Những tuyên bố, hoạt động đáng chú ý về Biển Đông từ Đài Loan

03/09/2014 10:35
Đông Bình
(GDVN) - Mã Anh Cửu cho rằng, hoạt động triển lãm một mặt có thể cho thấy Đài Loan "rất quan tâm" đến các đảo ở Biển Đông.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu

Hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 1 tháng 9 đưa tin, trong tương lai Đài Loan Mã Anh Cửu cùng ngày cho rằng, trong tương lai, khi các nước tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào về Biển Đông, Đài Loan đều "không thể vắng mặt", bởi vì Đài Loan "đóng vai trò quan trọng" ở đây.

Sáng cùng ngày, ông Mã Anh Cửu tham dự lễ khai mạc triển lãm sử liệu "biên giới phía nam" Đài Loan tổ chức tại "Quốc sử quán" Đài Loan, ông cho rằng, Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, năng lượng của các nước Đông Bắc Á hầu như có hơn một nửa có được hoặc đi qua vùng biển này, các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật rất phong phú, vì vậy luôn bị các nước "nhòm ngó", tranh chấp giữa các nước đòi hòi chủ quyền ngày càng quyết liệt.

Theo Mã Anh Cửu, đặc biệt là vào tháng 5 vừa qua, quan hệ căng thẳng do Trung Quốc khoan thăm dò dầu khí (phi pháp) ở khu vực mà họ gọi là "Tây Sa" (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở đây ‘Tây Sa’ thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) gây ra, không những xảy ra ở trên biển mà còn mở rộng tới đất liền, thương nhân Đài Loan cũng gặp phải cuộc "bạo động bài Hoa lớn nhất" (ý nói các cuộc biểu tình, tuần hành ở Việt Nam), gây ra tổn thất, cho nên, bản thân vấn đề này thực sự là một "quả bom chưa nổ", đáng để mọi người cùng quan tâm.

Mã Anh Cửu cho rằng, khi xử lý vấn đề này, có rất nhiều góc độ khác nhau, trong một khoảng thời gian, Chính phủ (Đài Loan) rất tích cực tiến hành công việc có liên quan, bao gồm năm 2010, Bộ Nội vụ chính thức bắt đầu sử dụng trạm quản lý công viên quốc gia đá vòng Đông Sa, xây dựng cơ sở nghiên cứu quốc tế, thực hiện kế hoạch trạm nghiên cứu biển biển Hoa Đông, thúc đẩy Đông Sa trở thành thị trấn quan trọng nghiên cứu biển quốc tế;

năm 2011 Bộ Kinh tế Đài Loan lần lượt lập ra ở khu vực khai thác khoáng sản ở xung quanh Đông Sa và đảo Thái Bình (đảo Ba Bình - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) một vùng rộng tổng cộng 49.500 km2, hoàn thành sơ bộ công tác khảo sát khoa học vùng biển và thăm dò địa chất; năm 2011, Bộ Quốc phòng và Cục Hải tuần Đài Loan lần lượt thực hiện trại nghiên cứu học tập "Nam Sa" (quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Hoạt động phi pháp của Đài Loan ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hoạt động phi pháp của Đài Loan ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Mã Anh Cửu, năm 2011, Bộ Kinh tế Đài Loan lập thêm hệ thống quang điện mặt trời ở đảo mà họ gọi là "Nam Sa", xây dựng "đảo carbon thấp"; năm 2011 Bộ Khoa học công nghệ Đài Loan chính thức bắt đầu sử dụng tàu nghiên cứu biển cỡ lớn lớp 2.700 tấn mang tên "Nghiên cứu khoa học 5", tăng khả năng nghiên cứu;

Các cơ quan như: Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông và Cục Hải tuần Đài Loan cùng thực hiện công trình xây dựng tổng thể hạ tầng giao thông "đảo Thái Bình-Nam Sa" (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Đài Loan kiểm soát); Bộ Giao thông Đài Loan cũng xây dựng xong mạng lưới thông tin ở "đảo Thái Bình", bảo đảm liên tạc với nhân viên đồn trú, tàu cá hoạt động trên biển, đồng thời khi cần thiết cung cấp dịch vụ cần thiết.

Mã Anh Cửu nói, những hoạt động này đương nhiên đều là "hòa bình", không phải "quân sự", mục đích một mặt để người Đài Loan hiểu nhiều hơn về "lãnh thổ", quần đảo ở Biển Đông; mặt khác cũng để quốc tế hiểu Đài Loan “đang rất tập trung quản lý những đảo này”. Đồng thời, khi tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan đến Biển Đông trong tương lai, "Đài Loan đều không thể vắng mặt", bởi vì "Đài Loan đóng vai trò rất quan trọng ở đây".

Mã Anh Cửu cho rằng: "Chúng ta nói về Biển Đông, một mặt, chủ quyền nhất định phải bảo vệ, bởi vì, chủ trương liên quan chủ quyền nhất định phải cố gắng đưa ra". Tương tự, theo ông Cửu, khi giải quyết vấn đề, không phải như hai chiếc tàu hỏa đối đầu nhau, mà là phải tìm ra cách thức làm giảm căng thẳng và được giải quyết.

Mã Anh Cửu cho rằng, hoạt động cùng ngày (triển lãm) một mặt có thể cho thấy Đài Loan "rất quan tâm" đến các đảo ở Biển Đông, mặt khác cũng có thể cho thấy, Đài Loan có cá mà họ tin là "chứng cứ tương đối vững chắc", tiếp tục lấy đó làm cơ sở, hy vọng Đài Loan "không thể bị gạt bỏ" khi tiến hành bất cứ cuộc đàm phán hay xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa các nước có liên quan ở Biển Đông.

Máy bay vận tải C-130 của Đài Loan hoạt động phi pháp trên đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu)
Máy bay vận tải C-130 của Đài Loan hoạt động phi pháp trên đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu)

Trên đây là toàn bộ nội dung trong bài báo trên mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 1 tháng 9 năm 2014. Bài viết đã nói đến đảo Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cùng với quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như một loạt hoạt động (phi pháp) của Đài Loan xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Đông Bình