Học giả Philippines: Nhật thay Mỹ đối trọng Trung Quốc ở Biển Đông

30/06/2014 13:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Cả Việt Nam và Philippines đang tìm kiếm các hình thức khác nhau của thỏa thuận quân sự cho phép Nhật Bản có thể đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Richard Javad Heydarian.
Richard Javad Heydarian.

Richard Javad Heydarian, một học giả từ đại học Ateneo De Manila và là một nhà bình luận chính trị Philippines ngày 28/6 bình luận trên tờ National Interest, chuyến đi mới nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới châu Á dường như đã mở ra một kỷ nguyên mới của sự leo thang mà Trung Quốc đơn phương theo đuổi trên Biển Đông, Hoa Đông. 

Trong trường hợp không có một cam kết rõ ràng từ Mỹ để cứu giúp đồng minh Philippines một khi nổ ra chiến tranh với Trung Quốc, Bắc Kinh đã bị kích thích đẩy nhanh chiến lược thay đổi hiện trạng trên thực địa Biển Đông.

Học giả Philippines: Nhật thay Mỹ đối trọng Trung Quốc ở Biển Đông ảnh 2

Tập Cận Bình: Phô diễn sức mạnh quân sự là thiếu đạo đức và tầm nhìn!?

(GDVN) - Tập Cận Bình đưa ra những lời ngon ngọt, cam kết sáo rỗng với đủ thứ mĩ từ mị dân là lúc các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã kéo một số giàn khoan ra Biển Đông và nhằm mục tiêu chủ yếu vào Việt Nam với vụ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV) và việc cải tạo trái phép 5 trong 6 bãi đá ở Trường Sa (Trung Quốc xâm lược của Việt Nam năm 1988, Philippines cũng yêu sách chủ quyền đối với khu vực này). Bắc Kinh đã hăm hở thể hiện sức mạnh công nghệ của họ bằng cách tạo ra các đảo nhân tạo trái phép và lê giàn khoan đi khắp khu vực.

Bằng cách cải tạo bất hợp pháp một số bãi đá ở  Trường Sa thành đảo nhân tạo để có thể hỗ trợ cuộc sống của con người, làm căn cứ hậu cần cho các hoạt động tập trận (bất hợp pháp), Trung Quốc đã đặt mục tiêu gián tiếp hiện thực hóa đường lưỡi bò bằng cách đòi thêm 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở Trường Sa. Bằng cách này, Trung Quốc có thể ngụy biện rằng, thậm chí dựa trên luật pháp quốc tế hiện nay họ cũng có yêu sách "chủ quyền hợp pháp" trên Biển Đông?!

Hơn nữa, hoạt động xây dựng trái phép liên tục cho phép Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trên khắp khu vực. Việc thiết lập các đơn vị quân sự đồn trú (bất hợp pháp) và đường băng trong tương lai ở các đảo nhân tạo (nếu Trung Quốc làm xong) sẽ tạo cơ sở để Bắc Kinh leo thang thêm bước nữa, đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Trường Sa.

Ngoài ra Trung Quốc cũng đã trở nên ít rụt rè hơn trước trong việc đẩy mạnh thực hiện (dã tâm cuồng vọng) bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông. Cuối tháng này Bắc Kinh đã công bố một bản đồ chính thức mới khổ dọc chưa từng có, trong đó thể hiện hoàn toàn đường lưỡi bò (bất hợp pháp), khác với sự thể hiện mập mờ trong bản đồ khổ ngang trước đó. Bắc Kinh cố tình miêu tả Biển Đông như 1 phần lãnh thổ (bất hợp pháp) gắn liền với Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ngày càng thấy rõ Trung Quốc đang tìm cách thống trị trên Biển Đông cả về mặt thực tế lẫn pháp lý (cưỡng chế, áp đặt giải thích) để dồn ép các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Thậm chí ngay cả Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng phải kêu gọi Bắc Kinh giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật quốc tế.

Động thái xuất bản bản đồ trái phép này ngoài nhắc lại tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh với láng giềng, nó còn được sử dụng để tăng cường chiến lược tập hợp quần chúng của chính quyền Trung Quốc thông qua phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố công khai rằng, sự hiểu biết tốt hơn sẽ thúc đẩy công dân Trung Quốc duy trì bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền và quyền lợi hàng hải của nước này.

Nhưng càng nhiều thông tin (sai lệch) về chủ quyền của Trung Quốc được nhồi nhét vào tâm thức công chúng thì sẽ tạo ra muôn vàn khó khăn cho các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc để có thể công khai xuống thang trong vấn đề Biển Đông.

Học giả Philippines: Nhật thay Mỹ đối trọng Trung Quốc ở Biển Đông ảnh 4

Nhân Dân nhật báo tiếp tục luận điệu "chiêu hàng" Việt Nam

(GDVN) - Và cái gọi là "quyết tâm giải quyết" mâu thuẫn Việt - Trung mà tờ Nhân Dân nhật báo đưa ra là "trấn áp các hành động gây rối của Việt Nam"?!

Rõ ràng là chậm nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang theo đuổi 1 chính sách (bành trướng) lãnh thổ chủ động hơn, trong đó tập trung vào uy hiếp và đe dọa chứ không phải là điều chỉnh và xuống thang. Trong ngắn hạn có thể Trung Quốc đã nâng cấp chính sách đối ngoại cây gậy nhỏ của mình, nhưng quả đấm thép bọc găng tay nhung vẫn còn đó.

Việt Nam nhiều năm qua đã cẩn thận tìm kiếm một giải pháp hòa bình và tránh đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Quyết định hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây sốc. Nhưng Việt Nam đã sốc hơn khi Bắc Kinh điều tiếp 4 giàn khoan ra Biển Đông khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam. Dương Khiết Trì đã lên giọng vu cáo Việt Nam "thổi phồng" căng thẳng ở Biển Đông?!

Richard Javad Heydarian bình luận, nhận thức được sự giới hạn trong cam kết của Mỹ đối với khu vực khi chính quyền Obama phải vật lộn nhiều với các cuộc xung đột toàn cầu và cẩn thận ve vãn quan hệ quân sự với Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã quay sang Nhật Bản, nước đã hứa sẽ hỗ trợ kinh tế, cung cấp quân sự lớn hơn cho các đối tác Đông Nam Á.

Cả Việt Nam và Philippines đang tìm kiếm các hình thức khác nhau của thỏa thuận quân sự cho phép Nhật Bản có thể đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp những khúc mắc lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đối với khu vực, theo Heydarian.

Kể từ khi trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012 Thủ tướng Shinzo Abe đã không ngừng nỗ lực xây dựng Nhật Bản như một lực lượng đối trọng với Trung Quốc. Quan trọng hơn, Shinzo Abe đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các nước như Philippines đã công khai hoan nghênh chính sách quốc phòng mới chủ động hơn của Tokyo.

Tựu trung lại, rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách tối đa hóa mâu thuẫn chiến lược của Mỹ để chủ động thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Bắc Kinh đã tạo cho đối thủ của mình - Nhật Bản một cơ hội trở thành lãnh đạo mới trong khu vực.

Hồng Thủy