Tàu tuần duyên LCS Hải quân Mỹ được đặt tên chính thức là tàu hộ vệ

17/01/2015 09:07
Việt Dũng
(GDVN) - Tư lệnh Hải quân Mỹ quyết định đặt tên như vậy và sẽ có tuyên bố mới; ngoài ra, Mỹ vừa điều tàu khu trục tập trận với Ukraine trong bối cảnh căng thắng.
Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2 Hải quân Mỹ
Tàu tuần duyên USS Independence LCS-2 Hải quân Mỹ

Tàu tuần duyên LCS Hải quân Mỹ được đặt tên chính thức là tàu hộ vệ

Từ khi chương trình 2001 khởi động đến nay, tàu tuần duyên (tàu chiến đấu duyên hải, LCS) của Hải quân Mỹ sẽ được gọi là tàu chiến thế hệ tiếp theo thay thế tàu hộ vệ, tàu quét mìn và tàu tuần tra. Nhưng vị thế của loại tàu này trong hàng ngũ chiến đấu vẫn gây tranh cãi.

Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Ray Mabus cho rằng, một trong những nguyên nhân để cho loại tàu này bị hiểu sai là ở chỗ thiết kế rất thông thường của nó. Ray Mabus chỉ định cơ quan có liên quan lựa chọn một cái tên truyền thống hơn, thích hợp hơn cho tàu chiến mới như tàu liên hợp tốc độ cao (JHSV), tàu đổ bộ di động (MLP) và căn cứ tiến lên di động (AFSB).

Trong bối cảnh này, tàu chiến đấu duyên hải trước tiên được đặt tên là tàu hộ vệ. Khi tham dự hội nghị thường niên của liên minh lực lượng mặt nước hải quân vào ngày 15 tháng 1 năm 2015, Đô đốc Ray Mabus chỉ ra "LCS đã giống tàu hộ vệ, tại sao không đặt tên nó là tàu hộ vệ?".

Ray Mabus cho biết, Hải quân Mỹ sẽ chính thức đổi LCS thành FF, quy định loại tàu này là tàu hộ vệ. Trong hệ thống tên gọi tàu chiến của Hải quân Mỹ, chữ cái đầu tiên thường quan trọng trong việc thể hiện tác dụng của tàu chiến.

Tàu lấy chữ "L" làm đầu thường là tàu đổ bộ dùng cho vận chuyển binh sĩ và trang bị của thủy quân lục chiến (hải quân đánh bộ). LCS là tàu tác chiến ven bờ hải quân, chứ không phải là tàu chiến dùng để vận chuyển đổ bộ.

Máy bay trực thăng MH-60R Hải quân Mỹ
Máy bay trực thăng MH-60R Hải quân Mỹ

Đặt tên tàu chiến đấu duyên hải là tàu hộ vệ làm cho loại tàu này chính thức quay về hàng ngũ tác chiến mặt nước, cũng là thích hợp, thỏa đáng; hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu, LCS phiên bản cải tiến phải "giống tàu hộ vệ hơn".

Thông tin từ phía hải quân cho biết, ban đầu chỉ có kế hoạch đặt tên LCS phiên bản cải tiến là tàu hộ vệ, nhưng trong quá trình chế tạo LCS đã có một số sửa đổi, vì vậy lãnh đạo quyết định gọi tất cả LCS là tàu hộ vệ. Hiện nay, số hiệu những tàu chiến này còn chưa hoàn toàn xác định, nếu nó được đưa vào hàng ngũ tàu hộ vệ, số hiệu tiếp theo có thể dùng là FF 1099.

Lô tàu hộ vệ (FFG) cuối cùng của Hải quân Mỹ sẽ nghỉ hưu vào tháng 9 năm 2015, số hiệu tiếp theo sau đó phải là FFG 62. Nhưng, khác với tàu hộ vệ lớp Oliver Perry, LCS hoàn toàn không mang theo tên lửa phòng không khu vực như tên lửa dòng SM, vì vậy có thể gọi nó là "tàu hộ vệ tên lửa", cho nên không thích hợp dùng FFG để đặt tên.

Ray Mabus còn cho biết, ông sẽ tuyên bố sự thay đổi liên quan khác của chương trình LCS trong vài tuần tới.

