Hình dung quan hệ Mỹ-Trung dưới thời nữ Tổng thống Mỹ Hillary Clinton

30/07/2014 15:29
Bình Nguyên
(GDVN) - Bà Hillary Clinton cũng nhấn mạnh các hành động có tính chất khiêu khích từ quân đội Trung Quốc đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.

Ngày 30/7/2014 tạp chí Học giả ngoại giao phiên bản điện tử có bài phân tích của tác giả Shanno Tiezzi - Biên tập viên cộng tác chuyên nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao, chính trị, kinh tế của Trung Quốc với tiêu đề “hình dung quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Hillary Clinton”.

Bà Hillary Clinton - cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Bà Hillary Clinton - cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Hình dung quan hệ Mỹ-Trung dưới thời nữ Tổng thống Mỹ Hillary Clinton ảnh 2

Hình thành trục quan hệ Thái Lan-Myanmar được TQ hậu thuẫn?

(GDVN) - Phó giáo sư Pavin nhận định mô hình quan hệ kiểu Thái Lan và Myanmar có thể là một cản trở, một ngọn gai trong tiến trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN.
Bài phân tích đặt giả định có cơ sở là bà Hillary Clinton, vợ cựu Tổng thống Mỹ Bill Cliton, người cũng vừa rời bỏ chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ cầm quyền của đương kim Tổng thống Barack Obama có thể là ứng viên tranh cử thành công chiếc ghế Nhà Trắng vào năm 2016.
Tác giả Shanno Tiezzi dẫn lời chuyên gia phân tích Michael O’Hanlon của Viện nghiên cứu Brookings nói trên tờ Nhật báo phố Wall cho biết, mặc dù chưa hề khẳng định có quay lại chính trường, chạy đua giành ghế tổng thống vào năm 2016 hay không nhưng khả năng quay lại của bà Hillary Clinton là khá lớn.
Tuy nhiên, điều người ta quan tâm nhất đó là chính sách đối với Trung Quốc của bà Hillary Clinton bởi nếu cựu Ngoại trưởng Hillary Cliton trở thành nhà lãnh đạo đứng đầu nước Mỹ thì đây sẽ là vấn đề quan trọng, có thể dẫn đến nhiều thay đổi và nó thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế bởi bà là người rất chú trọng đến lợi ích, quan hệ, vị thế của nước Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Điều này đã được thể hiện ngay từ khi bà Hillary Clinton còn đang đảm nhiệm trọng trách Ngoại trưởng Mỹ.

Nhiều nhà phân tích lưu ý rằng sự tập trung bất thường của bà Hillary Cliton đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương là niềm tự hào của nước Mỹ.

Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton có thể được xem là một trong những kiến trúc sư có đóng góp mạnh mẽ, tích cực nhất trong chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á – Thái Bình Dương của Washington.

Tháng 10/2011, chính bà Hillary Clinton đã xuất bản một bài viết trong Chính sách ngoại giao năm 2011 với tiêu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của nước Mỹ”. Bà Hillary cũng là một trong những nhân vật cao cấp nhất của nước Mỹ công khai hiện thực hóa “Thế kỷ Thái Bình Dương của nước Mỹ” thông qua các chuyến đi liên tiếp đến các nước châu Á để khẳng định lập trường của Washington về các vấn đề của khu vực này.

Đáng chú ý nhất, trong một bài diễn văn đọc tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2010 tại Hà Nội, Việt Nam, bà Hillary Clinton đã tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia tại khu vực đúng lúc căng thẳng giữa TQ và các nước láng giềng bắt đầu leo thang tại khu vực Biển Đông.

Vai trò của bà Hillary Clinton trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ có sức ảnh hưởng mạnh đến nỗi mà diễn đàn Kinh tế Elizabeth/Elizabeth Economy phải khẳng định rằng sự ra đi (rời nhiệm sở sớm) của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton – một nhân tố chính của chiến lược hướng Đông do Washington chủ trương đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực thi chiến lược “Trục xoay sang châu Á” ở nhiệm kỳ 2 của chính quyền Tổng thống Obama.

Chuyên gia phân tích Michael O’Hanlon của Viện nghiên cứu Brookings nói rằng chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của bà Hillary Clinton, đặc biệt là quan điểm và những suy nghĩ của bà Hillary Clinton về Trung Quốc, nước lớn nhất, đang gây ra nhiều quan ngại nhất ở châu Á mới là vấn đề thu hút sự chú ý nhất khi đặt ra giả thiết bà Hillary quay lại chính trường, làm chủ chiếc ghế quyền lực ở Nhà Trắng vào năm 2016 tới đây.

Michael O’Hanlon đã chỉ ra sự kiên quyết của bà Hillary Clinton đối với Trung Quốc từ nội dung cuốn hồi ký mang tên “Những lựa chọn khó khăn” do chính cựu nữ Ngoại trưởng Mỹ vừa xuất bản (cuốn sách này ko được lưu hành ở TQ do có những nội dung nói rõ những vấn đề TQ đang phải đối mặt, đang tham vọng).

