Báo Anh: Trung Quốc 30 năm nữa cũng không đuổi kịp Mỹ

22/03/2015 06:27
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)
(GDVN) - Trung Quốc có thể vĩnh viễn không thể trở thành đối thủ cạnh tranh có khả năng nhất của Mỹ, do dân số sẽ già đi, thực lực mềm yếu, thiếu đồng minh và bạn bè.
Bản đồ phân bố 5 Bộ tư lệnh lớn của Quân đội Mỹ trên toàn cầu
Bản đồ phân bố 5 Bộ tư lệnh lớn của Quân đội Mỹ trên toàn cầu

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 20 tháng 3 dẫn tờ tuần san "The Economist" Anh (kỳ 1 từ ngày 7 đến ngày 13 tháng 3) đăng bài viết "Đoạn kết còn chưa đến". Sau đây là nội dung bài viết:

Joseph Nye nói: "Người Mỹ từ lâu đã lo ngại về sự suy yếu của họ". Phái Thanh Giáo (giáo phái nước Anh, thế kỷ XVI-XVII) của bang Massachusetts vào thế kỷ 17 đã từng than phiền về sự suy thoái đạo đức của đại lục mới (châu Mỹ). Những người sáng lập nước Mỹ có lẽ sẽ đau buồn về nước Cộng hòa do họ sáng lập sẽ bị tan rã như La Mã Cổ.

Một số học giả hiện đại cũng giữ thái độ bi quan. Michael Linde của Quỹ nước Mỹ mới (The New America Foundation) viết, do chính sách ngoại giao Mỹ tan vỡ, kinh tế suy sụp và dân chủ phá sản, “thế kỷ Mỹ” năm 2014 sẽ kết thúc.

Joseph Nye với tư cách là một nhà quan sát lâu năm của các vấn đề toàn cầu lại giữ thái độ lạc quan hơn đối với vấn đề này. Ông dự đoán, vào thập niên 40 của thế kỷ này, Mỹ sẽ vẫn đóng vai trò trung tâm trong cán cân quyền lực toàn cầu. Dẫu sao, ngoài điều đó thì sẽ còn có khả năng khác không?

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Châu Âu không có nhiều khả năng trở thành người thách thức nước Mỹ. Mặc dù hiện nay tổng sản lượng và tổng dân số của họ lớn hơn Mỹ, nhưng khu vực già cỗi này đang rơi vào đình trệ. Năm 1900, 1/4 số người trên thế giới là người châu Âu. Đến năm 2060, tỉ lệ này khả năng giảm mạnh đến 6%, có 1/3 trong số người này trên 65 tuổi.

Đến năm 2025, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia dân số nhiều nhất trên trái đất. Do dân di cư Ấn Độ sống phân tán ở nước ngoài và họ có văn hóa đại chúng, do đó, họ có thực lực mềm dồi dào. Nhưng, chỉ có 63% người Ấn Độ biết chữ. Ấn Độ cũng không có một trường đại học nằm trong top 100 toàn cầu. Joseph Nye cho rằng, Ấn Độ chỉ có liên minh với Trung Quốc chống Mỹ mới có thể vượt Mỹ, nhưng đây là điều không thể - người Ấn Độ có thiện cảm với Washington, nhưng lại có rất nhiều hoài nghi đối với Bắc Kinh.

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh có khả năng nhất của siêu cường tiếp theo: Họ có đội quân quy mô lớn nhất thế giới, hơn nữa sẽ rất nhanh trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhưng, Trung Quốc còn phải trải qua vài chục năm mới có thể giàu có như Mỹ, công nghệ mới có thể tiên tiến như Mỹ.

Trên thực tế, Trung Quốc có thể vĩnh viễn làm không được những điều này. Đến năm 2030, người già Trung Quốc sẽ nhiều hơn vị thành niên, điều này sẽ làm suy yếu sức sống của họ. Họ còn cần biết rõ làm thế nào để cải cách hệ thống hành chính một cách hòa bình. Thực lực mềm của họ yếu kém, không tương xứng với quy mô quốc gia của họ. Hơn nữa, Trung Quốc không có nhiều bạn bè hoặc đồng minh thực sự trên thế giới.

Hạm đội Hải quân Mỹ
Hạm đội Hải quân Mỹ

Có lẽ, mối đe dọa lớn nhất đối với vị thế ưu việt của Mỹ đến từ trong nước. Chính như điều mà các chuyên gia thường chỉ ra, thanh niên Mỹ có thành tích rất kém khi so sánh xuyên quốc gia về năng lực toán học, hơn nữa người Mỹ đã không ôm ảo tưởng đối với chính phủ của họ.

Nhưng, cho dù như vậy, Joseph Nye đã nhìn thấy hy vọng.  82% người Mỹ nói, nước này là nơi sống tốt nhất trên thế giới. Họ vẫn đang không ngừng thu hút nhân tài từ nước ngoài. Nếu Mỹ điều chỉnh tốt chính sách di dân của họ, họ sẽ trở thành nam châm mạnh hơn thu hút nhân tài.

Một "truyền thống Jefferson lâu dài" cho thấy, mọi người "không nên quá lo lắng về mức độ lòng tin đối với chính phủ". Người Mỹ có lẽ thường than phiền với Washington, nhưng cơ quan thu thuế trong nước hoàn toàn không vì vậy mà phát hiện thấy có tình hình lừa gạt trong nộp thuế tăng lên. Hơn nữa, từ năm 2000 trở đi, tỉ lệ người Mỹ đến tham gia bỏ phiếu tổng tuyển cử luôn tăng lên.

Joseph Nye nói: "Lãnh đạo và thống trị không phải là một chuyện". Vai trò ảnh hưởng quan trọng hơn thực lực quân sự.

Hải quân Mỹ và tàu chiến Malaysia tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Hải quân Mỹ và tàu chiến Malaysia tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo, TQ)