Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chính

06/04/2015 07:12
GS. Đặng Ứng Vận
(GDVN) - Việt Nam hiện đang tồn tại hai thể chế quản trị ĐH: thể chế truyền thống của ĐH công và thể chế quản trị của các trường tư.

LTS: GS. Đặng Ứng Vận, nguyên Chánh Văn phòng, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục, hiệu trưởng Trường Đại học Hòa Bình trong bài “Đại học tự chủ: Giải trình và chịu trách nhiệm với xã hội như thế nào?” đã phân tích cụ thể về trách nhiệm của một trường đại học khi được tự chủ.

Tiếp nói mạch chủ đề này, ông có bài viết liên quan tới “Tự chủ tài chính trong đại học công”, đồng thời cũng gợi mở nhiều vấn đề về tính sở hữu và chức năng của Hội đồng nhà trường trong trường đại học công, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nhà trường.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Đổi mới thể chế, phát huy quyền tự do học thuật

Trong Giáo dục đại học, thể chế hiện đại là việc chuyển từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát với việc đề cao quyền tự chủ của nhà trường.

Nó cũng có nghĩa là chuyển từ mô hình quản lí công truyền thống sang mô hình quản trị công mới (New Public Management – NPM).

Quản trị công mới, thuật ngữ được Hood (1991) sử dụng đầu tiên để chỉ các chính sách cuả Chính phủ từ những năm 1980 nhằm mục đích hiện đại hóa và làm cho khu vực công hiệu quả hơn.

Giả thuyết cơ bản cho rằng quản lí khu vực công định hướng thị trường sẽ dẫn đến chi phí-hiệu quả cao hơn cho chính phủ mà không có tác dụng phụ tiêu cực nào đến mục tiêu và các cân nhắc khác.

Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chính ảnh 1

Ảnh minh họa VNE

Ferlie và cộng sự (1996) mô tả “Quản lí công mới trong hành động” giống như là đưa ‘ba cô – 3 Ms’ vào các dịch vụ công: thị trường (manager) và đo hường (measure). Jonathan Boston (1996), một trong những người sớm đề xuất NPM đã nhận dạng một số khác biệt giữa các tổ chức công và khu vực tư nhân và nhận xét rằng những cải cách có xu hướng bỏ qua những khác biệt này.

Đổi mới với thể chế đòi hỏi tái cơ cấu hệ thống và nhà trường. Với việc tái cơ cấu nhà tường sẽ rời bỏ mô hình truyền thống, quan liêu và bảo thủ, để chuyển sang trạng thái năng động như doanh nghiệp (Phạm Đỗ Nhật Tiến , xem Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Hữu Châu, 2012).

Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chính ảnh 2

Thi quốc gia: Khó khăn ban tổ chức phải chịu, thuận lợi dành cho thí sinh

(GDVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 04/CT-TTg yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

Việc tái cơ cấu này sẽ có chung một số nội dung cơ bản là: xác lập cơ chế quản trị mới, phát huy quyền tự do học thuật, phát triển các đơn vị hỗ trợ, xây dựng nhà trường điện tử, tạo dựng nền tảng văn hóa mới (văn hóa tổ chức) trong đó đáng chú ý nhất là:

Thứ nhất, cơ chế quản trị: là quá trình ra quyết định, giám sát, đánh giá những vấn đề lớn của cơ sở để đáp ứng sự thay đổi. Cơ chế này là sự cụ thể hóa quyền tự chủ của cơ sở và được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, thông qua hội động trường;

Thứ hai, phát triển các đơn vị hỗ trợ. Thông thường, đối với nhà trường kiểu tháp ngà như ở các nước Châu Âu, hai bộ phận này có quy mô ngang nhau và khá tách biệt nhau.

Trong khi đó ở Mĩ để đảm bảo sự gắn kết của nhà trường với xã hội, bộ phận hành chính đông gấp 2 lần bộ phận giảng viên, với rất nhiều nhà quản lí chuyên nghiệp để hỗ trợ giảng viên tiến hành giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng nhu cầu xã hội.

