giới Ukraine có thể giúp hóa giải cuộc khủng hoảng này".

Nga kêu gọi Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu có thể giúp kết thúc "hành vi thổ phỉ chủ nghĩa dân tộc" và"thế lực chủ nghĩa cực đoan" ở Ukraine.

Nga là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Sau khi Nga bày tỏ lập trường, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tối ngày 21 tháng 3 bày ỏ nhất trí cử quan sát viên tới Ukraine.

Hãng tin BBC Anh cho biết, trong 24 giờ tiếp theo, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ phái nhóm tiền trạm đến Ukraine. Trong 6 tháng tiếp theo, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cử 100 quan sát viên dân sự, nếu cần thiết, số người có thể tăng nhiều nhất đến 500 người.

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nhấn mạnh, quan sát viên làm việc sẽ "không liên quan đến Crimea và thành phố Sevastopol, bởi vì chúng là một bộ phận của Nga".

Quân đội Ukraine tập trận ở biên giới Nga-Ukraine (ảnh nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Quân đội Ukraine tập trận ở biên giới Nga-Ukraine (ảnh nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)

Trước đó một thời gian, nhận lời mời của Chính phủ Ukraine, đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu từng đến Ukraine, nhưng bị nhà cầm quyền Crimea từ chối.

Ngoại trưởng Đức thăm Ukraine phê phán Nga có ý định chia cắt châu Âu

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 22 tháng 3 đến Thủ đô Kiev, Ukraine, gặp Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.

Sau đó, tại cuộc họp báo, ông Steinmeier cho biết, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có thể làm châu Âu chia rẽ, cộng đồng quốc tế không thể ngồi nhìn. "Crimea trưng cầu dân ý... vi phạm luật pháp quốc tế và có ý đồ chia cắt châu Âu".

Hãng tin AFP bình luận, trong tình hình hiện nay, hoạt động ngoại giao này của các nước EU được coi là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền Ukraine.

Ông Yatsenyuk nói tại cuộc họp báo, cho biết, Ukraine cần châu Âu ủng hộ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh năng lượng, "sẽ thúc đẩy lực lượng vũ trang Ukraine hiện đại hóa và lớn mạnh".

Ngày 21 tháng 3, tại Brussels Bỉ, các nhà lãnh đạo Ukraine và EU "ký bổ sung" một phần điều khoản chính trị của Hiệp định liên kết, là bước đi quan trọng để Ukraine hòa nhập hơn vào phe phương Tây. Vài giờ sau, EU tuyên bố bổ sung quỹ viện trợ khoảng 1,4 tỷ USD cho Ukraine.

Lực lượng biên phòng Ukraine tổ chức tập trận ở biên giới Nga-Ukraine
Lực lượng biên phòng Ukraine tổ chức tập trận ở biên giới Nga-Ukraine

Trong thời gian ông Steinmeier thăm Donetsk, có vài nghìn người dân thân Nga đã tập trung, yêu cầu khu vực này học tập Crimea tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga.

Ngoài ra, ngày 22 tháng 3, tại Kiev, ông Yatsenyuk gặp gỡ Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, thảo luận về tình hình Crimea và việc Ukraine ký Hiệp định liên kết với EU. Ông Ban Ki-moon bày tỏ ủng hộ đối với chính quyền Ukraine, tin tưởng Ukraine có thể "nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn".

Đông Bình