Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm chống tên lửa lần 3

24/07/2014 14:09
Bình Nguyên
(GDVN) - Hiện quân đội Mỹ chưa có bình luận gì về sự kiện. Chắc chắn đây sẽ là vấn đề được Lầu Năm Góc quan tâm, bàn bạc trong thời gian tới.
Tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản vừa có bài phân tích cho biết quân đội Trung Quốc mới vừa kết thúc một đợt thử nghiệm vũ khí chống tên lửa và đây là lần thứ ba kể từ các các lần phóng gần đây nhất vào năm 2010 và 2013. 
Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 của TQ (minh họa)
Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 của TQ (minh họa)

Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm chống tên lửa lần 3 ảnh 3

"Tập Cận Bình khởi động trò chơi địa chiến lược từ World Cup Brazil"

(GDVN) - Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện “Kế hoạch Thống soái/ Marshall Plan”, tức mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình trên toàn thế giới.

Tờ Học giả ngoại giao dẫn nguồn tin của Tân Hoa xã Trung Quốc cho biết, lực lượng PLA đã tiến hành thử nghiệm công nghệ chống tên lửa dựa trên nền tảng phóng tên lửa đối kháng bố trí dưới mặt đất.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng tuyên bố cho rằng cuộc sử nghiệm đã đạt được các mục tiêu đề ra và không công bố thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào.

Trước đó, dư luận truyền thông Trung Quốc cho rằng có thể nước này đang tiến hành một cuộc tập trận quân sự bí mật và rất nhiều chuyến bay dân sự đã được yêu cầu cắt chuyến hoặc điều chỉnh giờ cất, hạ cánh.

Theo tin của Tân Hoa xã, thử nghiệm công nghệ chống tên lửa của PLA được tiến hành vào ngày hôm qua 23/7/2014 với công nghệ chống tên lửa mà truyền thông nươc này gọi là “nhạy cảm”.

Tân Hoa xã cho biết PLA đã thử nghiệm công nghệ dò tìm, bắt chặn và tiêu diệt một tên lửa đạn đạo phóng từ vũ trụ, loại công nghệ phóng hiện nay chỉ có Mỹ mới có khả năng phát động.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong các năm 2010 và 2013 báo chí Trung Quốc cũng đã từng khoe khoang về điều này nhưng chưa hề có bất kỳ thông tin nào chi tiết. Hiện Trung Quốc còn đang phải mua máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa phòng không đánh chặn S-400 của Nga nhưng chưa thành.

Sau vụ phóng mới nhất này, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng tuyên bố rằng cuộc thử nghiệm được tiến hành với mục đích phòng thủ, không nhằm vào quốc gia nào.

Báo nhà nước Trung Quốc loan tin khẳng định rằng vụ thử nghiệm đã không để lại bất cứ mảnh vỡ nào có thể đe dọa sự an toàn của các tàu không gian cũng như vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất.

Theo đánh giá trước đây của Cộng đồng tình báo Mỹ, vụ thử nghiệm trước đó vào năm 2010, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đánh chặn SC-19 phóng từ tổ hợp Korla ở miền Tây Trung Quốc để đánh chặn một quả tên lửa đạn đạo mô phỏng do tên lửa đạn tầm trung CSS-X-11 phóng từ Trung tâm tên lửa và vũ trụ Shuangchengzi (cách bãi bắn Korla khoảng 1100 km).

Đánh giá của tổ chức Global Security cho rằng tên lửa SC-19 có khả năng vẫn đóng vai trò “thuốc phóng” chính trong các thử nghiệm công nghệ vũ khí chống tên lửa mới đây của Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc từng tiến hành bắn hạ một vệ tinh thời tiết của chính nước này.

Chuyên gia Jeffrey Lewis của Global Security nhận định rằng quân đội Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm tiếp theo vào năm 2010 để hoàn thiện tự khả năng từ bắn vệ tinh sang chống tên lửa đạn đạo.

Về cơ bản hai công nghệ này giống nhau, phụ thuộc mạnh vào công nghệ động cơ, dò tìm, bắt chặn và tiêu diệt mục tiêu. Chỉ khác là dùng đầu đạn để bắn một đầu đạn khác thay vì một mục tiêu bay chậm, dễ như vệ tinh nhân tạo.

Được biết, vụ thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc được tiến hành vài ngày sau khi chính quyền nước này đã yêu cầu 12 sân bay lớn trên toàn quốc cắt giảm ¼ các chuyến bay vào giữa tháng 8.

Lý do được đưa ra là để phục vụ cho một cuộc tập trận tần suất cao của quân đội ở tất cả 6 quân khu quan trọng của quân đội Trung Quốc.

Bình Nguyên