Báo TQ vừa dụ vừa dọa, xuyên tạc, bôi nhọ: Việt Nam ôm chân Mỹ

01/06/2014 07:07
Đông Bình
(GDVN) - Bài báo xuyên tạc Việt Nam "ôm chân" Mỹ, xây dựng chiến lược Biển Đông mới, vừa dọa dẫm vừa dụ dỗ Việt Nam đàm phán song phương.
Trung Quốc luôn bố trí lượng lớn tàu xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, trong đó có tàu quân sự, hải cảnh, tàu cá...
Trung Quốc luôn bố trí lượng lớn tàu xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, trong đó có tàu quân sự, hải cảnh, tàu cá...

Tờ "Nhật báo kinh tế Cam Túc" Trung Quốc ngày 30 tháng 5 có bài viết cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa thăm Việt Nam, đã được Việt Nam hoan nghênh (bài báo cho ông là "chúa cứu thế"), ông Cardin được rất nhiều quan chức cấp cao Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng tiếp kiến, truyền thông thì tích cực đăng tải sự ủng hộ đối với ông, cho biết, thượng nghị sĩ Mỹ phê phán hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo bài báo, thời điểm ông Benjamin Cardin thăm Việt Nam đúng vào lúc "tranh chấp Biển Đông giữa Trung-Việt" (thực chất là Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam) nóng lên nhanh chóng, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam mà bài báo vu vạ cho rằng chính quyền Việt Nam dung túng, đã "không dọa được hoạt động (trái phép) giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông", trái lại, bài báo cho là kinh tế và hình ảnh của Việt Nam bị tổn thương, do đó Việt Nam cần gấp một "ân nhân cứu mạng" (?).

Theo báo chí Việt Nam, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã yêu cầu chính phủ công bố kế hoạch để doanh nghiệp, người dân tìm hiểu cách thức ứng phó của chính phủ đối với tác động ảnh hưởng từ căng thẳng trên Biển Đông. Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đang tích cực kiểm soát tình hình.

Bài báo dẫn bình luận của 1 "học giả" cho biết, kế hoạch ứng phó Trung Quốc của chính quyền và các nhà chiến lược Việt Nam gồm: Một là "lôi kéo" (hợp tác) Mỹ, Nhật Bản và Philippines cùng tạo ra môi trường quốc tế để Trung Quốc phải đối mặt với áp lực. Hai là theo đuổi "bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau" giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh - báo Trung Quốc thêm lời xuyên tạc.

Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa đến thăm Việt Nam
Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin vừa đến thăm Việt Nam

Học giả Trung Quốc Tôn Tiểu Nghênh ngày 28 tháng 5 cho rằng, Việt Nam đã có chút "hoảng sợ", theo đuổi "bảo đảm triệt tiêu lẫn nhau" sẽ chỉ làm hao tổn bản thân, chỉ cần Trung Quốc giữ kiên định, Việt Nam "ôm chân ai" đều không có tác dụng - báo Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc xấu về Việt Nam.

Việt Nam coi trọng sự ủng hộ của Mỹ

Bài báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 29 tháng 5 cho rằng, từ ngày 2 tháng 5 đến nay, Việt Nam đã điều nhiều loại tàu tiến hành "quấy rối" (thực ra là chấp pháp) đối với hoạt động của giàn khoan (trái phép) Trung Quốc tại "vùng biển quần đảo Tây Sa" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam).

Cảnh Nhạn Sinh lớn tiếng và trịch thượng dọa nạt rằng, quân đội Trung Quốc đang thực hiện "chức trách bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân" (thực chất là đi cướp biển của nước khác), sẽ "căn cứ vào việc triển khai thống nhất của nhà nước, làm tốt các công việc liên quan", rằng "quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia của quân đội Trung Quốc là kiên định, không thay đổi, trong vấn đề này tuyệt đối không có chỗ cho mặc cả, cũng quyết không cho phép bất cứ hành vi khiêu khích nào".

Bài báo xuyên tạc cho rằng, thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin đến thăm được truyền thông Việt Nam đăng tải như là "Việt Nam tìm được chỗ dựa". Theo bài báo, trong nhiều ngày qua, tranh thủ tiếng nói ủng hộ trong và ngoài nước liên quan đến "tranh chấp Biển Đông" là đặc sắc lớn nhất của các phương tiện truyền thông Việt Nam".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu khí ở vùng biển tranh chấp là "khiêu khích và nguy hiểm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki gọi việc Trung Quốc lắp đặt giàn khoan dầu khí ở vùng biển tranh chấp là "khiêu khích và nguy hiểm”.

Theo nhận định xằng bậy của bài báo, truyền thông Việt Nam đã chú ý đăng tải hình ảnh bắt tay giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin. Trong cuộc gặp này, Thủ tướng Việt Nam đã cảm ơn phía Mỹ đã bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời hy vọng Mỹ tiếp tục có hành động mạnh mẽ phản đối hành vi nói trên của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Mỹ Benjamin Cardin cho biết, ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La và sẽ đưa ra sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tiến hành thảo luận về các vấn đề như tình hình căng thẳng biển Hoa Đông. Đối với cuộc gặp này, báo chí Việt Nam cho rằng, Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác toàn diện với Mỹ.

Theo tuyên truyền có chủ ý xuyên tạc của báo Trung Quốc thì Đài tiếng nói nước Nga ngày 28 tháng 5 dẫn lời học giả Viện khoa học Nga Vinogradov cho rằng, "Mỹ có ý định lợi dụng tranh chấp khu vực để tối đa hóa lợi ích của họ, Mỹ cho rằng không thể để điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương mất đi tính gay gắt".

Theo bài báo, dựa vào Mỹ chỉ là một trong những cách thức để Việt Nam thoát khỏi tình hình khó khăn hiện nay. Vào ngày 27 tháng 5, cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị, Việt Nam cần nhanh chóng đưa vấn đề giàn khoan 981 của Trung Quốc lên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhưng, ông cũng dự kiến, là một thành viên của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc có thể tiến hành phủ quyết và cũng sử dụng vai trò ảnh hưởng của họ tại Đại hội đồng.

Ngày 28 tháng 5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của VN theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Ngày 28 tháng 5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của VN theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Ngày 28 tháng 5, các phương tiện truyền thông Việt Nam đưa tin, Việt Nam đã làm tốt công tác chuẩn bị cho việc kiện Trung Quốc ở tòa án quốc tế.

Học giả Australia Carl Thayer ngày 28 tháng 5 nói với tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản rằng, một số nhà phân tích ở Việt Nam cho rằng, Trung Quốc đang tiến hanh một "cuộc chiến tiêu hao" không cân bằng ở Biển Đông với Việt Nam, tàu Việt Nam không thể địch nổi tàu Trung Quốc lớn hơn, theo tốc độ tổn hại hiện nay, Việt Nam có thể "không có đủ tàu" để chống Trung Quốc.

Việt Nam cũng đang cân nhắc hợp tác với Mỹ, một đề nghị là đẩy nhanh hợp tác giữa Cảnh sát biển hai nước. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (cảnh sát biển) có thể đến vùng biển Việt Nam để tiến hành huấn luyện liên hợp, hai bên có thể trao đổi quan sát viên.

Căn cứ vào hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường ký kết cách đây không lâu, máy bay trinh sát biển của hải quân Mỹ triển khai ở Philippines có thể lâm thời điều đến Việt Nam. Chúng có thể tiến hành diễn tập do thám trên biển liên hợp với phía Việt Nam. Nhân viên quân đội Mỹ có thể làm quan sát viên lên máy bay trinh sát của Việt Nam.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
Đông Bình