Những nguyên nhân khiến cơ thể luôn mệt mỏi có thể không ngờ tới

13/11/2014 10:05
Thùy Linh
(GDVN) - Thiếu ngủ không phải là nguyên nhân duy nhất tiêu tốn năng lượng. Ngoài ra, một số hành động có thể làm cạn kiệt cả về tinh thần và thể chất của bạn.

Các chuyên gia tiết lộ một số thói quen xấu phố biến khiến bạn mệt mỏi. 

1. Không tập thể dục khi đang mệt mỏi

Khi bạn mệt mỏi, hành động bỏ qua tập luyện với mục đích tiết kiệm năng lượng nhưng thực sự nó đang chống lại tình hình sức khỏe của bạn.
 
Theo nghiên cứu của Đại học Geogria, người vận động ít nhất 20 phút/3 ngày/tuần cảm thấy ít mệt mỏi và tràn đầy sinh lực sau 6 tuần thực hiện đều đặn. 

Việc tập thể dục thường xuyên làm tăng sức mạnh, độ bền, giúp hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể mệt mỏi thì đừng uể oải trên chiếc ghế mà thay vào đó hãy đi dạo một vài lượt để cải thiện sức khỏe. 

2. Không uống đủ nước

Amy Goodson, RD, một chuyên gia dinh dưỡng cho sức khỏe Texas Ben Hogan Y học thể thao cho biết: Mất nước làm giảm thế tích máu làm giảm tốc độ hoạt động của tim, giảm hiệu quả lượng oxy, chất dinh dưỡng đến các cơ bắp và cơ quan trong cơ thể. 

3. Không tiêu thụ đủ lượng sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến khó chịu, chậm chạp, yếu ớt, khó tập trung. Nó khiến cơ thể mệt mỏi vì lượng oxy không đủ đi đến các tế bào và cơ bắp. 

Tăng lượng sắt để giảm nguy cơ thiếu máu bằng cách: tiêu thụ thịt bò nạc, đậu phụ, trứng, các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, bơ đậu phộng. 

Lưu ý: Thiếu sắt có thể là do một vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải, cho nên khi gặp triệu chứng thiếu sắt bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
 
4. Bạn là người cầu toàn

Irene S. Levine- giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa New York cho biết: Bạn đặ ra mục tiêu đạt được nhưng thực tế rất khó để đạt được kết quả như mong đợi khiến bạn có cảm giác không hài lòng. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như thể chất của bạn. 

5. Luôn lo lắng


Levine cho rằng: Tâm trạng luôn lo lắng có thể làm tê liệt và làm cho tinh thần kiệt sức. Khi gặp trường hợp như vậy, bạn hãy hít một hơi thật sâu hoặc, ngồi thiền, tập thể dục, chia sẻ mối quan tâm của mình với một người bạn để có thể giúp bản thân đối với tốt hơn trước thực tế.
 
6. Bỏ quan bữa ăn sáng

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn cần thiết phải tiếp nhiên liệu để cơ thể hoạt động khỏe mạnh, điều hòa máu và oxy. 

Bỏ qua bữa sáng, cơ thể trở nên chậm chạp. Goodson khuyến cáo, bữa ăn sáng cần ngũ cốc, protein nạc và chất béo lành mạnh. 

7. Nạp nhiều thực phẩm đa dạng chất


Khi cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm đa dạng chất khiến chỉ số đường huyết GI găng nhanh chóng, carbohydrate tăng, lượng đường trong máu tăng nhanh.
 
Khi lượng đường tăng nhanh khiến máu trong cơ thể liên tục đổi màu sắc gây mệt mỏi. Goodson nói: Giữ lượng đường trong máu ổn định bằng việc nên cung cấp protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn. 

8. Phòng làm việc bừa bộn

Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Princeton:Bàn làm việc lộn xộn làm hạn chế khả năng mất tập trung và hạn chế khả năng bộ não xử lý thông tin.

Cho nên, bạn cần dọn dẹp mỗi ngày để ngày hôm sau có một ngày làm việc hiệu quả. 

9. Làm việc cả trong thời kỳ nghỉ

Lombardo nói : Việc kiểm tra email khi bạn đang thư giãn bên hồ bơi dễ dẫn đến kiệt sức. Bởi kỳ nghỉ là thời gian nghỉ ngơi và bạn sẽ trở về văn phòng làm việc trong một tinh thần sảng khoái, có nhiều sáng tạo, năng suất và hiệu quả hơn. 

10. Uống 1-2 ly rượu vang trước khi đi ngủ


Rượu gây suy yếu hệ thống thần kinh trung ương, tạo ra tác dụng an thần nhưng nó có thể dễ dàng gây phản tác dụng để phá hoại giấc ngủ. 

Tiến sĩ Towfigh khuyến cáo, đừng uống tất cả các loại rượu trước 3-4 giờ trước khi đu ngủ vì nó có thể tạo ra sự đột biến bất ngờ trong hệ thống kích thích giao cảm. Đây là lí do nhiều người tỉnh dậy giữa đêm chỉ vì trước đó đã uống rượu. 

11. Kiểm tra email trước khi đi ngủ


Ánh sáng của máy tính bangr, điện thoại thông minh có thể gây ức chế melatonin- một hoocmon điều hòa giấc ngủ. Mặc dù, sự nhạy cảm với ánh sáng kỹ thuật từ các thiết bị ở mỗi người là khác nhau nhưng tốt nhất nên tránh tiếp xúc ánh sáng đó khoảng 1-2 giờ trước khi đi ngủ để tránh nguy cơ rối loạn giấc ngủ. 

12. Sử dụng cà phê

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 3 tách cà phê mỗi ngày tốt cho bạn nhưng sử dụng cà phê không đúng lúc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong việc gián đoạn giấc ngủ.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học lâm sàng cho thấy tiêu thụ cà phê 6 giờ trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

Thùy Linh