Trung Quốc là đối thủ hàng đầu của Ấn Độ

20/09/2011 08:02
Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Do sự "va chạm chiến lược" ở khu vực cùng với xung đột biên giới, về mặt an ninh Trung Quốc là đối thủ hàng đầu của Ấn Độ.

Ngày 13/9, mạng “Eurasia Review” Mỹ đã đăng bài viết của tổ chức tư vấn phi lợi nhuận “Nhóm phân tích Nam Á” (SAAG) cho biết, tháng 8/2011 Lầu Năm Góc Mỹ đã công bố báo cáo hàng năm “Sự phát triển Quân sự và An ninh Trung Quốc năm 2011” trình lên Quốc hội.

Những nghiên cứu chi tiết về Trung Quốc đáng được Ấn Độ phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Đương nhiên, trong báo cáo này hoàn toàn không đề cập đến nhiều vấn đề tương đối nhạy cảm, nhưng trong đó có nội dung liên quan đến Ấn Độ và các nước châu Á đáng để những nước này nghiên cứu cẩn thận.

Phạm vi tác chiến chống can dự của quân đội Trung Quốc (PLA). Mỹ cho rằng, PLA đã triển khai tên lửa tầm trung Đông Phong-21 hiện đại hơn để đối phó với Ấn Độ
Phạm vi tác chiến chống can dự của quân đội Trung Quốc (PLA). Mỹ cho rằng, PLA đã triển khai tên lửa tầm trung Đông Phong-21 hiện đại hơn để đối phó với Ấn Độ

Theo bài báo, báo cáo này nhấn mạnh nhiều đến việc Ấn Độ là một trong những mục tiêu nhằm vào của Trung Quốc. Mặc dù báo cáo đã nhắc đến sự cải thiện về quan hệ kinh tế và một số phương diện xây dựng lòng tin giữa Trung-Ấn, nhưng cũng nhắc nhở Ấn Độ cần thận trọng.

Báo cáo đã khái quát sự lo ngại của Trung Quốc đối với sự trỗi dậy của Ấn Độ về sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự, đồng thời cũng nhắc đến việc Trung Quốc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn tiên tiến hơn CSS-5 để thay thế cho tên lửa nhiên liệu lỏng CSS-3 để triển khai ở biên giới Trung-Ấn, nhằm tăng cường khả năng răn đe đối với khu vực.

Trung Quốc còn xây dựng đường bộ và cơ sở hạ tầng ở biên giới Trung-Ấn, có kế hoạch triển khai lực lượng nhảy dù ở khu vực này, hơn nữa còn thực thi các biện pháp khác.

Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (NATO gọi là CSS-5) của PLA
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (NATO gọi là CSS-5) của PLA

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện nhảy dù ở khu vực cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc còn bố trí ống phóng tên lửa ở đường sắt dọc Thanh Tạng nhằm bảo đảm khả năng điều động nhanh chóng tên lửa tầm trung và tầm ngắn đến Lhasa và từ đó vận chuyển đến khu vực biên giới. Năm 2010, đường sắt Thanh Tạng đã từng vận hành thử mang theo đầy vật tư quân sự, nhưng báo cáo này hoàn toàn không đề cập đến điểm này.

Báo Mỹ cho rằng, chương về “biển Đông” hoàn toàn không nhắc cụ thể đến Ấn Độ, nhưng nếu kết hợp phần này với phần nói về Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc ra lời cảnh báo khi tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ đi vào biển Đông trong tháng 7/2011, thì có thể hiểu được khá toàn diện.

Tháng 7/2011, khi tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ hiện diện ở biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo làm "đòn thử" đối với Ấn Độ
Tháng 7/2011, khi tàu tấn công đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ hiện diện ở biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo làm "đòn thử" đối với Ấn Độ

Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng để Ấn Độ thực hiện lợi ích kinh tế, văn hóa và chính trị của mình ở biển Đông và biển Hoa Đông. Sự cảnh báo đối với tàu tấn công đổ bộ INS Airavat là đòn thử của Trung Quốc đối với Ấn Độ, nhằm muốn biết Ấn Độ có thể làm cho bao nhiêu nước tiếp nhận chủ trương lãnh thổ của mình trên vùng biển này.

