Báo Canada: Nga liên minh với Trung Quốc là sự thật khó tránh

04/08/2014 14:17
Bình Nguyên
(GDVN) - Tờ Kanwa cho biết “thế cờ bí” trong ván cờ Nga, châu Âu, Mỹ sẽ còn kéo dài và điều này sẽ tạo điều kiện cho liên minh Nga - Trung hình thành.
Tên lửa S-400 do Nga chế tạo (minh họa)
Tên lửa S-400 do Nga chế tạo (minh họa)

Báo Canada: Nga liên minh với Trung Quốc là sự thật khó tránh ảnh 2

Nhật Bản cần Đông Nam Á, Mỹ hơn hợp tác với Nga?

(GDVN) - Tokyo cần các đối tác khác hơn Nga đó là Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh.

Tạp chí quân sự Kanwa có trụ sở tại Canada gần đây có bài phân tích cho biết, vì hình ảnh của nước Nga đã bị ảnh hưởng lớn sau khi Moscow sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình và sau đó liên tiếp bị Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế, nhiều khả năng Nga sẽ quay sang liên kết với Trung Quốc, có thể coi Bắc Kinh là một đồng minh thân thiết.

Tờ Kanwa cho biết “thế cờ bí” trong ván cờ Nga, châu Âu, Mỹ sẽ còn kéo dài và điều này sẽ tạo điều kiện cho liên minh và hợp tác quân sự giữa Moscow và Bắc Kích bước vào một kỷ nguyên mới.

Thông tin được tờ Kanwa trích dẫn từ báo chí Nga cho hay, cuối tháng 3 vừa qua, Tổng thống Vladimir Putin đã đồng ý việc bán tên lửa phòng không tối tân S-400 cho quân đội Trung Quốc.

Tin này trước đó được xem là một biểu hiện bất thường từ Moscow. Nó đã khiến dư luận ngạc nhiên khi gắn tên Tổng thống Putin với tên lửa S-400 xuất bán cho Trung Quốc. Một số phân tích cho rằng đây là thông điệp chính trị có trọng lượng rất lớn của Nga nhằm vào Nhật Bản và phương Tây.

Theo các tin tức mới nhất mà tạp chí Kanwa đã nắm được hiện đàm phán mua – bán tên lửa S-400 đang được Nga và Trung Quốc tiến hành, có thể bây giờ đã là giai đoạn cuối.

Rất nhiều khả năng cho thấy Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mua và sử dụng hệ thống tên lửa phòng không mới nhất do Nga nghiên cứu, chế tạo vào trước năm 2016.

Việc bán các hệ thống vũ khí quan trọng hàng đầu của Nga như tên lửa phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều phải nhận được sự đồng ý của Tổng thống Nga Putin – nhà lãnh đạo quyền lực mạnh nhất của nước Nga cũng như một số cơ quan chủ chốt khác như Bộ ngoại giao, Bộ Quốc phòng, tình báo…

Một số chuyên gia Trung Quốc trước đây từ tỏ ra tự tin khi nói rằng Trung Quốc không cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác quân sự với Nga bởi nước này đã đạt được khá nhiều thành tích về công nghệ chế tạo quân sự.

Tuy nhiên, báo có trụ sở tại Canada nhận định, trong tương lai gần, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự giữa Nga và Trung Quốc sẽ còn phát triển mạnh xuất phát từ 3 lý do chính.

Thứ nhất, trái với sự tự tin nói trên của các chuyên gia Trung Quốc, thực sự thì nước này cũng đang cần và phải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và công nghệ của Nga ở một số lĩnh vự kỹ thuật chủ chốt, đặc biệt là nghiên cứu và chế tạo động cơ máy bay.

Thứ hai, hiện nay Trung Quốc vẫn còn đang trang bị rất nhiều các hệ thống vũ khí nhập khẩu của người Nga từ những năm 1990 và chúng đang cần công nghệ để nâng cấp.

Thứ ba, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ucraine sau đó Nga sát nhập Crimea vào lãnh thổ của mình đã có rất nhiều tiếng nói trong chính giới Nga phản đối việc bán các loại vũ khí quan trọng cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, do thái độ im lặng của Bắc Kinh trong sự kiện này nên Moscow muốn lấy việc bán vũ khí tiên tiến cho Nga để làm cho Bắc Kinh hài lòng vì được đáp trả.

Đây cũng chính là một trong những lý do làm Bắc Kinh tự tin khi cố tình lấn lướt, đưa giàn khoan dầu 981 và đoàn tàu hộ tống hùng hậu xâm phạm vùng đặc quyền khi Moscow cũng im lặng trong sự kiện gây chấn động châu Á này.

Bình Nguyên