“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông

09/04/2015 10:22
Xuân Dương
(GDVN) - Các quốc gia phát triển xem truyền thông là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng điều này không hẳn đúng với các quốc gia kém phát triển.

Dù được xem là quyền lực nhưng truyền thông không có khả năng ban hành luật, nghị định, thông tư, phán quyết… như lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

Thứ mà truyền thông đưa tới cho người dân là “dư luận”. 

Dư luận, dù là vô hình song vẫn có sức mạnh hữu hình, có thể cứu vớt hay hủy hoại cuộc sống một con người.

“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông ảnh 1Hoa cải, lá cải và … củ cải

(GDVN) - Chỉ có nhờ rau răm mà món dưa cải bắp- rau cần mới dậy mùi, mới đúng hương vị. Và có lẽ vì thế nên chỉ có rau răm mới có thể làm cho củ cải mọc tai?

Dù có quyền ban hành luật hay các văn bản quy phạm pháp luật thì tất cả mọi quyền lực đều phải tuân theo luật, đều phải “sống” dưới mái nhà pháp luật.

Trên bàn cờ xã hội, cuộc “chơi” văn minh đòi hỏi tiêu chí đầu tiên là công bằng, muốn công bằng phải dựa vào luật. 

Chính vì thế dù truyền thông có là quyền lực thứ tư thì cũng phải “chơi” theo luật. Nói thế có nghĩa là những gì thuộc về truyền thông bao gồm: cơ quan truyền thông và người làm truyền thông đều phải hiểu và phải tuân thủ luật.

“Chơi” theo luật thì câu hỏi đầu tiên là “luật nào”. Tự mình đặt ra luật bắt người khác chơi theo. 

Điều này chỉ xảy ra khi người đặt luật có đủ sức mạnh khống chế người chơi hoặc người chơi khù khờ không biết gì về luật.

Bài viết này chỉ là một vài suy nghĩ sơ đẳng về quyền lực và “luật chơi” của truyền thông nước nhà.

Ảnh minh họa, nguồn Internet
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Định hướng dư luận xã hội là vai trò không thể thoái thác của truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính thống. Khi truyền thông “lề phải” không hoàn thành nhiệm vụ thì mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh vị trí, điều này đã được người đứng đầu Chính phủ nhận thấy khi đề cập đến vai trò của mạng xã hội trong chỉ đạo điều hành vĩ mô.

Vài năm qua, đặc biệt là từ cuối năm 2014 đến nay, nhiều sự việc mà truyền thông mang đến khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.

Trước hết, nói về cơ quan truyền thông, sau vụ “nhặt xương cho thầy” của VTV là vụ “cô giáo đâm kim” của hàng loạt báo và vụ “học sinh hút shisha” của VTC. 

Sau “ném đá” thầy cô, giờ đến “gài bẫy” học trò, kèm theo đó là những thứ không thể lá cải hơn như “vòng một khủng”, “cậu nhỏ dài”, “chuyện đêm muộn”… những người có trách nhiệm một vài cơ quan truyền thông đang muốn gửi tới dư luận thông điệp gì?

Các món ăn tinh thần mà không ít cơ quan truyền thông, thuộc cả ba lĩnh vực là báo giấy, báo điện tử và truyền hình mang đến cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lẫn lộn trong các “món truyền thống-những vấn đề xã hội nhân văn”. 

Đó còn là một thứ hỗn tạp kích thích mầm xấu đang ngủ yên như trộm cướp, mại dâm, ma túy, tình dục… kèm theo đó là những thứ vô bổ (không sợ vi phạm hành chính) như ngực khủng, chân dài, đại gia, váy nhìn xuyên thấu… 

Có thể nói không một gia đình nào dù tận núi cao hay vùng sông nước không thấy lơ lửng trong không gian sống đủ thứ “rác xã hội”. 

Phải chăng một vài người trong một số báo đài đang muốn hướng sự chú ý của số đông vào những vấn đề vô bổ, đang muốn các bậc làm cha mẹ phải phân tán quá nhiều vào việc “tránh rác” chứ không phải “nhặt rác” để bảo vệ con em mình? 

“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông ảnh 3Gia đình thần thánh và “tứ gia đồng đường”

(GDVN) - Gia đình từ chỗ là một tế bào xã hội đã dần dần trở thành “Gia đình thần thánh” theo nghĩa nó nằm trên cả luật pháp và đạo lý.