Báo Mỹ cho biết, mặc dù không phải là quan điểm mới, Lầu Năm Góc đã gắn biển Hoa Đông với chiến lược biển Đông của Trung Quốc, cho rằng tình hình căng thẳng của khu vực này có thể trầm trọng hơn.

Theo đánh giá, biển Hoa Đông có trữ lượng lớn khí đốt tự nhiên và 100 tỷ thùng dầu. Mặc dù không có điều tra chi tiết về biển Đông, nhưng trữ lượng tài nguyên của nó có thể tương đương với biển Hoa Đông.

Với sự hậu thuẫn về quân sự, Trung Quốc đang gia tăng đòi hỏi lợi ích cốt lõi - chủ quyền biển ở khu vực, có thể làm thay đổi mô hình xử lý vùng biển ở châu Á. Trong khi đó, Ấn Độ đang đẩy mạnh chính sách hướng Đông
Với sự hậu thuẫn về quân sự, Trung Quốc đang gia tăng đòi hỏi lợi ích cốt lõi - chủ quyền biển ở khu vực, có thể làm thay đổi mô hình xử lý vùng biển ở châu Á. Trong khi đó, Ấn Độ đang đẩy mạnh chính sách hướng Đông

Trung Quốc đã thể hiện rõ ý đồ sử dụng vũ lực với Nhật Bản (ở biển Hoa Đông), Philippinese và Việt Nam (ở biển Đông), đồng thời thể hiện rõ quyết tâm coi toàn bộ chúng là chủ quyền của Trung Quốc.

Một bài báo gần đây của tờ “Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo đối với Tân Thủ tướng Nhật Bản rằng, Nhật cần tôn trọng đầy đủ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Tín hiệu này đã phản ánh chủ trương của Trung Quốc là chủ quyền của những hòn đảo đang tồn tại tranh chấp (do Nhật Bản kiểm soát thực tế) thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự đối với các nước quanh biển Đông.

Nếu cùng xem xét hai vùng biển này, người ta có thể tưởng tượng được vai trò ảnh hưởng to lớn của nó đối với thế giới. Mãi đến những năm gần đây, hai vùng biển này vẫn được coi là vùng biển tự do quốc tế. Nhưng bắt đầu từ năm 2008, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng làm hậu thuẫn, luôn nhấn mạnh sở hữu chủ quyền đối với chúng; và những tuyên bố này có thể sẽ làm thay đổi mô hình xử lý vấn đề vùng biển của toàn bộ châu Á.

Khả năng chống can dự của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương khiến Mỹ lo ngại
Khả năng chống can dự của Trung Quốc trong khu vực Thái Bình Dương khiến Mỹ lo ngại

Báo Mỹ cho biết, chiến lược của Trung Quốc và nhu cầu cứng rắn đã phát triển theo sự phát triển về quân sự (trong đó có khả năng đối kháng khu vực/chống can dự). Chiến lược của Trung Quốc cho rằng, biển Hoa Đông và biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc, từ đây Trung Quốc có thể tiến thêm một bước mở rộng sức mạnh ra bên ngoài.

Dưới góc nhìn của Ấn Độ, họ chắc chắn phải đưa ra tuyên bố về lập trường của mình đối với Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương; cũng cần phải trình bày lập trường của mình trong vấn đề tuyến đường kinh tế quan trọng sống còn như biển Đông và biển Hoa Đông.

Báo Mỹ cho rằng, báo cáo này của Lầu Năm Góc đã đề cập đến sự tranh cãi về việc hải quân Trung Quốc đóng vai trò gì ở đại dương và phải chăng cần thiết xây dựng căn cứ ở nước ngoài.

