Kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư đường ruột

15/04/2015 14:22
Thùy Trang (theo BBC)
(GDVN) - Nghiên cứu gần đây công bố thí nghiệm kiểm tra hơi thở đơn giản có thể giúp chúng ta dự đoán các vấn đề về đường ruột cũng như nguy cơ ung thư dạ dày.

Thí nghiệm này sẽ phát hiện các hợp chất hóa học trong hơi thở con người, phân biệt và tìm ra những người có biến đổi tiền ung thư nguy hiểm.

Các chuyên gia cho biết nếu được chứng minh qua các thử nghiệm lớn, cách kiểm tra này có thể phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ ung thư để sớm điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày ảnh hưởng đến khoảng 7.300 người mỗi năm ở nước Anh.

Cách kiểm tra này có thể phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ ung thư để sớm điều trị kịp thời.
Cách kiểm tra này có thể phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ ung thư để sớm điều trị kịp thời.

Nhưng ở hầu hết các nước phương Tây, những người không có điều kiện được phát hiện và chẩn đoán bệnh khá muộn. Điều này do một phần các triệu chứng – chẳng hạn như chứng khó tiêu và đau bụng có thể bị nhầm với một số bệnh khác.

Các nhà khoa học tin rằng phát hiện bệnh sớm có thể giúp cải thiện tình hình bệnh tật.

Kỹ thuật mới “nanoarray” có thể kiểm tra hơi thở dựa trên nghiên cứu trước đó của các nhà nghiên cứu ở Israel, Latvia và Trung Quốc. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở đó là những người bị ung thư có thể có các dấu hiệu hơi thở đặc biệt – chứa các hợp chất hóa học mà không có trong hơi thở của những người không bị bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu mẫu hơi thở của 145 bệnh nhân. Khoảng 30 trong số này được phát hiện ung thư dạ dày.

Việc còn lại là điều trị các triệu chứng. Họ chưa hoàn toàn bị ung thư – nhưng một số người đã có những biến đổi đáng lo ngại mà các bác sĩ gọi là “tiền ung thư” có thể phát triển thành khối u ác tính.

Các nhà khoa học đang cố gắng đưa ra thử nghiệm trên một số tình huống khác nhau.

Thử nghiệm này phân biệt được khá tốt những dấu hiệu ung thư hay không. Và nó cũng cho thấy khả năng chắc chắn khi xác định những biến đổi tiền ung thư đáng lo ngại có nguy cơ phát triển thành bệnh.

Nhưng cách này cũng không chính xác trong mọi trường hợp – vẫn có một số bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là có nguy cơ ung thư cao.

Các nhà khoa học nói rằng công việc cần thiết trước mắt là đưa thử nghiệm này vào sử dụng trong phòng khám.

Tiến sĩ Emma Smith nghiên cứu ung thư người Anh cho biết: “Chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu của bệnh nhân tạo cơ hội tốt để điều trị thành công, vậy nên những nghiên cứu như thế này có tiềm năng rất lớn trong việc chữa trị. Nhưng chúng ta sẽ cần phải chắc chắn rằng phương pháp kiểm tra này nhanh nhạy và chính xác, đủ để được sử dụng rộng rãi hơn".

Nghiên cứu liên quan đến hàng ngàn bệnh nhân châu Âu vẫn hiện nay đang được tiến hành.

Thùy Trang (theo BBC)