Báo Nga: Osama Bin Laden - lá phiếu giá trị nhất bầu cho Barack Obama

04/05/2011 08:34
(GDVN) - sự phá sản của trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden đã và có thể sẽ là lá phiếu giá trị nhất giành cho Barack Obama.

(GDVN) – Ngày 3/5/2011, hãng thông tấn Nga Ria Novosti đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Sự phá sản của Bin Laden và cuộc chiến giành quyền lực ở nước Mỹ”, tác giả là phó giáo sư Alexei Pilko, Khoa chính trị thế giới Đại học quốc gia Moscow.

Trùm khủng bố quốc tế al-Qaeda Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt theo tuyên bố của Mỹ. Ông ta là nghi can hàng đầu, người đã từng tuyên bố nhận trách nhiệm cầm đầu vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 làm chấn động thế giới.

Thật khó có thể khẳng định rằng cái chết của thủ lĩnh al-Qaeda này sẽ đặt dấu chấm hết hay mới chỉ là sự khởi đầu cho những hoạt động khủng bố cực đoan của al-Qaeda hay bất kỳ mạng lưới khủng bố nào trên toàn thế giới.

 

Báo chí thế giới trước thông tin chấn động - Bin Laden đã chết
Báo chí thế giới trước thông tin chấn động - Bin Laden đã chết

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng nhất mà ai cũng phải công nhận đó là sự kiện Osama Bin Laden bị tiêu diệt sẽ là một phần quan trọng trong cuộc cạnh tranh bầu cử tổng thống giữa ông Barack Obama và các đối thủ chính trị từ đảng Cộng Hoà của mình.

Rõ ràng, ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình ông Obama đã tỏ ra là một chính trị gia, một tổng thống ưa thoả hiệp.

Bằng chứng là việc ngay sau khi nhậm chức vị tổng thống trẻ vẫn bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng Robert, một quan chức được sinh ra từ kỷ nguyên Reagan giữ nguyên nhiệm vụ cũ.

Hành động này vừa giúp Tổng thống Obama bớt đi gánh gặng kinh nghiệm khi tiến hành các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài, hơn thế nữa, ông muốn có sự cân bằng, đồng thuận giữa các thành viên trong đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong bộ máy chính quyền.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng không muốn trở thành cầu thủ ít được thi đấu. Chính sách của ông ở trong nước cũng như nước ngoài đều không mấy khi nhất quán. Barack Obama đã thực hiện những động thái không làm hài lòng nhiều chính trị gia hàng đầu nước Mỹ, buộc họ phải khởi động các chiến dịch chống lại ông.

Những đối thủ chính trị của Tổng thống Obama đã thực hiện nhiều bước đi nhằm hạ uy tín của ông, ví dụ như tung ra thông tin nói rằng  Barack Obama được sinh ra ở bên ngoài nước Mỹ và không thể làm tổng thống. Tuy vậy, những đòn tấn công chính trị này đã bị ông loại bỏ bằng một số thành công nhất định.

Tháng 12/2010, Tổng thống Mỹ đã có chiến thắng chính trị đáng ghi nhớ đầu tiên đó là việc đàm phán với Nga để phê chuẩn hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START-3 dưới sự chấp thuận của quốc hội, cứu vớt được chính sách cài đặt lại quan hệ với Moscow, được dư luận thế giới công nhận.

Tuy vậy, chỉ mới đây thôi, chính Tổng thống Barack Obama cũng đã lâm vào thế khó xử. Washington đã phải có hành động giúp đỡ các đồng minh châu Âu yếu kỹ năng quân sự của mình, những quốc gia đang nhiệt tình nhảy vào cuộc chiến chống lại Tổng thống Libya Muanmar Gaddafi.

Nước Mỹ đã vô tình dính líu đến một cuộc chiến tranh thứ 3 trong khi vẫn chưa thể kết thúc hai cuộc chiến hao tiền tốn của tại Iraq và Afghanistan.

Con bài Đạo Hồi

Đến lúc này, những đối thủ của Tổng thống Barack Obama đã công khai tấn công công bằng những trò bẩn, ví dụ, bằng con bài Đạo Hồi, cụ thể là vụ việc Mục sư Terry Jones tuyên bố đốt kinh cô ran gây nhiều tranh cãi.

Với chiêu bài này, đối thủ của Barack Obama đã bắn đi một mũi tên với chủ ý sẽ trúng 3 đích.

 

Những quan chức cap cấp nhất trong chính quyền Mỹ đang theo dõi vụ tấn công, tiêu diệt Bin Laden
Những quan chức cap cấp nhất trong chính quyền Mỹ đang
theo dõi vụ tấn công, tiêu diệt Bin Laden

Thứ nhất, vụ đốt kinh co ran sẽ châm ngòi cho những căng thẳng trong thế giới Đạo Hồi, đầu tiên phải kể đến đó là Afghanistan – kế hoạch rút hết quân đội Mỹ khỏi quốc gia Trung Á này sẽ không thể hoàn thành trước khi các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới diễn ra, làm giảm uy tín của ông.