Kích thích những góc khuất của trí tò mò vừa tăng lượng người truy cập (nghĩa là tăng thu nhập), vừa không phải lo từng lời ăn, tiếng nói phải chăng chỉ là một “biện pháp tình thế” nhằm giữ “nguyên trạng” chiếc ghế đang ngồi hay có ai đó cho rằng đó cũng là cách “nâng cao dân trí”?

Biển nhiều nước nên tạo ra mây, mây làm ra mưa cho vạn vật sinh sôi nảy nở, ấy là luật trời. Tung đầy trời những thứ độc để thu tiền vào túi là luật của người, nói chính xác là của một thiểu số người, đó là những người có tầm nhưng chắc chắn không có tâm.

Khi mà cái xấu của một thiểu số giáo viên được truyền thông “nhân rộng” theo cấp số nhân, khi mà lỗi lầm của một bộ phận học trò được xem là “tin hot” cần phải tung hê ngay lập tức thì hậu quả “lãnh đủ” không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành Giáo dục mà là toàn xã hội. 

Điều này có thể thấy khi phụ huynh đạp đổ tường xin cho con vào học tại một vài cơ sở được coi là “đẳng cấp”. Cũng không có gì lạ với kiểu truyền thông như thế, lớp trẻ ngày nay quay lưng với nghề sư phạm, xem đó là sự lựa chọn cuối cùng.

Trong khi hàng năm vẫn đều đều nhận nhiều tỷ đồng từ ngân sách với nhiệm vụ rất rõ ràng là tuyên truyền chủ chương chính sách, định hướng xã hội theo những chuẩn mực dân tộc, văn minh, hiện đại thì vì sao không ít đơn vị vẫn “bận rộn” một cách quá đáng với những món “lá cải” để thu nhiều hơn nữa cho riêng mình? 

Với nguồn thu nhập khủng, dẫu có sai phạm bị nhắc nhở, cùng lắm là phạt ít tiền thì đó vẫn là tiền ngân sách chảy từ túi này sang túi khác. 

Các đơn vị không có nguồn thu “thường xuyên”, tự bươn chải để lo cho sự tồn tại, không may bị xử lý là động đến bát cơm hàng ngày của người lao động. 

“Sân chơi” ấy rõ ràng không có sự công bằng giữa các “đại gia” và các “chú lùn”. Đặc biệt với những “chú lùn” chỉ muốn đem đến cho người dân những món ăn “sạch”. 

Đối với những người làm báo, những cây viết nổi tiếng như nhà báo Hữu Thọ dù lâu nay ít viết thì người đọc vẫn luôn dành cho ông sự tôn trọng. 

Đòi hỏi lớp nhà báo trẻ ngay lập tức có kinh nghiệm nghề nghiệp là không hợp lý song đòi hỏi ở họ cái tâm của một con người (đã trưởng thành) không có gì quá đáng.

Vụ “học sinh hút shisha” có thể do ekip làm phóng sự non kinh nghiệm, tuy nhiên không chỉ ekip làm phóng sự mà những người chịu trách nhiệm ở cấp cao hơn của VTC có thể vẫn chưa hiểu thế giới định nghĩa “Truyền hình thực tế” là như thế nào. 

“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông ảnh 4Quốc gia đội sổ và… báo cáo Thủ tướng

(GDVN) - Đất nước chỉ có một Thủ tướng nhưng có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, 22 cơ quan cấp bộ, liệu rồi đây còn bao nhiêu vụ việc sẽ lại đến tay Thủ tướng?

“Truyền hình thực tế là thể loại chương trình truyền hình giới thiệu cho người xem các tình huống xảy ra trong cuộc sống, không theo kịch bản, nội dung không hư cấu, quá trình ghi hình không có sự dàn dựng”. 

Một khi đã dàn dựng cảnh quay, có đạo cụ chuẩn bị sẵn mà nói rằng đó là “truyền hình thực tế” thì có nghĩa là đánh lừa người xem, đây thực sự là một sự vi phạm nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp, chưa nói còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

Vụ việc sẽ không gây hậu quả tai hại nếu người duyệt chương trình có trình độ và trách nhiệm. 

Vậy nên nếu chỉ kỷ luật ekip làm phóng sự là có công bằng? Phải chăng phóng viên phải “chơi” theo luật riêng không giống “luật chơi” của lãnh đạo VTC?