Những đơn vị hỗ trợ như là marketing, PR (public relations) v.v... thường không gặp ở các trường ĐH truyền thống.

Giải pháp tự chủ tài chính cho các trường ĐH công

Như đã phân tích ở trên, logic của sự việc là muốn được trao quyền tự chủ thì các trường phải có nghĩa vụ báo cáo và giải trình về các hành động và quyết định của họ, phải chịu trách nhiệm cuối cùng, không được đùn đẩy nếu mắc lỗi về các hành động và quyết định đó.

Để đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự chủ cũng như giải trình và chịu trách nhiệm thì không thể chỉ đơn thuần dựa vào năng lực của môi trường mà cần phải thay đổi thể chế trên cơ sở tái cơ cấu giáo dục ĐH và nhà nước. Đây là điểm mới.

Việt Nam hiện đang tồn tại hai thể chế quản trị ĐH: thể chế truyền thống của ĐH công và thể chế  quản trị của các trường tư. Công tác quản trị ĐH tự do hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm.

Quyền tự chủ của trường tư về tổ chức, nhân sự, tài chính (tự quyết định cả học phí), tài sản và phương hướng đầu tư phát triển được đảm bảo.

HĐQT có sự tham gia của đa số các thành iên không chuyên (lay member) và đại diện các bên có liên quan. Chức sắc và giảng viên chỉ có hai đại diện trong HĐQT là hiệu trưởng và đại diện giảng viên.

Thực tế hiện nay, các trường ĐH tư của Việt Nam đang triển khai một thể chế quản lí tổ hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục ĐH mà về cơ bản là quản trị doanh nghiệp.

Về phương diện giáo dục và đào tạo, thi hết môn, thi tốt nghiệp, thực tập, thực tập tốt nghiệp, làm tiểu luận tốt nghiệp, cho đến việc cấp bằng, công tác sinh viên và công tác đoàn thể.

Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chính ảnh 3

Giáo dục đại học đã từng bị đồng hóa, đâu phải bậc học tiếp theo phổ thông

(GDVN) - Ở nhiều nước phát triển và đang phát triển, các nhà làm luật đã ghi vào hiến pháp : Đại học tự trị – Viện trưởng Đại học do Tổng Thống bổ nhiệm.

Nhà nước không có quy định riêng cho các trường tư trong những mảng công tác này. ĐH tư thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành tại Quyết định số 58/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư 140/2012/TT-BTC ngày 21/08/2012 của Bộ Tài chính.

Việc ghép nối hai thể chế này gây khó cho nghiệp vụ kế toán nhưng không gây khó cho công tác quản lí của nhà trường, đặc biệt là cho công việc của hiệu trưởng nếu hiệu trương theo Luật Giáo dục ĐH được ủy quyền chủ tài khoản cho các hoạt động và dịch vụ đào tạo.

Công tác quản lí trường ĐH công về cơ bản vẫn do Ban Giám hiệu nhà trường đảm nhận. Về mặt tài chính, trường ĐH công phải thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 và chế độ kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

Việc tái cơ cấu các trường công đã được bắt đầu bằng việc bổ sung hội đồng trường vào cơ cấu tổ chức trường từ năm 2003.

Tuy nghiên, quá trình đưa hội đồng trường vào GDĐH nước ta cho đến hiện nay diễn ra không suôn sẻ. Có nhiều nguyên nhân trong đó có việc nhà trường không được tăng thêm quyền tự chủ đi kèm với hội đồng trường dẫn đến việc chia sẽ quyền lực vốn có giữa hiệu trưởng và hội đồng trường.

Nếu so sánh giữa hội đồng trường và HĐQT thì dễ thấy rằng về mặt thành phần trong khi HĐQT đa phần là những thành viên không chuyên, ngoài trường thì hội đồng trường đa số là các thành viên chuyên, trong trường.

