Tướng TQ: "Nhật Bản quan tâm an ninh hàng hải, muốn can dự Biển Đông"

07/09/2014 09:33
Đông Bình
(GDVN) - Khu vực Biển Đông là một nơi trọng yếu đối với tuyến đường năng lượng của Nhật Bản, tích cực thực hiện chiến lược "nam tiến" đi qua Biển Đông.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 năm 2014 (ảnh minh họa)
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam vào đầu tháng 8 năm 2014 (ảnh minh họa)

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 6 tháng 9 có bài viết dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông.

Chuyên gia này cho rằng, khu vực Biển Đông là một nơi trọng yếu đối với tuyến đường năng lượng của Nhật Bản, tuyến đường và khu vực này rất quan trọng đối với lợi ích của Nhật Bản, nhưng bài viết lại định lừa đảo, lấy lý do Nhật Bản là "quốc gia ngoài khu vực", cho rằng, những quyền lợi, tranh chấp trên biển ở khu vực này lại "không liên quan" đến Nhật Bản.

Theo bài viết, trong ý đồ chiến lược "nam tiến", Nhật Bản tìm mọi cách có thể giúp đỡ nhất định đối với Australia, New Zealand, Ấn Độ và tất cả các nước xung quanh Biển Đông để đem lại lợi ích cho họ. Nội dung cụ thể của bài viết như sau:

Nhìn vào thực tế, Nhật Bản có thái độ tương đối tích cực. Trong vấn đề biển Hoa Đông, sự quan tâm của Nhật Bản là khó tránh khỏi, nhưng trong vấn đề Biển Đông, Nhật Bản cũng rất tích cực với Việt Nam, Philippines.

Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Modi vừa có chuyến thăm quan trọng tới Nhật Bản.
Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Modi vừa có chuyến thăm quan trọng tới Nhật Bản.

Đối với vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc, thiếu tướng Từ Quang Dụ cho rằng:

Nhật Bản là cường quốc tương đối giàu có, nên bây giờ họ muốn "bành trướng" ra nước ngoài. Về an ninh, Nhật Bản muốn thực hiện quyền tự vệ tập thể, muốn điều quân ra nước ngoài. Họ muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Vì vậy, Nhật Bản có dụng ý rất rõ ràng, có tư duy chiến lược "nam tiến" rất rõ ràng và khi "nam tiến" chắc chắn sẽ đi qua Biển Đông, đây là một nơi trọng yếu đối với tuyến đường năng lượng của Nhật Bản, toàn bộ kinh tế thương mại của họ, kinh tế thương mại của châu Âu, kinh thế thương mại của Trung Đông đều đi qua Biển Đông.

Về ý nghĩa này, tuyến đường và khu vực này rất quan trọng đối với lợi ích của Nhật Bản. Nhưng, một số quyền lợi, tranh chấp ở khu vực này "không liên quan" đến Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia ngoài khu vực. Nhật Bản chỉ có thể là "người đi qua tuyến đường quốc tế này", nhưng Nhật Bản đã làm "lẫn lộn" quyền lợi ở khu vực này.

Theo Từ Quang Dụ, Nhật Bản cho rằng, họ phải đi qua vùng biển này nên họ phải can dự vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở đây. Cho nên, trong ý đồ của chiến lược "nam tiến" của Nhật Bản, họ tìm mọi cách giúp đỡ nhất định đối với Australia, New Zealand, Ấn Độ và tất cả các nước xung quanh Biển Đông để có lợi cho Nhật Bản.

Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng hỗ trợ là tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh khổng lồ - đây vừa là một hành động xâm lược đối với Việt Nam, vừa là một hành động đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng hỗ trợ là tàu chiến, máy bay quân sự, hải cảnh khổng lồ - đây vừa là một hành động xâm lược đối với Việt Nam, vừa là một hành động đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực.

Từ Quang Dụ cho rằng, Ấn Độ là quốc gia có diện tích rất lớn. Hiện nay, Nhật Bản cảm thấy có một số phiền phức ở thị trường lớn 1,3 tỷ người Trung Quốc, rút một số vốn ra bên ngoài, giảm lượng vốn đầu tư. Họ có mục tiêu rõ ràng, phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe rất rõ ràng, ông muốn nắm lấy thị trường khổng lồ 1,28 tỷ dân Ấn Độ.

Vì vậy, Nhật Bản muốn tiến hành "một công đôi việc", nắm lấy Ấn Độ vừa có thể giải quyết vấn đề thị trường quan trọng vừa có thể giải quyết vấn đề an ninh ở Ấn Độ Dương, vấn đề an ninh tuyến đường hàng hải.

Đối với Nhật Bản, đây là "nhất cử lưỡng tiện", thậm chí "một công được nhiều việc", hơn nữa có thể thông qua kéo gần quan hệ với Ấn Độ gây ảnh hưởng đến vấn đề tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Đông Bình