Trong tương lai gần, hải quân Trung Quốc không thể có căn cứ quân sự ở nước ngoài. Vì vậy, họ muốn mở rộng phạm vi khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình và đang nỗ lực theo hướng này. Cơ sở tài nguyên của Trung Quốc chủ yếu là Trung Đông và Bắc Phi, nó có thể đảm bảo an ninh cho Ấn Độ Dương.

Trung Quốc đang tìm kiếm xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó có vùng biển Ấn Độ Dương
Trung Quốc đang tìm kiếm xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó có vùng biển Ấn Độ Dương

Hiện nay, Mỹ bảo đảm tự do hàng hải, gồm cả khu vực vùng Vịnh. Do sức mạnh kinh tế của Mỹ suy giảm và dự luận trong nước không hài lòng với việc sử dụng vũ lực ở nước ngoài, họ sẽ tìm cách cùng nước khác bảo đảm tự do hàng hải. Nhưng tất nhiên, Trung Quốc hoàn toàn không phải là đối tác hợp tác lý tưởng.

Báo Mỹ cho rằng, một số nội dung được báo cáo đề cập như “chủ động phòng thủ”, “3 cuộc chiến” và khả năng thu thập tin tức tình báo mạnh, cũng có thể làm cho Ấn Độ ý thức được một số mối đe dọa chưa được nhắc đến.

Tìm hiểu “Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” của Lầu Năm Góc từ bối cảnh của Ấn Độ là rất cần thiết. Khi báo cáo này đề cập đến một nước hoặc một khu vực, nó thường phản ánh sự lo ngại của Mỹ.

Thông thường, một báo cáo chuyên đề chủ yếu quan tâm đến an ninh của Đài Loan và quan hệ quân sự Trung-Mỹ. Những vấn đề như an ninh của Nhật Bản, tự do hàng hải ở biển Hoa Đông và biển Đông sẽ là mối quan tâm chính của Mỹ.

Tranh chấp biên giới Trung-Ấn vẫn rất nóng bỏng với việc hai bên đều tăng cường triển khai quân tại đây
Tranh chấp biên giới Trung-Ấn vẫn rất nóng bỏng với việc hai bên đều tăng cường triển khai quân tại đây

Qua những báo cáo này, Ấn Độ dần dần có thể kết luận: Mỹ cho rằng, Ấn Độ có thể làm một đối tác hợp tác bảo đảm cho vùng biển quốc tế không bị Trung Quốc kiểm soát. Nếu Mỹ muốn Ấn Độ trở thành một nước đứng ở tuyến đầu bao vây Trung Quốc, điều này sẽ tồn tại một số vấn đề. Trung Quốc đang trả lời cho các vấn đề của họ; trong mối quan hệ như vậy, nước đứng ở tuyến đầu sẽ bị “hy sinh” trước.

Được biết, khả năng “tâm lý chiến” của Ấn Độ rất thiếu hụt. Ấn Độ không có khả năng so với Trung Quốc về “3 cuộc chiến” gồm tâm lý, dư luận và pháp lý. Mỹ có thể thông qua báo chí và cố vấn tiến hành tâm lý chiến hoàn hảo, còn chính phủ Ấn Độ vẫn không coi trọng đầy đủ đối với nó. Đến nay, “tâm lý chiến” không thể thiếu đối với thế giới hiện nay.

Đồng thời, Ấn Độ là một nước không liên kết, và có chính sách ngoại giao độc lập. Nhưng, không liên kết không còn là một khái niệm tiêu cực, chính sách ngoại giao độc lập cũng không có nghĩa là không tìm kiếm sự ủng hộ của nước khác khi phải ứng phó với sự tấn công của nước khác.

Mỹ đã ý thức được hiện trạng mà Ấn Độ phải đối mặt, đó là Trung-Ấn có đường biên giới tới 4.000 km, và về mặt an ninh, Trung Quốc là đối thủ hàng đầu của Ấn Độ.

Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)