Nga vẫn quyết tâm chế máy bay ném bom mới bất chấp suy thoái kinh tế?

06/01/2015 11:15
Việt Dũng
(GDVN) - Mặc dù máy bay ném bom chiến lược PAK-DA Nga không quá đắt, nhưng chi phí vẫn lấy chục tỷ USD làm đơn vị, mà kinh tế Nga hiện nay sẽ rơi vào suy thoái lâu dài.
Máy bay ném bom chiến lược mới PAK-DA Nga (tưởng tượng)
Máy bay ném bom chiến lược mới PAK-DA Nga (tưởng tượng)

Mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ ngày 31 tháng 12 năm 2014 đăng bài viết "Mỹ, chuẩn bị tốt - Nga muốn có một loại máy bay ném bom tầm xa tàng hình kiểu mới".

Bài viết cho rằng, là một phần của kế hoạch hiện đại hóa quân sự thời đại hậu Liên Xô, Nga đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay ném bom chiến lược kiểu mới được gọi là PAK-DA, nhưng do giá cả dầu mỏ trượt dốc nhanh chóng, vấn đề hiện nay là Nga phải chăng có thể đảm đương được nghiên cứu chế tạo máy bay mới hay không.

Theo bài báo, những thông tin cụ thể về máy bay ném bom mới của Nga biết được rất ít, nhưng nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tấn công tầm xa tàng hình không hề rẻ. Một chương trình máy bay ném bom tấn công tầm xa bí mật (LRS-B) của Lầu Năm Góc dự tính mỗi chiếc sẽ tiêu tốn khoảng 550 triệu USD. Chi phí nghiên cứu chế tạo máy bay của Mỹ rất có thể khoảng 50 tỷ USD, hơn nữa chương trình này còn được tận dụng công nghệ "hoàn thiện".

Mặc dù máy bay ném bom chiến lược PAK-DA của Nga không có khả năng đắt tiền như vậy, nhưng chi phí vẫn sẽ lấy chục  tỷ USD làm đơn vị, hơn nữa, hiện nay, kinh tế Nga lấy tài nguyên làm nền tảng sẽ rơi vào suy thoái lâu dài. Nga phải chăng gánh được chi phí hoàn thành nghiên cứu chế tạo PAK-DA là một vấn đề rất xa thực tế.

Máy bay ném bom chiến lược mới PAK-DA Nga (tưởng tượng)
Máy bay ném bom chiến lược mới PAK-DA Nga (tưởng tượng)

Tuy nhiên, Cục thiết kế Tupolev của Nga dường như đang toàn lực thúc đẩy nghiên cứu phát triển máy bay mới. Người phụ trách Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga Mikhail Pogosyan đầu năm 2014 đã cho biết, công tác nghiên cứu phát triển máy bay ném bom chiến lược PAK-DA cũng đã bắt đầu vào đầu năm 2014, công tác thiết kế sơ bộ máy bay mới sẽ hoàn thành vào tháng 4 năm 2014, một số linh kiện của máy bay đã bắt đầu chế tạo.

Máy bay ném bom PAK-DA dự tính sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2019. Nga dự tính sẽ hoàn thành kiểm tra vận hành máy bay mới vào năm 2023, điều này cũng sớm hơn so với thời gian biểu của LRS-B Không quân Mỹ, máy bay Mỹ phải đến giữa thập niên 20 thế kỷ này mới có thể hoạt động.

Giống như máy bay ném bom tấn công tầm xa Mỹ, những thông tin chi tiết về PAK-DA được công bố rất ít. Những điều đã biết là, PAK-DA rất có thể sẽ áp dụng thiết kế cánh cận âm tàng hình, để giúp nó có hành trình bay xa, đồng thời hiệu quả tàng hình tốt.

Thiết kế của PAK-DA khác với thiết kế máy bay ném bom Nga trước đó, chẳng hạn máy bay ném bom Tu-22M và máy bay ném bom Tu-160, hai loại máy bay ném bom đều dựa vào siêu âm để bảo đảm năng lực sống sót của chúng.

Mặc dù giống như máy bay chiến đấu kiểu mới khác của Nga như máy bay chiến đấu PAK-FA, hiệu quả tàng hình của máy bay ném bom PAK-DA rất tốt, nhưng nó hoàn toàn không chỉ dựa vào tính năng tàng hình để duy trì khả năng sống sót. PAK-DA đang được nghiên cứu chế tạo - cũng trang bị hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến. Ngoài ra, PAK-DA còn có thể trang bị tên lửa hạt nhân ngoài khu vực tác chiến và tên lửa hành trình thông thường.

Một phương án máy bay ném bom tàng hình tấn công tầm xa của Công ty Lockheed Martin, Mỹ
Một phương án máy bay ném bom tàng hình tấn công tầm xa của Công ty Lockheed Martin, Mỹ

Cuối cùng, xét thấy tình hình kinh tế gay go của Nga hiện nay, Nga phải chăng hoàn thành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom PAK-DA hay không vẫn còn chưa rõ.

Nhưng, không thể đánh giá thấp Nga, họ vẫn có thể chế tạo vũ khí mũi nhọn trong tình hình hỗn loạn sau khi Liên Xô tan rã.

Nếu như PAK-DA cuối cùng nghiên cứu chế tạo thành công, điều đó chắc chắn sẽ có tính đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là nếu nó được chế tạo rất nhiều.

Việt Dũng