Trung Quốc có thể chào bán máy bay J-15 cho Brazil, giúp đào tạo tàu ngầm

07/03/2015 11:37
Đông Bình
(GDVN) - Ngoài ra, Brazil giúp đỡ huấn luyện phi công tàu sân bay của Trung Quốc, còn Trung Quốc giúp Brazil huấn luyện thủy thủ của tàu sân bay động cơ hạt nhân.
Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh tư liệu)
Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh tư liệu)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 3 dẫn tờ "Kanwa Defense Review" Canada tháng 3 năm 2015 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Chu Hải đã trưng bày mô hình máy bay chiến đấu hải quân J-15, nó sử dụng động cơ WS-10A, nhà thiết kế tuyên bố loại động cơ này đã rất hoàn thiện, có thể xuất khẩu.

Kawan còn suy đoán, máy bay chiến đấu J-15 có thể chào bán cho quốc gia sở hữu tàu sân bay cũ như Brazil, Trung Quốc và Brazil đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác quân sự, theo thỏa thuận, Brazil giúp đỡ huấn luyện phi công tàu sân bay của Trung Quốc, còn Trung Quốc giúp Brazil huấn luyện thủy thủ của tàu sân bay động cơ hạt nhân.

Bài viết còn tiết lộ, nguồn tin cho hay, Trung Quốc còn chào bán tàu ngầm thông thường Type S20 cho Brazil, thông tin này chưa được nhà cầm quyền Brazil xác nhận. Mục tiêu giai đoạn tiếp theo của Trung Quốc là nghiên cứu chế tạo J-15 được phóng bằng hơi nước, J-15 này cần tiếp tục tăng cường cường độ của bánh đáp trước, nghiên cứu chế tạo luận chứng giai đoạn đầu đã được triển khai.

Ngoài ra, Kanwa cũng đã giới thiệu tình hình phát triển của một số vũ khí dành cho máy bay của Trung Quốc, cho rằng, tên lửa chống bức xạ không đối đất LD-10 được cải tiến từ tên lửa không đối không PL-12, tầm bắn tối đa 60 km, ngoại hình khí động học tương đồng với PL-12.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc

LD-10 đồng thời chào bán cho nước ngoài, nhà thiết kế tuyên bố có thể lắp trên máy bay chiến đấu JF-17 Kiêu Long. Trọng lượng tên lửa 234 kg, đường kính 203 mm, độ dài 4.060 mm. Áp dụng phương thức dẫn radar bị động sóng ngắn + SINS. Laser PF + kích ngòi nổ.

Trung Quốc cũng đã đưa ra tên lửa chống bức xạ trên máy bay, gọi là CM-102, tầm bắn tối đa 100 km, trọng lượng đầu đạn 80 kg, bước sóng hoạt động 2 - 18 GHz, tỷ lệ bắn trúng (CEP) đối với radar nhỏ hơn 7 m.

Điều cần chú ý ở đây là, Triển lãm hàng không Chu Hải vừa rồi đã trưng bày tương đối nhiều loại tên lửa chống bức xạ, bom, dùng cho máy bay không người lái, máy bay chiến đấu. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã gia tăng mức độ nghiên cứu chế tạo tên lửa chống bức xạ, đây là động thái quan trọng đối phó với việc Mỹ-Nhật Bản-Đài Loan triển khai radar phòng thủ tên lửa.

Cũng liên quan tới máy bay chiến đấu Trung Quốc trong đó có máy bay J-15, tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 3 dẫn báo Nga đưa tin, số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ đã vượt tổng số của Trung Quốc và Nga. Mỹ sở hữu trên 2.200 máy bay chiến đấu, trong khi đó, tổng số máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nga chỉ có 1.800 chiếc.

Theo bài viết, Trung Quốc sở hữu 1.060 máy bay chiến đấu và máy bay đánh chặn. Cuối năm 2014, Trung Quốc có gần 1.900 máy bay tác chiến không quân, bao gồm máy bay ném bom và máy bay cường kích, trong đó 600 chiếc là máy bay chiến đấu hiện đại (thế hệ thứ tư).

Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh tư liệu)
Trung Quốc huấn luyện cất hạ cánh máy bay J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh tư liệu)

Bài báo cho hay, Trung Quốc sở hữu 253 máy bay chiến đấu J-11, 15 máy bay chiến đấu hải quân J-15. Trung Quốc đang sản xuất máy bay chiến đấu tầm xa đa năng J-11BS (đã cải tiến thiết bị điện tử hàng không, 1 chiếc nguyên mẫu và 24 chiếc sản xuất hàng loạt). Theo bài viết, máy bay chiến đấu J-16 Trung Quốc là phiên bản sao chép của Su-30MK2 Nga.

Đông Bình