Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông

21/06/2014 06:53
Trần Nghĩa Sơn
(GDVN) - Điều quan trọng là không phải Bắc Kinh nói gì, mà quan trọng là họ hành động như thế nào trên Biển Đông.

Trang tin tức trực tuyến Manila Bulletin của Philippines ngày 20/6/2014 đăng bài viết “China, US deploy submarines in disputed South China Sea” của cây bút Roy Mabasa về tình hình tại Biển Đông.

Bài viết cho rằng việc triển khai các tàu ngầm của Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông có thể dẫn đến sự leo thang xung đột ở vùng biển tranh chấp này.

Một tác nhân gây ra tiềm năng bất ổn ở Biển Đông là việc triển khai thêm tàu ​​ngầm của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp, theo dự báo được thực hiện bởi Wikistrat, một công ty tư vấn phân tích chiến lược và dự báo.

Tình hình Biển Đông căng thẳng do hành động gây hấn của Trung Quốc. Trong ảnh là một tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào bên sườn tàu CSB Việt Nam (Ảnh: TTXVN)
Tình hình Biển Đông căng thẳng do hành động gây hấn của Trung Quốc. Trong ảnh là một tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào bên sườn tàu CSB Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Đầu năm nay, Trung Quốc đã triển khai cả ba tàu ngầm tên lửa hạt nhân Type 094 của mình trong Biển Đông, như một phần trong chiến lược hải quân của mình để răn đe hạt nhân. Hoa Kỳ phản ứng lại bằng cách gửi một trong những tàu ngầm của họ, là USS North Carolina, đến khu vực để bắt đầu tuần tra và giám sát hoạt động của Trung Quốc.

Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông ảnh 2Trung Quốc: “Cường quốc xịt vòi rồng và ném chai lọ”

(GDVN) - Trung Quốc trở thành cường quốc “độc đáo” nhất thế giới; “Bán vé số có thu nhập cao” và Quốc hội bàn việc lấy phiếu tín nhiệm là các tin “nóng” trong tuần qua.

Theo Wikistrat, điều này có thể dẫn đến sự leo thang của cuộc xung đột. Nhưng các nước khác chuyển hướng lực lượng và tàu ngầm hải quân của họ đến Biển Đông là tốt, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Để đối phó với sự tăng cường triển khai tàu ngầm của Trung Quốc, Việt Nam đã nỗ lực hiện đại hóa hải quân của mình, bao gồm việc mua các tàu hộ vệ lớp Gepard có khả năng săn ngầm của Nga và các tàu hộ vệ lớp Sigma có khả năng tàng hình của Hà Lan.

Các nhà phân tích của Wikistrat nói việc Việt Nam triển khai một tàu ngầm Kilo ở khu vực tranh chấp, cùng với các tàu mặt nước, là để theo dõi tàu ngầm của Trung Quốc và đảm bảo nó không đâm hoặc đánh chìm tàu ​​đánh cá Việt Nam.

Nhật Bản sẽ không đứng ngoài cuộc

"Nếu Trung Quốc phản ứng bằng cách triển khai các tàu ngầm Type 093 của họ vào biển Biển Đông, Nhật Bản có thể sẽ bắt đầu tung ra một lớp tàu ngầm Soryu mới, mỗi năm một chiếc, nâng tổng số lên 11 vào năm 2020," Wikistrat nói. "Các tác động xoắn ốc của sự phát triển của tàu ngầm ở Biển Đông làm cho các quốc gia như Philippines và Việt Nam tin rằng họ không còn lựa chọn nào khác là thúc đẩy chương trình hải quân của mình, vì sợ tụt lại phía sau."

Trong khi Việt Nam tập trung vào việc phát triển hải quân của mình, Philippines tìm đến các quốc gia khác cũng có những tranh chấp với Trung Quốc - đặc biệt Nhật Bản và Hàn Quốc để cải thiện khả năng quân sự của mình.

Quan tâm của Hàn Quốc

Hàn Quốc, nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những hành động "đáng lo ngại" gần đây được gây ra bởi Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

"Không chỉ là khiêu khích mà còn là điều thực sự nghiêm trọng đối với các bạn (Philippines và Việt Nam) và đối với cả chúng tôi", đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Philippines Min Kyong-Ho nói với Manila Bulletin trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.

Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự (trái phép) trên đảo Gạc Ma, Trường Sa (Ảnh: AP)
Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự (trái phép) trên đảo Gạc Ma, Trường Sa (Ảnh: AP)

"Việc cải tạo các đảo đá (ở quần đảo Trường Sa) và xây dựng đường băng quân sự (của Trung Quốc) là rất đáng lo ngại", ông nói. "Các rạn san hô đẹp đang bị phá hủy với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo."