Liên quan đến tàu LCS Mỹ, mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc cuối tháng 11 năm 2014 cũng cho biết, vào đầu tháng 11 năm 2014, tàu chiến đấu duyên hải LCS Mỹ đã lần đầu tiên triển khai máy bay trực thăng MH-60R Sea Hawk đa nhiệm và máy bay trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Những máy bay này thuộc phân bộ 1, phi đội tấn công trên biển trực thăng số 35, lần đầu tiên triển khai ở Tây Thái Bình Dương.

Máy bay trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout Mỹ
Máy bay trực thăng do thám không người lái MQ-8 Fire Scout Mỹ

Được biết, phân bộ 1 HSM-35 sẽ gồm có 1 máy bay MH-60R và 1 máy bay MQ-8B. Fire Scout sẽ có tác dụng tăng cường thời gian hoạt động liên tục và hành trình của MH-60R, từ đó tăng cường năng lực nhận biết tình hình trên biển. Phân bộ đang triển khai còn gồm có 24 nhân viên, những nhân viên này có thể thao tác và bảo trì có hiệu quả MH-60R và MQ-8B.

Máy bay như vậy rất quan trọng đối với khái niệm tác chiến LCS hiện nay và tương lai. LCS sẽ triển khai thường lệ 1 máy bay MH-60R và 1 máy bay MQ-8B, trở thành một bộ phần của tác chiến đối diện (phía trước), tác chiến săn ngầm và nhiệm vụ chống thủy lôi của tàu này. Là máy bay trực thăng tác chiến đối diện và thợ săn ngầm thế hệ tiếp theo, MH-60R là then chốt của khái niệm tác chiến trực thăng. MQ-8B Fire Scout hỗ trợ nhận biết tình hình, xác định chính xác mục tiêu cho MH-60R, từ đó tăng cường khả năng nhận biết tình hình trên biển của MH-60R.

Tàu khu trục Mỹ đến Biển Đen để tập trận chung với Hải quân Ukraine

Liên quan đến Hải quân Mỹ, mạng "Sputnik" Nga ngày 14 tháng 1 đưa tin, Đại sứ quan Mỹ tại Ukraine ra tuyên bố cho biết, hạm đội Mỹ và Ukraine vừa tổ chức một cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đen.

Được biết, cuộc diễn tập quân sự này được tiến hành vào ngày 11 tháng 1 năm 2015. Tham gia diễn tập có tàu khu trục Donald Cook DDG-75 Mỹ và tàu chỉ huy UKRS Hetman Sahaidachny của Hải quân Ukraine. Trong cuộc diễn tập này, hai bên đã tập các tình huống trên biển khác nhau, tập trung vào hoàn thiện các kỹ năng hải quân như nhân viên đổ bộ lên tàu, cơ động chiến thuật. Máy bay trực thăng của tàu UKRS Hetman Sahaidachny đã tham gia mô phỏng phòng thủ bất đối xứng.

Tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75) Hải quân Mỹ và tàu chỉ huy UKRS Hetman Sahaidachny Hải quân Ukraine tập trận chung trên Biển Đen
Tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75) Hải quân Mỹ và tàu chỉ huy UKRS Hetman Sahaidachny Hải quân Ukraine tập trận chung trên Biển Đen

Trước đó đại diện Bộ Quốc phòng Ukraine Viktor Kushner cho biết, năm 2015, Quân đội Ukraine sẽ tham gia 11 cuộc diễn tập quân sự liên hợp quốc tế, trong đó quy mô lớn nhất là cuộc diễn tập quân sự trên biển thường niên "Sea Breeze" giữa Ukraine-Mỹ.

Quốc hội Ukraine ngày 23 tháng 12 thông qua luật hủy bỏ địa vị không liên minh của quốc gia, khôi phục con đường gia nhập NATO của Ukraine. Nhưng, NATO không chấp nhận nước tồn tại tranh chấp lãnh thổ gia nhập, trong khi đó Ukraine có chủ trương lãnh thổ đối với Crimea - khu vực thông qua trưng cầu dân ý đã gia nhập Nga. Chuyên gia cho rằng, trong 20 tới, Ukraine cũng không thể trở thành thành viên NATO.

Moscow nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì địa vị không liên minh của Ukraine. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, quyết định hủy bỏ địa vị không liên minh của Kiev đã biến Ukraine thành đối thủ quân sự tiềm tàng của Nga.

Tàu chỉ huy UKRS Hetman Sahaidachny Hải quân Ukraine
Tàu chỉ huy UKRS Hetman Sahaidachny Hải quân Ukraine
Việt Dũng