Về mặt chức năng, nhiệm vụ so với HĐQT (Điều 16 và 17 Luật Giáo dục ĐH) thì hội đồng trường không được quyết định những vấn đề nhân sự, tài chính và tài sản. Những quyền lực đó vẫn nằm trong tay các Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Khoản 7 Điều 66 và khaorn 4 Điều 67 Luật Giáo dục ĐH).

Trên thực tế, sự tự chủ của các trường ĐH công của Việt Nam thua các trường tư về nhân sự, tài chính và tài sản, hơn (với các ĐH lớn) hoặc tương đương (với các trường nhỏ hoặc mới thành lập) các trường tư về chuyên môn.

Vì thế, các cơ sử Giáo dục ĐH đều đang đòi mở rộng quyền tự chủ nhiều hơn, thậm chí là tự chủ đầy đủ. Quốc hội cũng đề nghị giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm mạnh mẽ hơn cho các cơ sở GDĐH. Điều này thể hiện trong Điều 32 Luật Giáo dục ĐH.

Tuy vậy, còn một khảng các giữa Luật khoa học và hiệu quả. Trong các cuộc hội thảo gần đây, đại đa số các trường công đòi hỏi quyền tự chủ tài chính. Nhưng tiền nhà nước cấp theo cơ chế hiện nay là do người đóng thuế nộp.

Mà đã là của người đóng thuế thì không chỉ tùy tiện được. Vậy, phải đối mới cơ chế cấp phát tài chính cho các trường nếu muốn giao thêm quyền tự chủ tài chính cho họ. Cấp qua người học là một ví dụ. Hoặc còn giải pháp nào khác? Đó chính là hiện đại hóa thể chế và tái cơ cấu nhà trường.

Để thúc đẩy việc tái cơ cấu nhà trường thì trước hết cần hoàn tất việc đưa hội đồng trường vào cơ cấu tổ chức thị trường. Không thể chỉ bằng luật, bằng chỉ thị, nghị quyết mà cần xuất phát từ việc đổi mới tư duy quản lí, đặc biệt là quản lí tài chính ĐH để trao thêm quyền cho hội đồng trường.

Cụ thể là quyền quyết định các vấn đề về nhân sự và tài chính tương đương với HĐQT với tư cách đại diện quyền sở hữu của nhà trường (khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục ĐH).

Kèm theo với việc tái cơ cấu là việc chuyển thể chế quản lí tài chính công sang thể chế quản lí tài chính kiểu doanh nghiệp. Thay vì thực hiện chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, chuyển sang thực hiện chế độ kế toán riêng của trường ĐH trong đó chấp nhận tất cả chính sách kế toán của các nguồn cấp phát (của Chính phủ), tài trợ, tài trợ vốn (kể cả của các tổ chức tư nhân, quốc tế và của Chính phủ) và chính sách kế toán doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập qua học phí lệ phí và các hoạt động kinh doanh khác của trường.

Hội đồng trường sẽ phải quyết định, giải trình được và chịu trách nhiệm về chính sách kế toán của trường, chỉ đạo thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán ngoài, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp minh bạch và không gian dối trong báo cáo tài chính của trường hàng năm.

Hội đồng trường phải chịu trách nhiệm pháp lí rằng sẽ không có hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân và gian dối chứng từ mua bán tài sản của trường. Hiệu trưởng và kế toán trường chịu trách nhiệm trước Hội đồng trường thực thi chính sách kế toán do hội đồng trường quyết định và về nghiệp vụ kế toán do Nhà nước ban hành.

Bài tiếp theo, tiếp nối vai trò và chức năng của Hội đồng trường đối với sự trưởng thành và phát triển của trường đại học công, TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) sẽ có bài phân tích cụ thể về mô hình Hội đồng trường trong một trường đại học tự chủ.

Kính mời độc giả đón đọc.

GS. Đặng Ứng Vận