Ông Min Kyong-Ho đã đề cập đến các báo cáo gần đây rằng Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự của mình trong một khu vực gây tranh cãi trong Biển Đông bằng cách thiết lập một hòn đảo nhân tạo với một đường băng và nơi neo đậu cho tàu chiến. 

Tuân thủ luật pháp quốc tế

Ông Min Kyong-Ho nhấn mạnh rằng mối quan tâm cơ bản của Hàn Quốc là "tất cả các loại rắc rối với Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế."

Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông ảnh 4Trung Quốc sợ một trận Trân Châu Cảng kiểu Việt Nam?

(GDVN) - Việt Nam không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.

"Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cần được sớm thỏa thuận để đạt được," ông tuyên bố. "Trong khi đó, DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông) nên được theo dõi. Đó là nguyên tắc chung của chúng ta."

"Tự do hàng hải phải được bảo đảm," ông Min Kyong-Ho nhấn mạnh.

Hàn Quốc đã công bố Khu vực nhận dạng phòng không của riêng mình (ADIZ) để đối phó với việc Trung Quốc thành lập ADIZ ở Biển Hoa Đông "vì (TQ) đã có hành vi xâm phạm lãnh thổ (của Hàn Quốc)", ông Min Kyong-Ho nói.

Với Philippines, ông cho biết là Hàn Quốc quan tâm đến việc thúc đẩy và tăng cường quan hệ trong mọi lĩnh vực với các quốc gia này bao gồm quốc phòng, chính trị, kinh tế và văn hóa.

Một sự kiện tăng thêm vào những nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai nước là việc ký kết gần đây của một hợp đồng 420 triệu USD, theo đó Hàn Quốc sẽ bán 12 máy bay chiến đấu tấn công hạng nhẹ FA-50 cho Philippines.

“Trung Quốc yêu hòa bình” (?)

Mặc dù căng thẳng leo thang ở các vùng biển tranh chấp, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc "vốn dĩ yêu hòa bình" và sẽ "có biện pháp kiên quyết" để bảo vệ sự ổn định khu vực (thực tế là Trung Quốc thường gây căng thẳng với các nước láng giềng, làm mất ổn định khu vực-PV). Ông Lý cũng khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình bất chấp căng thẳng với các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam.

Ông Lý nhấn mạnh rằng “Sự bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc” và một "môi trường láng giềng ổn định" là cần thiết cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Ông đã phát biểu trong khu tài chính của thành phố London, trong một chuyến đi ba ngày nhằm mục đích xây dựng quan hệ thương mại và làm giảm quan hệ căng thẳng khi Thủ tướng Anh David Cameron gặp nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2012.

"Chúng tôi muốn có một môi trường bên ngoài ổn định. Trung Quốc vốn dĩ yêu chuộng hòa bình. Khổng Tử dạy chúng ta rằng chúng ta không nên làm cho người khác những gì mà chúng ta không muốn. Điều này đã được in vào trong gen của dân tộc Trung Hoa"(?), ông Lý cho biết trong một bài phát biểu với các chuyên gia chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị gia.

"Bành trướng không có trong gen của người Trung Quốc. Chúng ta cũng không thể chấp nhận logic rằng một quốc gia mạnh mẽ thì chắc chắn phải là bá chủ."

Nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ có hành động "để bảo vệ sự ổn định của khu vực" khi cần thiết.

"Đối với những hành vi gây sự cố và phá hoại hòa bình, Trung Quốc sẽ phải có biện pháp kiên quyết để ngăn chặn chúng, để ngăn tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát", ông nói, "Điều này là để bảo vệ sự ổn định của khu vực."

Quả thật, đối với các vị lãnh đạo Trung Quốc, lời nói và việc làm thường không đi đôi với nhau, hay như người ta vẫn thường nói là “nói một đằng, làm một nẻo”.

Trung Quốc nói và làm ở Biển Đông ảnh 5Vụ đảo hóa Gạc Ma nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nhiều lần giàn khoan 981

(GDVN) - Cần nhớ rằng, đây là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia đối với quần đảo Trường Sa chứ không còn là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Họ nói “hữu nghị”, “yêu hòa bình”, “bảo vệ sự ổn định của khu vực”… nhưng ai cũng thấy rõ là Bắc Kinh luôn gây sự với hầu hết các quốc gia láng giềng, từ Ấn Độ, Nhật Bản, đến Hàn Quốc, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Gần đây nhất là họ đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và DOC. Hành động “khiêu khích” này đã bị dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ.

Cho nên, dù ngài Dương Khiết Trì có sang Việt Nam để xoa dịu tình hình, thì Việt Nam cũng cần sáng suốt, cảnh giác với chiêu trò “vừa đấm, vừa xoa” của Trung Quốc.

Điều quan trọng là không phải Bắc Kinh nói gì, mà quan trọng là họ hành động như thế nào trên Biển Đông.

Trần Nghĩa Sơn