Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt mở rộng đảo Chữ Thập

24/11/2014 09:04
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ thúc giục Trung Quốc chấm dứt hoạt động lấn biển, dùng phương thức ngoại giao khuyến khích các bên giữ kiềm chế khi tiến hành các hoạt động tương tự.
Hình ảnh vệ tinh mới nhất về Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị TQ sử dụng phương tiện xây cất trái phép trên tờ "Jane's Defense Weekly" Anh (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông)
Hình ảnh vệ tinh mới nhất về Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị TQ sử dụng phương tiện xây cất trái phép trên tờ "Jane's Defense Weekly" Anh (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông)

Trong năm 2014, tốc độ và mức độ mở rộng (bất hợp pháp) các đảo ở Biển Đông của Trung Quốc đều tăng mạnh, đặc biệt là ở các khu vực như quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đã tiến hành một loạt hoạt động lấn biển (bất hợp pháp), vì vậy, đảo Chữ Thập cũng trở thành đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa. Nhưng, hành động này đã bị Mỹ phê phán.

Theo BBC, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jefferey Pool vừa tuyên bố, Mỹ thúc giục Trung Quốc chấm dứt hoạt động lấn biển (bất hợp pháp), hy vọng các bên giữ kiềm chế; trong khi đó, vào tháng trước, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell cũng nhấn mạnh, Trung Quốc tiến hành lấn biển (bất hợp pháp) ở Biển Đông sẽ tạo ra "cục diện mà hai nước Mỹ và Trung Quốc đều không muốn nhìn thấy".

Báo Trung Quốc tiếp luận điệu xuyên tạc rằng, quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh thuộc "chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc, nhưng họ chẳng có chứng cứ gì thuyết phục. Vẫn thói quen lừa đảo thường thấy trên một số phương tiện truyền thông Trung Quốc, bài báo xuyên tạc cho rằng, vào thập niên 1970, một số nước lần lượt "xâm chiếm bất hợp pháp" một phần đảo đá của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc liên tục "yêu cầu" các nước có liên quan rút tất cả nhân viên và phương tiện trên "đảo đá đã xâm chiếm của Trung Quốc".

Theo luận điệu của bài báo đăng trên tờ Quan sát TQ và báo Phượng Hoàng Hồng Kông, nhưng, những năm gần đây, "quốc gia cá biệt" thông qua tăng cường "hiện diện bất hợp pháp" như thi công công trình, gia tăng quân bị, không ngừng triển khai các hành động "xâm phạm" để "xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc", Trung Quốc đã tiến hành "kiên quyết phản đối" (vô lý, vô hiệu) đối với vấn đề này.

Hình ảnh Đá Chữ Thập trên tờ "Đa chiều" tiếng Trung
Hình ảnh Đá Chữ Thập trên tờ "Đa chiều" tiếng Trung

Từ cuối năm 2013 đến nay, hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) của Trung Quốc không ngừng tăng tốc, diện tích các đảo thi công cũng nhanh chóng mở rộng.

Mạng "Quan sát" vào ngày 19 tháng 10 cho biết, diện tích đảo chính Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam) vào ngày 16 tháng 10 đã mở rộng (bất hợp pháp) được khoảng 0,9 km2, trở thành đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa. Đến ngày 17 tháng 11, dân mạng lại tiết lộ một chùm ảnh tiến độ mở rộng (bất hợp pháp) đá Chữ Thập.

Những hình ảnh cho thấy, hiện nay, diện tích khu vực lấn biển đá Chữ Thập đã vượt 1,3 km2, kết cấu khu vực lấn biển rất giống đường băng sân bay.

Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh bình luận, trong các bên tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc là nước duy nhất chưa xây dựng (bất hợp pháp) sân bay ở các đảo đá Trường Sa, Philippines, Malaysia và Việt Nam đều đã có đường băng sân bay ở đảo Thị Tứ, đá Hoa Lau và đảo Song Tử Tây, điều này làm cho Trung Quốc ở vào “thế yếu rõ rệt” trong tình hình Trường Sa.

Công trình lấn biển (bất hợp pháp) đảo Chữ Thập là một trong vài công trình lấn biển do Trung Quốc đang tiến hành (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa, nhưng quy mô của nó lớn nhất.

Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, lấn biển (bất hợp pháp) ở các đá ngầm quần đảo Trường Sa, Hải quân Trung Quốc từng xây dựng (bất hợp pháp) công trình xi măng trên đá Chữ Thập, nhưng không có nhân công mở rộng (bất hợp pháp) đá ngầm.

Đến nay, Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) công trình xi măng trên đảo lớn đến mức đủ để xây dựng đường băng và bãi đỗ máy bay. Ở phía đông đảo Chữ Thập cũng đã xây dựng (bất hợp pháp) một bến tàu mới, có thể dùng cho tàu chở dầu cỡ lớn và tàu chiến hải quân.

Việc xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc đã bị Philippines và Việt Nam phê phán. Đối với vấn đề này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tự nhận rằng các hoạt động bất hợp pháp này là việc "thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".

