Việt, Đài, Phi có thể triển khai tên lửa hành trình hiệu quả cao

09/07/2014 08:53
Đông Bình
(GDVN) - Việt Nam đã sở hữu nhiều phương tiện triển khai tên lửa hành trình, còn có thể nhập khẩu tên lửa hành trình mũi nhọn từ Ấn Độ, Nga, châu Âu hoặc Mỹ.
Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 3 tháng 7 cho biết, tác phẩm chuyên ngành về việc Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình và lĩnh vực liên quan của Dennis Gormley và Andrew Ericson gần đây đã gây sốt trong dư luận.

Theo bài báo, trong 20 năm qua, Quân đội Trung Quốc đã phát triển được một lượng lớn tên lửa hành trình mạnh, đủ để đe dọa Mỹ và đồng minh. Những tên lửa hành trình có thể bắn từ mặt đất, tàu chiến mặt nước, máy bay và tàu ngầm này có thể tấn công tàu chiến và công trình quân sự mặt đất của Mỹ.

Bài báo cho rằng, chính như Dennis Gormley và Andrew Ericson đã chỉ ra, phát triển tên lửa hành trình có thể gây ấn tượng sâu sắc hơn so với phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm. Nhưng, nếu nước khác cũng bắt đầu học tập mô hình của Trung Quốc thì sẽ xảy ra cái gì?

Theo bài báo, tên lửa hành trình hoàn toàn không chỉ là vũ khí của kẻ yếu, việc sửa chữa và vận chuyển nó cần có sự hỗ trợ của hạ tầng cơ sở tốt. Giống như tên lửa hành trình mũi nhọn do Trung Quốc phát triển cần được đầu tư rất nhiều trong thời gian dài.

Đồng thời, Iran, Iraq, thậm chí Hezbollah trước đây từng sử dụng có hiệu quả cao tên lửa hành trình. Nếu họ có thể làm được thì Việt Nam, Đài Loan và Philippines (Việt, Đài, Phi ) cũng có thể triển khai tên lửa hành trình hiệu quả cao.

Tên lửa hành trình slêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)
Tên lửa hành trình slêu âm BrahMos Ấn Độ (ảnh tư liệu)

Bài viết cho rằng, đây là một con dao hai lưỡi. Cùng với việc Trung Quốc phát triển được vũ khí phát huy sức mạnh hiệu quả cao hơn, các nước khác cũng sẽ bắt đầu ý thức được ma lực của hệ thống chống can dự.

Việt Nam đã sở hữu nhiều phương tiện triển khai tên lửa hành trình. Máy bay chiến đấu Su-30 có thể bắn một loạt tên lửa hành trình. Tàu ngầm lớp Kilo được Việt Nam mua của Nga gần đây cũng có thể bắn tên lửa hành trình.

Việt Nam còn có thể triển khai tên lửa hành trình bắn từ mặt đất và tên lửa hành trình bắn từ tàu hộ vệ do Nga chế tạo. Ngoài ra, Việt Nam còn có thể nhập khẩu tên lửa hành trình mũi nhọn từ Ấn Độ, Nga, châu Âu hoặc Mỹ. Nguồn lực có thể tận dụng của Philippines ít hơn nhiều, nhưng họ cũng có thể bước lên con đường phát triển tương tự.

Trong cuốn sách này, Dennis Gormley đã bàn đến rất nhiều tình huống, trong những tình huống này, tên lửa hành trình sẽ được phổ biến trên phạm vi quốc tế. Mặc dù Trung Quốc không trực tiếp bán tên lửa hành trình (giống như trước đây), nhưng mọi người có thể dự kiến, vai trò "làm mẫu" của tên lửa hành trình Trung Quốc và cách nhìn đối với hiệu quả cao của chúng sẽ tác động đến quyết định mua sắm của các nước khác.

Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ (ảnh tư liệu)
Tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ (ảnh tư liệu)

Trên thực tế, nếu cảm thấy sợ hãi đối với tên lửa hành trình của Trung Quốc, sẽ thúc đẩy Mỹ, Ấn Độ và các nước khác xuất khẩu tên lửa hành trình, như vậy có thể tưởng tượng, tên lửa hành trình sẽ nhanh chóng phổ biến trên phạm vi quốc tế.

Tóm lại, tiếp tục trải qua một thập niên, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ dùng lực lượng chính của họ để đe dọa với tên lửa hành trình và cụm tàu chiến của Việt Nam, Philippines.

Dennis Gormley và Andrew Ericson còn cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã tập luyện rất nhiều để đề phòng sự tấn công của tên lửa hành trình của Mỹ, nhưng năng lực của họ vẫn chưa được kiểm nghiệm. Ở mức độ nào đó, Trung Quốc đã tự đặt ra giới hạn cho họ khi tìm kiếm vị thế thống trị về quân sự tại khu vực.

Trong tương lai, mọi người sẽ nhìn thấy, trong vấn đề kiểm soát phổ biến tên lửa hành trình, Trung Quốc sẽ tập trung hơn vào hợp tác đa phương.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm Hà Nội HQ-182 của Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm Hà Nội HQ-182 của Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tàng hình Lý Thái Tổ HQ-012 Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Tàu hộ vệ tàng hình Lý Thái Tổ HQ-012 Hải quân Việt Nam (ảnh tư liệu)
Đông Bình