Sự non kinh nghiệm của phóng viên trẻ có thể thông cảm song tồn tại một thực tế là một số  phóng viên trẻ không nghĩ rằng họ còn trẻ. 

Phải chăng vị thế của một phóng viên đã nâng tầm họ lên đến mức cho phép họ xưng hô Phó Chủ tịch nước bằng “Chị”? Kiến thức của một cử nhân báo chí mới ra trường liệu có giúp họ làm tốt bất kỳ công việc gì, ở bất kỳ cương vị nào trong một xã hội chuyên môn hóa trình độ cao như hiện nay?

Một khía cạnh khác, nhiều người viết hàng trăm, hàng nghìn bài báo vẫn chưa được công nhận là “nhà báo” bởi đơn giản là thiếu “tiêu chuẩn”. Muốn là “nhà báo” phải được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp “Thẻ nhà báo”. Bằng không, họ được gọi là phóng viên.

Sự phân biệt đối xử giữa “phóng viên” và “nhà báo” tồn tại ngay cả khi Nghị định 159/2013/NĐ- CP ra đời. 

Tháng 10 năm 2013 Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng MEC đã công bố kết quả thăm dò về sự phân biệt đối xử giữa phóng viên với nhà báo, 97% đề nghị xóa bỏ sự phân biệt này. [1]

Có thể thấy đội ngũ “phóng viên” và “nhà báo” được đối xử bởi các chế tài khác nhau, nhà báo được bảo vệ bằng Luật và đương nhiên cả bằng Nghị định, phóng viên chỉ được bảo vệ bằng Nghị định, tức là văn bản dưới luật. Được bảo vệ ở mức đó, phải chăng họ cũng chỉ chịu điều chỉnh, chịu trách nhiệm ở mức của văn bản dưới luật?.

Vậy là lại xuất hiện một sự không công bằng ngay trong đội ngũ những người làm báo.

Bộ GD&ĐT không ban hành “thẻ giáo viên” hay “thẻ nhà giáo”, không tồn tại “thẻ nông dân”, “thẻ công nhân”, “thẻ ca sĩ”… vậy có nên tồn tại những loại “thẻ” như “thẻ luật sư”, “thẻ nhà báo”?

“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông ảnh 5

Binh pháp quan trường, kế thứ 7 – “Liều mình cứu phó”

(GDVN) - Ngày nay, không ít người quen nhìn gần, nhìn ngay cái chân ghế của mình, vậy nên mới có chuyện “liều mình cứu phó”. “Phó” ở đây là xếp phó ...

Ở một số nước, khi một người được công nhận là luật sư, người đó sẽ được phép hành nghề khi được cấp “Chứng chỉ hành nghề luật sư” (practising certificate), họ không cần bất kỳ loại “thẻ” nào khác. 

Có thể thấy tồn tại rất nhiều “chứng chỉ hành nghề” như y, dược, kế toán, điều dưỡng, kiến trúc sư, luật sư… nhưng chưa có “Chứng chỉ hành nghề báo chí”, phải chăng phóng viên và nhà báo không phải là một nghề?

Đến đây có thể thấy, ở tầm vĩ mô, báo chí lại không cùng sân chơi với rất nhiều ngành.

Nên chăng, đã đến lúc bỏ sự phân biệt đẳng cấp giữa phóng viên và nhà báo? Bởi vì cùng làm ra sản phẩm truyền thông, thì phải có quyền lợi như nhau, trách nhiệm như nhau và được bảo vệ bằng pháp luật ngang nhau. Từ đó sẽ khiến việc quản lý dễ dàng hơn, sản phẩm truyền thông cũng đẳng cấp và chuẩn mực hơn?.

Để làm được điều này, cần phải sửa luật, không sửa luật thì đương nhiên người làm báo sẽ không được đối xử công bằng và “sân chơi” truyền thông khó có thể đạt đến đẳng cấp “quyền lực thứ tư” như thế giới đã đạt.

Tất nhiên, những hạn chế của luật chỉ là một phần, truyền thông nước nhà vẫn còn ở “sân chơi Seagame” bởi lãnh đạo một số đơn vị truyền thông vẫn còn bận “nhặt gạo quanh cối xay”, họ không thể hay không muốn nhìn ra thế giới? 

Tài liệu tham khảo:

[1] http://infonet.vn/truoc-nghi-dinh-159-phong-vien-chua-co-the-xoay-xo-the-nao-post106114.info

Xuân Dương