Ấn Độ muốn chế tạo 10 tàu ngầm hạt nhân trong 10 năm

27/12/2014 10:50
Đông Bình
(GDVN) - Hải quân Ấn Độ hy vọng xây dựng một hạm đội dưới biển có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược và 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công, dựa vào thuê và tự chế.
Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển
Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ chạy thử trên biển

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 26 tháng 12 đưa tin, xét tới tỉ giá đồng rúp Nga lao dốc bắt đầu từ nửa đầu năm 2014, còn mức độ sụt giá nửa cuối năm 2014 của đồng rupee Ấn Độ chậm hơn đồng rúp Nga, trong tương lai, chi phí chế tạo tàu ngầm phải bàn giao trong tương lai của Ấn Độ chắc chắn giảm thấp, tiền thuê cũng có cơ hội mặc cả.

Ngày 16 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Parrikar tuyên bố tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo tự sản xuất đầu tiên Arihant đã từ cảng Visakhapatnam ra biển chạy thử, đánh dấu nước này xây dựng hệ thống răn đe hạt nhân "tam vị nhất thể" đạt được đột phá mang tính then chốt.

Không chỉ có vậy, truyền thông Ấn Độ còn cho biết, Chính phủ Ấn Độ có thể tiếp tục thuê 1 tàu ngầm hạt nhân của Nga. Chuẩn đô đốc Raja Menon nghỉ hưu của Hải quân Ấn Độ nói: "Trận địa tên lửa dựa vào tàu ngầm là điều kiện cần thiết bảo đảm năng lực đáp trả hạt nhân".

Tàu ngầm Arihant sắp đi vào hoạt động

Theo bài báo, Arihant là một tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, hiện nay đã hoàn thành thử nghiệm ở cảng 18 tháng, đang tiến hành chạy thử trên biển, nếu kết quả chạy thử trên biển bình thường, tàu Arihant sẽ bắt đầu sẵn sàng chiến đấu, trực chiến. Tài liệu công khai cho biết, tàu Arihant sử dụng lò phản ứng nước áp lực 83 megawatt, lượng giãn nước khi lặn khoảng 6.000 tấn.

Chuyên gia hải quân Nga Alexander Mostovoi cho rằng, nhìn vào các hình ảnh công khai, kết cấu của tàu Arihant tương tự tàu ngầm hạt nhân Type 670 của Liên Xô cũ (NATO gọi là lớp Charles-1), tàu đầu tiên của họ đã tham khảo cấu tạo của tàu ngầm Type 877, đã lắp 6 ống phóng ngư lôi.

Đương nhiên, Arihant hoàn toàn không phải là kết quả của sao chép toàn bộ, khi thiết kế, Ấn Độ đã lắp thêm một khoang mới, bên trong bố trí nhiều ống phóng tên lửa, có thể phóng tên lửa đạn đạo tầm trung K-15 (tầm bắn khoảng 700 km).

Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm

Theo tờ "The Times of India", nếu như độ tin cậy của tàu ngầm hạt nhân Arihant được xác nhận, bên trong còn thừa không gian, trong tương lai còn có thể lắp tên lửa đạn đạo K-4 (do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ tổ chức nghiên cứu phát triển) cho tàu ngầm này.

Được biết, tên lửa K-4 lựa chọn sử dụng nhiên liệu đẩy thể rắn, nặng khoảng 17 tấn, có thể mang theo 1 đầu đạn nặng khoảng 2 tấn, dự kiến tầm bắn có thể đạt 3.500 km.

Tập đoàn thông tin Jane's Anh tiết lộ, căn cứ vào hình ảnh vệ tinh và phân tích của quan chức Ấn Độ, Ấn Độ dự tính chế tạo mới ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân tương tự Arihant. Theo đó, Mysore ở miền nam đã mở rộng thêm cơ sở làm giàu uranium thứ hai, vừa có thể dùng cho sản xuất nhiên liệu hạt nhân của tàu ngầm hạt nhân, vừa có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất vũ khí hạt nhân.

Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Fitzpatrick cho rằng, Ấn Độ mở rộng cơ sở làm giàu uranium ở khu vực Mysore phản ánh nước này hy vọng có được năng lực răn đe chiến lược mạnh hơn.

Có kế hoạch "mua gian" tàu ngầm thuê

Ngày 10 tháng 12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thủ đô Ấn Độ New Delhi và đã tổ chức gặp gỡ lãnh đạo Ấn-Nga lần thứ 15 với Thủ tướng Ấn Độ Modi. Sau hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Parrikar cho biết, Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai với Nga, đồng thời cũng đã đưa ra yêu cầu tiếp tục thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra.

Được biết, Ấn Độ đã để ý tới một chiếc tàu ngầm hạt nhân Type 971 (NATO gọi là lớp Akula) nằm ở trạng thái ngừng sản xuất, tàu ngầm này trước đây được Nga đặt tên là Bars. Do thiếu kinh phí, tàu ngầm Bars năm 1994 bị cho dừng sản xuất, tiến độ thi công khi đó là 60%.

Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm

Trước đó, Ấn Độ từng dùng 920.000 triệu USD thuê 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula của Nga, thời gian thuê là 10 năm, sau đó được đặt tên là Chakra, đồng thời vào ngày 4 tháng 4 năm 2012 chính thức gia nhập Hải quân Ấn Độ đi vào hoạt động.

Tàu ngầm hạt nhân Type 971 do Nga chế tạo là một loại tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như chống tàu ngầm, chống hạm, phóng thủy lôi, lượng vũ khí mang theo của nó tương đối lớn (52 quả tên lửa hoặc ngư lôi). Khi thực hiện nhiệm vụ phóng ngư lôi, tàu ngầm Type 971 có thể mang theo nhiều nhất 60 quả thủy lôi các loại.

Điều đáng đề cập là, trên tàu ngầm hạt nhân Type 971 đã trang bị thiết bị nhồi tên lửa nhanh, hiệu suất tiếp tục lắp tên lửa của nó tốt hơn tàu ngầm cùng loại của các nước phương Tây. Ngoài ra, theo bài báo, tàu ngầm hạt nhân Type 971 tự dùng của Hải quân Nga đã bắt đầu đổi loại tên lửa mới - tên lửa hành trình siêu âm Onyx (phiên bản xuất khẩu là Yakhont), năng lực đột phá phòng thủ và uy lực tác chiến đều được tăng mạnh.

Theo tiết lộ của tờ "Deccan Chronicle", Hải quân Ấn Độ hy vọng đồng thời sở hữu tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược (SSBN) và tàu ngầm hạt nhân tấn công (SSN), trong tình hình công nghiệp đóng tàu trong nước không thể sản xuất nhiều tàu ngầm hạt nhân hơn trong ngắn hạn, tiếp tục thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga trở thành phương án lựa chọn đầu tiên mở rộng lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Ấn Độ.

Mặc dù ngành đóng tàu Nga những năm gần đây xuất hiện trạng thái suy thoái, nhưng xét thấy bắt đầu từ nửa đầu năm đầu năm 2014 tỉ giá đồng rúp Nga lao dốc, trong khi đó mức độ sụt giá của đồng rupee Ấn Độ nửa cuối năm 2014 rõ ràng chậm hơn so với đồng rúp Nga, chi phí chế tạo tàu ngầm cần bàn giao trong tương lai của Ấn Độ chắc chắn tương đối thấp, tiền thuê cũng có cơ hội mặc cả. Theo đó, Ấn Độ tiếp tục tính toán "mua gian" thuê tàu ngầm hạt nhân của Nga.

Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm

Có sức mạnh hơn trong việc kiểm soát Ấn Độ Dương

Bất kể là bỏ ra nhiều sức lực nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo nội địa hay tìm cách thuê tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga, đều phản ánh sự coi trọng của Ấn Độ đối với phát triển lực lượng hạt nhân trên biển.

Trên thực tế, sau khi thử thành công vũ khí hạt nhân vào năm 1998, Ấn Độ luôn hy vọng sớm sản xuất được tàu ngầm hạt nhân nội địa, đồng thời bắt đầu dự trữ vũ khí hạt nhân. Nhà chiến lược quân sự nước này cho biết, Ấn Độ cấp bách cần tàu ngầm hạt nhân "có năng lực đáp trả hạt nhân", tăng cường năng lực tiến hành đáp trả đối với các cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù.

Ngoài ra, dựa vào yêu cầu trong chiến lược hải quân của Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ phải có năng lực ngăn chặn địch ở tuyến đường bờ biển (dài khoảng 5.400 km) và vùng biển mang tính biệt lập (khoảng 2.590 km2) của Ấn Độ.

Nếu 2 tàu ngầm hạt nhân Type 971 trang bị tên lửa tầm xa được triển khai, không chỉ có thể giúp cho năng lực đáp trả và ngăn chặn của Hải quân Ấn Độ được tăng cường rất lớn, tăng mạnh tính phức tạp trong tiến hành các hành động chiến lược, chiến thuật của hải quân địch, hơn nữa còn có thể hộ tống cho cụm chiếm đấu tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ, ngăn chặn mối đe dọa từ dưới biển, hỗ trợ rất lớn cho Ấn Độ xây dựng hải quân tầm xa.

Phó đô đốc Hải quân Ấn Độ Verma, người từng tham gia thiết kế chế tạo tàu ngầm hạt nhân Arihant cho rằng, mặc dù phương thức "tự chế, thuê ngoài, thúc đẩy đồng bộ" giúp cho lực lượng hạt nhân trên biển của Ấn Độ phát triển nhanh chóng, nhưng so với các nước lớn quân sự khác, năng lực hạt nhân dưới biển của Ấn Độ vẫn non nớt.

Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm
Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 của Nga, thời hạn là 10 năm

Theo quan điểm của quan chức Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ hy vọng xây dựng một hạm đội dưới biển có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược và 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công. Chuyên gia quân sự phân tích cho rằng, muốn thực hiện mục tiêu này, Ấn Độ có thể còn cần thời gian khoảng 10 năm. Nhưng, nếu chỉ nói tới phạm vi Ấn Độ Dương, vai trò uy hiếp của tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ đã không thể coi thường.

Đông Bình