Báo Nhật: Phải quay video máy bay Trung Quốc để làm chứng, phản bác

19/06/2014 08:52
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản kiến nghị, cần quay video về hoạt động khiêu khích của Trung Quốc để trưng ra cho cộng đồng quốc tế xem, phản bác lập trường của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-27 Trung Quốc

Báo chí Nhật Bản cho biết, ngày 29 tháng 5, trên biển Hoa Đông, tàu chiến hải quân Trung Quốc có thể sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn máy bay tuần tra và tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tiếp tục cho thấy Trung Quốc là một mối đe dọa.

Nhưng, ngày 17 tháng 6, tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chưa xác nhận thông tin này.

Mặc dù vậy, Chính phủ Nhật Bản vẫn nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đã cho máy bay chiến đấu “tiếp cận, áp sát bất thường” đối với máy bay của Nhật Bản, đồng thời bàn bạc khả năng quay video về sự “tiếp cận bất thường” này của máy bay chiến đấu Trung Quốc.

Trong khi đó, ngày 17 tháng 6, về phía Trung Quốc, ông Hứa Kỳ Lượng, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hội kiến với Tư lệnh Không quân Australia Jefferey Brown, đã tuyên truyền cho rằng, gần đây Nhật Bản tuyên truyền máy bay chiến đấu Trung Quốc “tiếp cận bất thường” máy bay trinh sát Nhật Bản là ngôn luận "đánh lừa, kích động và vô trách nhiệm", mục đích căn bản là "đánh lừa" cộng đồng quốc tế, "che mắt" người dân trong nước, "tạo cớ" dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể và sửa đổi Hiến pháp, tăng cường quân bị.

Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Trang mạng Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 17 tháng 6 cho biết, khi được hỏi về vấn đề radar điều khiển hỏa lực của tàu chiến Trung Quốc ngắm bắn máy bay tuần tra và tàu hộ vệ của Nhật Bản vào ngày 29 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, (ông) đã nhận được thông tin có liên quan, nhưng ngày 29 tháng 5 đã không xảy ra sự việc radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn.

Tờ "Asahi Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 6 từng đưa tin, ngày 29 tháng 5 tàu chiến Trung Quốc có thể sử dụng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ và máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ, nơi xảy ra sự việc nằm ở vùng biển bên phía Nhật Bản ở đường trung tuyến Nhật-Trung trên biển Hoa Đông, cách không xa mỏ dầu khí Xuân Hiểu mà Trung Quốc đang khai thác.

Cụ thể là, sáng cùng ngày, tàu hộ vệ hải quân Trung Quốc có thể dùng radar điều khiển hỏa lực ngắm bắn tàu hộ vệ Sawagiri của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Theo bài báo, chiều cùng ngày tàu chiến Trung Quốc còn có thể tiến hành hoạt động tương tự đối với máy bay tuần tra P-3C đang thực hiện nhiệm vụ cảnh giới ở lân cận.

Tàu hộ vệ Sawagiri Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu hộ vệ Sawagiri Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Theo bài báo: "Bộ Quốc phòng (Nhật Bản) cho rằng, hành vi này có tính chất khiêu khích, nhưng do không nắm được chứng cứ chính xác, vì vậy luôn không công khai". Tháng 2 năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, vào ngày 30 tháng 1, tàu chiến Trung Quốc đã chiếu radar điều khiển hỏa lực vào tàu hộ vệ của Lực lượng Phòng vệ, cho rằng điều này là “sai lầm và sẽ phát triển thành tình thế rất nguy hiểm”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó lại bác bỏ vấn đề này, cho rằng điều này "không đúng sự thật".

Tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 17 tháng 6 cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc đều có quan điểm trái ngược về sự kiện máy bay chiến đấu Trung Quốc tiếp cận bất thường đối với máy bay Lực lượng Phòng vệ. Nhật Bản có người cho rằng, chỉ dựa vào chứng cứ hình ảnh "tĩnh" trước đây thì không đủ, cần thông qua quay video máy bay quân sự Trung Quốc, "tích cực trưng bày chứng cứ phản bác Trung Quốc".

Về vấn đề máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận bất thường đối với máy bay của Nhật Bản, Trung Quốc đã nhiều lần cử phát ngôn viên ngoại giao và quốc phòng lên tiếng để biện hộ, rồi lại yêu cầu Nhật Bản lập tức chấm dứt tất cả những lời nói và hành động mà họ gọi là "khiêu khích".

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

 >> Báo TQ viết gì về chuyến thăm Hà Nội của ông Dương Khiết Trì?

Việt Dũng