10 tai nạn máy bay làm thay đổi ngành hàng không thế giới

26/07/2014 06:20
Nguyễn Hường. Theo CNN
(GDVN) - 10 vụ tai nạn máy bay đã chỉ ra những lỗi nghiêm trọng trong quản lý và thiết kế máy bay góp phần làm thay đổi ngành hàng không thế giới.

Kể từ khi máy bay ra đời, thế giới đã chứng kiến không ít các vụ tai nạn thảm khốc liên quan tới nó. Dưới đây là 10 vụ tai nạn máy bay đã chỉ ra những lỗi nghiêm trọng trong quản lý và thiết kế máy bay góp phần làm thay đổi ngành hàng không thế giới.

Chuyến bay 981 của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ rơi ở ngoại ô Paris vào năm 1974 được xác định là do áp lực ở cabin bị giảm dẫn đến một phần của sàn cabin sụp đổ. Vụ tai nạn dẫn đến một sự thay đổi lớn trong ngành công nghiệp thiết kế máy bay để hạn chế khả năng xả áp của nó.

Máy bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ rơi ở ngoại ô Paris vào năm 1974
Máy bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ rơi ở ngoại ô Paris vào năm 1974

Năm 1956, một máy bay phản lực TWA đâm vào một chiếc máy bay của United Airlines trên hẻm núi Grand Canyon. Vụ việc đã nêu bật nhu cầu cải thiện hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn giữa các máy bay. Một vài năm sau đó, Cục Hàngkhông liên bang (FAA) đã được thành lập để điều phối cho ngành hàng không ở Mỹ. 

Năm 1977, hai chiếc máy bay va chạm trên đường băng tại sân bay Los Rodeos (nay là sân bayTenerife Norte). Cũng giống như sự cố trên hẻm núi Grand Canyon, vụ tai nạn một lần nữa đã trở thành minh chứng cho sự cần thiết phải có hệ thống thông tin liên lạc tốt hơn giữa phi công và trạm kiểm soát không lưu. Ngay sau đó, giới chức hàng không đã cho ra đời các thuật ngữ chuẩn trong kiểm soát không lưu.

Hai chiếc máy bay đâm nhau trên đường băng tại sân bay Los Rodeos (nay là sân bayTenerife Norte).
 Hai chiếc máy bay đâm nhau trên đường băng tại sân bay Los Rodeos (nay là sân bayTenerife Norte). 


Một ngọn lửa bùng phát ở phía sau phòng tắm của chuyến bay 797 thuộc hãng hàng không Canada khi đang bay trên không phận tiểu bang Kentucky (Mỹ) vào năm 1983. Mặc dù phi công đã hạ cánh khẩn cấp, nhưng chỉ có một nửa số hành khách kịp thoát ra ngoài. Sau đó, FAA đã yêu cầu tất cả các phòng tắm trên máy bay đều được trang bị thiết bị báo cháy và bình chữa cháy.

Năm 1985, chuyến bay 737 của hãng hàng không British Airtours bốc cháy trước khi cất cánh tại sân bay quốc tế Manchester. Mặc dù các phi công đã làm theo quy định, nhưng do các chỗ ngồi được đặt quá gần nhau khiến một số hành khách không thể thoát ra ngoài. Sau khi vụ việc xảy ra, các nhà sản xuất máy bay thay đổi cách bố trí nội thất để giúp hoạt động di tản dễ dàng thực hiện hơn.   

Máy bay British Airtours bốc cháy.
Máy bay British Airtours bốc cháy.

Một chiếc Boeing 747 của Japan Airlines bị rơi ở vùng núi bên ngoài Tokyo trong năm 1985 là kết quả của chương trình sửa chữa kém chất lượng. Sau tai nạn, quá trình sửa chữa máy bay cũ đã được giám sát chặt chẽ hơn nhiều.

Trong năm 1988, trong khi đang bay ở độ cao 24.000 feet (7.200 mét) trên đường đến Honolulu, một phần lớn mái của chiếc máy bay số hiệu 243 thuộc hãng hàng không Aloha Airlines bất ngờ đổ sụp xuống. Chiếc máy bay gặp nạn là chiếc Boeing 737 đã hoạt động 19 năm. Các nhà điều tra sau đó xác định nguyên nhân của vụ việc là do lớp vỏ của máy bay đã quá cũ và mòn. FAA sau đó đã thành lập cơ quan chuyên nghiên cứu máy bay cũ cấp quốc gia để giám sát chất lượng của những chiếc máy bay cũ.

Một phần thân của chiếc Boeing 747 rơi xuống biển gần thành phố New York (Mỹ) năm 1996.
Một phần thân của chiếc Boeing 747 rơi xuống biển gần thành phố New York (Mỹ) năm 1996.

Một phần thân của chiếc Boeing 747 rơi xuống biển gần thành phố New York (Mỹ) năm 1996 vẫn còn đặt trong Học viện An toàn Giao thông Quốc gia như một công cụ giảng dạy cho các nhà điều tra tai nạn máy bay. Hậu quả của sự cố này, các quan chức liên bang đã đưa ra các tiêu chuẩn mới yêu cầu máy bay phải cài đặt thiết bị có thể ngăn ngừa các thùng nhiên liệu phát nổ.

Sau khi chuyến bay 587 của American Airlines gặp nạn năm 2001, các nhà điều tra phát hiện nguyên do của thảm kịch là do lỗi điều khiển của phi công. American Airlines sau đó đã thay đổi chương trình đào tạo phi công của họ.

Phải mất gần hai năm người ta mới có thể thu hồi mảnh vỡ của chuyến bay 447 thuộc hãng hàng không Air France rơi xuống biển trong năm 2009 và sau vụ mất tích bí ẩn của chiếc MH37 của Malaysia Airlines, nhiều chuyên gia đã nhận thấy sự cần thiết phải cải thiện hệ thống truy cập dữ liệu trên máy bay để phục vụ các cuộc điều tra. Đồng thời vụ việc đã làm nổi bật nhu cầu cải thiện tuổi thọ của pin hộp đen cũng như hệ thống truy cập dữ liệu trên máy bay tốt hơn nhằm phục vụ cho các cuộc điều tra. Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu sau đó đã đề nghị ngừng sử dụng "công nghệ ghi âm lỗi thời."

Nguyễn Hường. Theo CNN