Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có ảnh hưởng gì?

07/06/2014 06:34
Việt Dũng
(GDVN) - Báo TQ cho là Hàn Quốc từ chối mua hệ thống đánh chặn THAAD của Mỹ, tự phát triển tên lửa đất đối không tầm xa, kích thích phát triển tên lửa tiên tiến.
Hải quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 (ảnh minh họa)
Hải quân Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 (ảnh minh họa)

Mạng "Phát thanh Trung Quốc" ngày 6 tháng 6 có bài viết dẫn lời một sĩ quan quân đội Hàn Quốc gần đây cho biết, quân đội sẽ quyết định dựa vào công nghệ trong nước phát triển tên lửa đất đối không tầm xa, từ chối mua hệ thống đánh chặn THAAD của Mỹ. 

Đồng thời, quân đội Hàn Quốc cũng đã từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa 3 tầng hợp thành bởi tên lửa phòng không tầm xa, tên lửa phòng không tầm trung do nước ngày nghiên cứu chế tạo và hệ thống phòng thủ tên lửa đoạn cuối nhập của Mỹ.

Hàn Quốc phải chăng có khả năng xây dựng hệ thống tên lửa khổng lồ? Điều này sẽ gây ảnh hưởng gì tới tình hình khu vực? Giáo sư Lý Lỵ, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra một số đánh giá về vấn đề này.

Không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Bắc Á của Mỹ?

Về việc Hàn Quốc từ chối mua hệ thống đánh chặn THAAD của Mỹ, Lý Lỵ cho rằng, Hàn Quốc cho biết, họ sẽ không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa nhất thể ở Đông Bắc Á do Mỹ lãnh đạo. Thông tin này chưa có  công bố chính thức, chỉ là sự phỏng đoán của các "chuyên gia TQ" - PV

Còn việc Hàn Quốc tự nghiên cứu phát triển tên lửa đất đối không tầm xa có khả năng thành công hay không thì khó dự đoán.

Theo Lý Lỵ, nếu Hàn Quốc đã mua sắm hệ thống THAAD của Mỹ, thực ra có nghĩa là Hàn Quốc đã gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Bắc Á gồm có Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí Australia trong tương lai, đây là điều rất nhạy cảm.

Nhật Bản là người tiên phong tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Á của Mỹ (nguồn báo Phương Đông, TQ)
Nhật Bản là người tiên phong tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Á của Mỹ (nguồn báo Phương Đông, TQ)

Hiện nay, Hàn Quốc đưa ra một kết luận phủ định, hơn nữa từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của nước này, đây là một sự phản hồi "rất đúng lúc", cũng là một sự sắp đặt.

Hiện nay, tình hình tiến triển của toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Hàn Quốc có thể phần nhiều là một ý tưởng, còn có khoảng cách nhất định so với thực tiễn công nghệ thực sự. 

Từ việc nghiên cứu chế tạo tổng thể hệ thống chỉ huy và đạn đánh chặn đến thử nghiệm thành công, lắp ráp cuối cùng - đây là một quá trình tương đối dài.

Muốn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chủ yếu hiện nay?

Kế hoạch cụ thể phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc đã bao gồm 3 tầng - hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, tầm trung và đoạn cuối. Lý Lỵ cho rằng, điều này chỉ cho thấy Hàn Quốc muốn xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa theo xu thế chủ yếu trên thế giới, hoàn toàn không có nghĩa là Hàn Quốc có khả năng này.

Theo Lý Lỵ, Hàn Quốc đưa ra một hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa nhiều tầng, nguyên nhân chính là để ứng phó với CHDCND Triều Tiên. 

Chẳng hạn, nhìn vào góc độ mối đe dọa tên lửa, Hàn Quốc chắc chắn phải có hệ thống như vậy mới có thể đáp ứng đánh chặn, phòng thủ cụ thể của các đô thị lớn, trong đó có các đô thị trung tâm.

Hiện nay Hàn Quốc đưa ra yêu cầu cơ bản phù hợp với phòng thủ tên lửa theo xu thế chính của thế giới hiện nay, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là họ đã có khả năng thực hiện.

Mỹ triển khai radar AN/TPY-2 ở Hàn Quốc có thể theo dõi các hoạt động bắn tên lửa xuyên lục địa ở hầu hết các khu vực của Trung Quốc (nguồn báo Phương Đông, TQ)
Mỹ triển khai radar AN/TPY-2 ở Hàn Quốc có thể theo dõi các hoạt động bắn tên lửa xuyên lục địa ở hầu hết các khu vực của Trung Quốc (nguồn báo Phương Đông, TQ)

Do hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa nhiều tầng phải đáp ứng một số điều kiện: Thứ nhất, hệ thống phòng thủ tên lửa tầng cao chính là phiên bản Hàn Quốc, phải có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa. 

Ở góc độ này, họ yêu cầu độ cao đánh chặn của công nghệ thường phải là 40 km - 100 km. Nhìn vào khả năng phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc hiện nay, họ còn chưa có điều kiện này.

Thứ hai, hệ thống phòng thủ tên lửa tầng giữa ít nhất cần có trình độ tương tự tên lửa Patriot-3 do Mỹ chế tạo. Nhìn vào ý tưởng công nghệ và thực tế hiện nay, thì Hàn Quốc còn có khoảng cách nhất định.

Sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực?

Hàn Quốc xác định kế hoạch phát triển tên lửa khổng lồ như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng gì? Lý Lỵ cho rằng, động thái này của Hàn Quốc sẽ trực tiếp kích thích khu vực châu Á theo đuổi khả năng tên lửa tiên tiến.

Lý Lỵ phân tích, điều này sẽ trực tiếp kích thích phổ biến công nghệ tên lửa ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hàn Quốc hiện nay đã xác lập một kế hoạch phát triển tên lửa khổng lồ như vậy, họ không chỉ có khả năng đánh chặn phòng không, khả năng phòng thủ tên lửa tầm xa, mà còn có khả năng tấn công tên lửa tầm xa, thế tấn công tên lửa này chắc chắn sẽ phá vỡ trước đây.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 (ảnh nguồn báo Phương Đông, TQ)
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 (ảnh nguồn báo Phương Đông, TQ)

Hiệp định công nghệ tên lửa giữa Mỹ và Hàn Quốc quy định, Hàn Quốc không thể sở hữu tên lửa có tầm phóng trên 800 km. 

Như vậy, hiện nay, nếu Hàn Quốc thông qua đánh chặn tên lửa của đối phương để phát triển tên lửa của mình, thì sẽ gây ra cảm giác không an toàn cho nước khác, chẳng hạn CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục thực hiện bắn thử tên lửa cự ly xa hơn, đây là điều rất khó tưởng tượng.

Vì vậy, việc Mỹ triển khai radar phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản, triển khai hợp tác hệ thống phòng thủ tên lửa với Hàn Quốc ở mức độ nào đó thì đều sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến an ninh khu vực.

Việt Dũng