Trung Quốc rình chờ cơ hội kết thúc “bá quyền” của Hải quân Mỹ

24/07/2014 09:06
Việt Dũng
(GDVN) - Đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 3 tàu sân bay và hơn 120 tàu chiến mặt nước và săn ngầm làm hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền bất hợp pháp.
Tàu Aegis Mỹ và tàu chiến biển gần Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu Aegis Mỹ và tàu chiến biển gần Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Báo chí Canada gần đây có đăng bài viết của tác giả Matthew Fischer. Bài viết cho rằng, đối với Trung Quốc, đến nay không có việc gì quan trọng hơn là kết thúc vị thế bá chủ của Hải quân Mỹ.

Vì vậy, sau khi xảy ra cuộc đụng độ nguy hiểm cao giữa 1 tàu chiến Trung Quốc và 1 tàu tuần dương Mỹ (giám sát tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc chạy thử ở Biển Đông cuối năm 2013), 2 tàu chiến Trung Quốc (tàu khu trục và tàu hộ vệ thuộc Hạm đội Nam Hải), 1 tàu tiếp tế và 1 tàu bệnh viện xuất hiện ở vùng biển Hawaii, gây tranh cãi cho binh sĩ hải quân nhiều nước trên thế giới.

Theo bài báo, trước đây, Hải quân Trung Quốc chưa từng được mời tham gia diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương. Hiện nay, trong thời gian diễn tập của hơn 50 tàu chiến đến từ 22 quốc gia (gồm có Canada), tàu chiến Trung Quốc ở lại vùng biển Hawaii gần 1 tháng. Thiếu tướng Pat Hall, người chỉ huy cụm chiến đấu tàu sân bay thứ 9, cho rằng, đây là cơ hội rất tốt để tìm hiểu hoạt động như thế nào của nhau.

Máy bay trên tàu sân bay USS Ronal Reagan, Hải quân Mỹ
Máy bay trên tàu sân bay USS Ronal Reagan, Hải quân Mỹ

Cùng với việc "siêu cường mới nổi" thử quyết tâm của siêu cường cũ, nhiều hiểu  nhầm hơn có thể xuất hiện.

Mục tiêu của Trung Quốc là xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa. Đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tàu sân bay do Liên Xô chế tạo (tàu sân bay Liêu Ninh), 2 tàu sân bay nội địa và hơn 120 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.

Trung Quốc ra sức chế tạo tàu chiến nhằm hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh ở các vùng biển Tây Thái Bình Dương giàu trữ lượng dầu khí, tạo ra hậu thuẫn về thực lực cho các tuyến đường biển xa xôi mà phần lớn xuất nhập khẩu của Trung Quốc phải lệ thuộc.

Trong nhiều năm qua, Hải quân Mỹ luôn tận dụng nhiều tàu sân bay của họ để tiến hành ngoại giao pháo hạm và thế tấn công ma lực. Trong thời gian diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương, một loại chiến lược được triển khai toàn diện.

Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) Mỹ
Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH 19) Mỹ

Thiếu tướng Hall trả lời phỏng vấn cho rằng, chương trình thời sự của họ thường có vài trăm triệu người xem.

Nhóm truyền hình Trung Quốc cũng đã phỏng vấn các thủy thủ của cơ quan bảo trì máy bay dưới boong tàu (quân đội Mỹ), chụp vài máy bay chiến đấu Super Hornet Hải quân Mỹ cất cánh, có vài người còn cảm thấy kinh ngạc về cáp hãm đà khi quay trở về địa điểm xuất phát của máy bay chiến đấu.

Cách làm của Hải quân Mỹ tạo ra sự so sánh rõ rệt với phương thức ứng xử với truyền thông phương Tây của Hải quân Mỹ. Người Trung Quốc chỉ cho phép truyền thông phương Tây lên tàu bệnh viện Hòa bình Phương Châu.

Câu hỏi dành cho các quân y và y tá Trung Quốc cũng phải đặt trước. Hơn nữa, họ kiên trì cho biết có quyền gạt bỏ trước khi đăng tải hoặc phát thanh.

Khi được phóng viên tờ "Aviation Week" Mỹ hỏi, chỉ huy biên đội tàu chiến Trung Quốc cho biết, trong tương lai Trung Quốc sẽ cùng hải quân nước khác thực hiện nhiều nhiệm vụ và diễn tập hơn. Hải quân Mỹ, Canada nhất trí cho rằng, Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự ở Hawaii là một thành công to lớn.

Máy bay vận tải Osprey Mỹ
Máy bay vận tải Osprey Mỹ
Việt Dũng