Thứ hai, kích động những tín đồ Đạo Hồi ở Mỹ gây rối và kết cục Obama sẽ bị dư luận Mỹ đổ lỗi không thể đảm bảo an ninh trong nước.

Thứ ba, sẽ xuất hiện một ứng viên tổng thống có nhiều tiềm năng giải quyết được vấn đề Đạo Hồi. Đến lúc đó, dư luận sẽ lãng quên Barack Obama. Nhân vật đó có thể là Mục sư Terry Jones?

Có thể nói một cách không phóng đại rằng Mục sư Terry Jones đã phát động một cuộc tranh cử mới trên đất Mỹ.

Barack Obama gạt qua tất cả những cuộc tấn công xuất phát từ những đối thủ chính trị của mình, những mưu mô vượt quá các thông luật bầu cử, khắt khe truyền thống của nước Mỹ. Tổng thống Mỹ buộc phải liều lĩnh với tất cả những rủi ro có thể xảy ra.

Ở thời điểm hiện tại, Tổng thống Barack Obama đã nắm trong tay nhiều thứ có thể dự đoán được trước, tuy nhiên, đã chơi chính trị thì hành động trước luôn là điều cần thiết.

Đầu tiên, Tổng thống Mỹ đã và sẽ tiếp tục phải tuyên bố sự tham gia của Mỹ vào các chiến dịch quân sự chống chính quyền Libya cùng với liên quân là rất hạn chế.

Tiếp theo đó, Obama sẽ phải giải quyết vấn đề thoả thuận lưỡng đảng với Dân Chủ đảng và Cộng Hoà đảng. Đây sẽ là nhiệm vụ quyết định ông sẽ được ngồi ghế ông chủ Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa hay không.

Nhiều khả năng và có thể nói là chắc chắn, Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates, người giữ vai trò điều hành các hành động quân sự của Obama sẽ nghỉ hưu.

 

Tổng thống Mỹ và một cố vấn cao cấp của mình đang trao đổi
Tổng thống Mỹ và một cố vấn cao cấp của mình đang trao đổi

Trong khi đó, giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) - Leon Edward Panetta (đảng Dân Chủ), nhân vật từng tham gia chính quyền cựu tổng thống Bill Cliton (chồng đương kim ngoại trưởng Hillary Clinton), người vừa ghi điểm trong vụ tiêu diệt Osama Bin Laden hôm 1/5 vừa qua có thể sẽ là ông chủ mới của Lầu Năm Góc, tức tân bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ.

Xét về khí cạnh kinh tế tài chính, sự phân nhiệm mới này có nghĩa là người của đảng Dân Chủ, những ủng hộ viên của Obama sẽ kiểm soát toàn bộ ngân sách chi tiêu quốc phòng của nước Mỹ, số kim tiềm của Hoa Kỳ chiếm khoảng 1 nửa chi tiêu cho mục đích quốc phòng của tất cả quốc gia trên thế giới gộp lại.

Chính vì vậy mà chi tiêu để đầu tư cho các cuộc vận động tranh cử nhằm chạy đua ngồi ghế tổng thống Mỹ sẽ không phải là vấn đề quá kinh khủng một khi thu được kết quả là chiếc ghế cao nhất ở Nhà Trắng.
|
Barack Obama cũng vậy, ông có đủ tiền để chạy đua với các đối thủ khác mặc dù chính ông là người đã thất bại rõ ràng trong việc duy trì và điều phối ngân sách của nước Mỹ.

Tiêu diệt được Osama Bin Laden là một thành công lớn nhất của Barack Obama trong cuộc chạy đua lần này. Tổng thống Obama sẽ có nhiều thuận lợi nhất so với các đối thủ chính trụ khác trong sự kiện quan trọng và chấn động trên quy mô toàn cầu này.

Ít nhất là trong một thời gian ngắn nữa ông Barack Obama sẽ duy trì được uy tín đang tăng vọt của mình. Hơn nữa, lúc này, tổng thống Mỹ có lý do rõ ràng để thực thi kế hoạch rút toàn bộ quân đội Mỹ từ Afghanistan về nước, kết thúc được 1 cuộc chiến bị dư luận chỉ trích mà không hề bị bất cứ cản trở nào ngáng đường – uy tín của ông lại tiếp tục được nâng cao. Chí ít là sau khi kết thúc bầu cử Mỹ.

Tiếp nữa, Barack Obama sẽ rút ngắn được chiến dịch chống khủng bố lãng phí của người tiền nhiệm W.Bush. Điều này sẽ khiến ngay cả người thuộc đảng Cộng Hoà cũng phải thừa nhận ông làm được.

Tóm lại, sự phá sản của trùm khủng bố quốc tế Osama Bin Laden đã và có thể sẽ là lá phiếu giá trị nhất dành cho Barack Obama.

* Quan điểm, lập luận trong bài báo này là của riêng tác giả (Alexei Pilko), không cần thiết phải đề đăng Ria Novosti.

{iarelatednews articleid='1509,1543,1540,1492,1565,1538,1544,1542,1511,1520,1513,1505,1494,1515,1476,1498,1487,1488'}

Bình Nguyên (theo Ria Novosti)