Trong hồi ký, bà Hillary Clinton nói rằng chuyến thăm đến Trung Quốc của Tổng thống Obama vào năm 2009 Trung Quốc đã thể hiện thái độ lãnh đạm khi đón tiếp ông chủ Nhà Trắng.

Bà Hillary Clinton cũng nhấn mạnh các hành động có tính chất khiêu khích từ quân đội Trung Quốc đặc biệt là tại khu vực Biển Đông. Điều này cho thấy bà Hillary Clinton chấp nhận chứng kiến, sẵn sàng ứng phó trong một giai đoạn mới trong quan hệ với Trung Quốc đặc biệt là khi Bắc Kinh đã cảm thấy đủ tự tin, quả quyết để vứt bỏ chiến lược “giấu mình chờ thời” và thay bằng “tăng cường và phô diễn năng lực”.

Chuyên gia Michael O’Hanlon viết rằng sự tôn trọng và cảnh giác của bà Hillary Clinton đối với Trung Quốc sẽ chính là những mấu chốt và cách thức giải quyết vấn đề với Bắc Kinh một khi bà trở lại chính trường lãnh đạo nước Mỹ.

Tuy nhiên, sự quả quyết đối với Trung Quốc của bà Hillary Clinton cũng đã đem lại cho bà nhiều khó khăn và thách thức đó chính là việc bà không được các quan chức, học giả Trung Quốc ưa thích bởi bà là người đã thẳng thắn đối mặt, vạch ra những vấn đề TQ đang tham vọng, hơn ai hết khi còn là Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà đã đại diện cho nước Mỹ nói lên lập trường, sự can dự của Mỹ vào các tranh chấp khu vực mà TQ đang nắm lợi thế nhiều hơn các đối thủ.

Bà Hillary Clinton cũng đại diện cho nước Mỹ đã từng chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Trong các chuyến công du tới Mông Cổ (năm 2012), Tanzania (năm 2011) bà Hillary Clinton đã không ngại chỉ trích Bắc Kinh. Chính vì thế đối với chính quyền TQ, đặc biệt là các quan chức thì bà Hillary Clinton không phải là nhân vật được ưa thích.

Chính vì thế, khi bà Hillary Clinton rời nhiệm sở sớm so với dự kiến, người ta cũng thấy rõ được tâm lý được giải thoát của giới lãnh đạo của Bắc Kinh.

Tờ China Daily của Trung Quốc từng có bài viết so sánh giữa bà Hillary Clinton và Ngoại trưởng Jonh Kerry khi bà Hillary mới rời nhiệm sở. Báo này viết rằng:

“Hillary Clinton luôn nói bằng giọng đơn cực, không bao giờ quan tâm đến những câu trả lời bà nhận được. Trong khi đó Kerry (John Kerry) hiểu rõ bản chất đa cực trong thế giới ở thế kỷ 21. Ông ta lắng nghe các câu trả lời mình nhận được”.

Trong con mắt của các học giả, nhà phân tích chính trị, quân sự của Trung Quốc, bà Hillary Cliton là hiện thân của những khía cạnh tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ.

Giới học giả Trung Quốc luôn sử dụng các tệ từ để nói về các vấn đề liên quan đến đối ngoại của Mỹ kiểu như: tiếp cận một cách quá nghiêm trọng về nhân quyền, dân chủ; can dự vào các vấn đề khu vực nơi mà Washington không được chào đón; thiếu tôn trọng Trung Quốc và các giá trị cốt lõi của Bắc Kinh…

Vậy quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ diễn ra như thế nào nếu bà Hillary Clinton quay lại làm chủ Nhà Trắng? Đối với một số người ở trong giới lãnh đạo tinh túy của nước Mỹ việc Trung Quốc ghét bà Hillary Clinton là một niềm tự hào giống như được trao huân chương danh dự chứ không phải là cản trở gì to tát bới nó chứng minh được quyền lực và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Bộ trưởng ngoại giao Australia Julie Bishop
Bộ trưởng ngoại giao Australia Julie Bishop

Học giả Michael O’Hanlon cho rằng theo quan điểm này có lẽ cũng giống như tư tưởng của Bắc Kinh, “thà bị dọa còn hơn là buộc phải yêu”. Julie Bishop – Bộ trưởng ngoại giao Australia dường như cũng là người ủng hộ quan niệm này.

Bà Julie Bishop từng nói trên kênh Fairfax Media rằng “Trung Quốc không tôn trọng kẻ yếu”. Câu nói này được quan chức Australia trích dẫn bằng chính lời lẽ mà truyền thông Trung Quốc đã rêu rao.

Bộ trưởng ngoại giao Australia Julie Bishop từng có tuyên bố hứa hẹn rằng Australia sẽ dũng cảm đương đầu với Trung Quốc và tuyên bố này càng chọc vào đúng cơn thịnh nộ của Bắc Kinh – chỉ có như vậy mới mong nhận lại sự tôn trọng từ TQ.

Bình Nguyên