Trung Quốc mới mở rộng bất hợp pháp đường băng sân bay ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Trung Quốc mới mở rộng bất hợp pháp đường băng sân bay ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Nhưng, BBC Anh cho rằng, Mỹ gần đây đã can thiệp vấn đề Biển Đông, thúc giục Trung Quốc chấm dứt lấn biển, xây dựng sân bay (bất hợp pháp) ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Theo BBC, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jefferey Pool tuyên bố, Trung Quốc đang tiến hành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) quy mô lớn ở đá Chữ Thập, sau khi hoàn thành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) đá Chữ Thập, trên đảo có thể thi công (bất hợp pháp) một đường băng sân bay.

1 hãng tin uy tín của Pháp dẫn lời Jefferey Pool cho rằng, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành lấn biển (bất hợp pháp) ở Biển Đông, nhưng công trình đá Chữ Thập lần này là công trình đầu tiên có thể xây dựng (bất hợp pháp) đường băng sân bay, ít nhất "xem ra đây chính là phương hướng nỗ lực của họ".

Jefferey Pool còn cho rằng, Trung Quốc cũng đã xây dựng (bất hợp pháp) một bến tàu có thể đậu tàu chiến ở đá Chữ Thập. Công trình của người Trung Quốc đã bắt đầu 3 tháng, vì vậy "Mỹ thúc giục Trung Quốc chấm dứt hoạt động lấn biển, dùng phương thức ngoại giao khuyến khích các bên giữ kiềm chế khi tiến hành các hoạt động tương tự".

Đây đã không phải lần đầu tiên Mỹ lên án Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) công trình ở Biển Đông. Tại cuộc họp báo ở Trung tâm phóng viên nước ngoài New York vào tháng trước, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Russell cũng đã nhấn mạnh, tuy Trung Quốc không phải là nước duy nhất lấn biển ở khu vực này, nhưng phạm vi quy mô và tốc độ của họ lại vượt xa các nước khác, điều này đã dẫn tới "bất an và bất ổn khu vực xung quanh". Ông Russell tuyên bố: "Đây không phải là cục diện mà hai nước Mỹ và Trung Quốc muốn nhìn thấy".

Hoạt động lấn biển bất hợp pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Hoạt động lấn biển bất hợp pháp của Trung Quốc ở đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Đối với sự quan ngại của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng đòi các nước ngoài khu vực giữ thái độ "trung lập", "phân biệt đúng sai", đồng thời "thiết thực tôn trọng những nỗ lực chung bảo vệ hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực".

Một số nội dung của tuyên bố hùng hồn cho rằng: "Xuất phát từ đại cục hòa bình, ổn định khu vực, trên cơ sở kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, Trung Quốc luôn nỗ lực cùng các quốc gia chủ quyền có liên quan trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế, thông qua hiệp thương, đàm phán để giải quyết tranh chấp có liên quan".

"Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), các bên cam kết giữ kiềm chế, không áp dụng các hành động làm tranh chấp trở nên phức tạp, mở rộng và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, đồng thời thông qua phương thức mang tính xây dựng để xử lý bất đồng giữa họ. Đương nhiên, Trung Quốc và các nước ASEAN đang thực hiện toàn diện và có hiệu quả DOC, đồng thời trong khuôn khổ DOC, thúc đẩy vững chắc tiến trình tham vấn Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC)".

Trên thực tế, sự thực lịch sử là Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá cùng vùng biển xung quanh ở dưới đảo Hải Nam, trên Biển Đông. Tất cả các tài liệu lịch sử, địa lý chính thống của Trung Quốc đã khẳng định điều này. Trung Quốc không nên dùng truyền thông để tuyên truyền xuyên tạc về “đường lưỡi bò” do mình vẽ ra, hãy tự trọng và tôn trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền của nước khác.

Sự thực lịch sử là Trung Quốc đã cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1974, 1988… Sự thực lịch sử là Trung Quốc vào năm 2012 cũng đã cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.

Sự thực lịch sử là Trung Quốc đã ngang nhiên mời thầu dầu khí, hạ đặt giàn khoan dầu khí một cách bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Hình ảnh về đá Gaven của Việt Nam trên Tân Hoa xã ngày 10 tháng 10 năm 2014
Hình ảnh về đá Gaven của Việt Nam trên Tân Hoa xã ngày 10 tháng 10 năm 2014

Trung Quốc bảo tôn trọng luật pháp quốc tế và nỗ lực thực hiện DOC, vậy thì Trung Quốc nên tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, tức là tôn trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Trung Quốc hãy xem việc tham gia vụ kiện ở Tòa án quốc tế như vụ kiện của Philippines là một việc làm văn minh của xã hội hiện đại. Trung Quốc nên từ bỏ hoạt động lấn biển, xây dựng công trình phi pháp ở các đảo đá của Việt Nam, nên tôn trọng và thực thi đầy đủ, nghiêm túc và hiệu quả DOC, nhanh chóng ký kết COC. Trung Quốc không nên chỉ nói, mà nên hành động, như thế mới tạo được lòng tin.

Trung Quốc tự coi mình là nước lớn, vậy thì Trung Quốc nên làm gương trong việc tôn trọng sự thực lịch sử “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa”. Trung Quốc tự coi mình là nước lớn, vậy thì Trung Quốc nên làm gương trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trước hết là tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, không nên giải thích sai Công ước, chấm dứt hoàn toàn việc kéo giàn khoan nước sâu hay lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển Việt Nam để đe dọa vũ lực như mùa hè năm 2014…

Đông Bình