Mỹ sẽ có những kế hoạch gì về F-35, UAV và vũ khí siêu thanh?

26/04/2015 07:36
Việt Dũng
(GDVN) - Không quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp máy bay F-35, không xây dựng phi đội toàn UAV như Hải quân Mỹ; Hải quân Mỹ muốn bắn vũ khí siêu thanh từ tàu ngầm.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ

F-35 Không quân Mỹ lộ điểm yếu linh kiện điện tử

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 23 tháng 4 đưa tin, Không quân Mỹ gần đây đã đưa ra kế hoạch nâng cấp điện tử hàng không, radar và động cơ của máy bay chiến đấu F-35, điều này có nghĩa là máy bay hiện nay đã xuất hiện vấn đề lỗi thời, cho dù đơn giá của F-35 vượt 250 triệu USD, nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với "máy bay chiến đấu mới nhất của nước ngoài".

Việc đưa ra kế hoạch này trước khi F-35 đưa vào hoạt động hơn 1 năm, cho thấy, việc nâng cấp quy mô lớn chắc chắn rất cần thiết. Đây cũng là lần đầu tiên khách hàng của F-35 thừa nhận sự lỗi thời của bộ cảm biến máy bay đã ảnh hưởng tới năng lực của máy bay, trong khi đó, những năng lực này trên danh nghĩa vẫn chưa được xác nhận.

Kế hoạch nâng cấp do Thiếu tướng Jeffrey Harrigian - giám đốc điều hành chương trình F-35 Không quân tiết lộ với hãng tin Reuters Anh ngày 7 tháng 4. Jeffrey Harrigian cho biết: "Chúng tôi đã cân nhắc những công nghệ cần có này của F-35 và đã đưa ra kết luận". Jeffrey Harrigian không tiết lộ thêm chi tiết, nhưng cho biết, khả năng nâng cấp sẽ gồm có hệ thống điện tử hàng không, radar mới, vũ khí laser và động cơ mới có hiệu suất hơn. "Tôi không cho rằng, chúng tôi có thể bỏ đi một vấn đề nào".

Những người phê phán sẽ nghi ngờ quyết định chi gần 400 tỷ USD nghiên cứu chế tạo và sản xuất một loại máy bay như vậy, bởi vì trước khi đưa nó vào hoạt động 1 năm, còn cần nâng cấp tất cả các bộ phận và hệ thống quan trọng. Nhu cầu nâng cấp toàn diện như vậy trong giai đoạn đầu của chương trình cũng đã đập tan sự biện hộ của Quân đội Mỹ, chính phủ nước ngoài, Công ty Lockheed Martin, Văn phòng dự án F-35 về chương trình cấp độ tiên tiến cao nhất này.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Nếu đối tác hợp tác và khách hàng nước ngoài ban đầu biết phải chi một khoản chi nâng cấp khả quan mới có thể thực hiện cam kết về tính năng thì rất khó nói họ sẽ chi vài tỷ USD cho F-35.

Hiện nay còn có một vấn đề là ai sẽ thanh toán cho việc nâng cấp này, động cơ máy bay cần bỏ ra khoảng 15 triệu USD, điện tử hàng không và radar mới cũng cần chi nhiều như vậy, sau đó cũng cần cộng với chi phí cho nghiên cứu chế tạo và lắp đặt. Không quân có kế hoạch đạt dược năng lực tác chiến hoàn toàn vào năm 2021 hoặc 2022.

Khu vực gây chú ý nhất theo phỏng vấn của hãng tin Reuters là, mặc dù thừa nhận Không quân đã cân nhắc tới năng lực hoạt động liên tục của F-35, nhưng Harrigian vẫn thể hiện bình tĩnh như thường, xác nhận, năng lực tác chiến ban đầu của F-35 vẫn có kế hoạch đạt được vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 2016.

Nhưng, ông "đang theo dõi chặt chẽ chương trình then chốt để đáp ứng thời hạn mục tiêu" và cho hay "những vấn đề này bao gồm phát triển phần mềm, điều chỉnh sau khi sửa thiết kế, công tác tiếp theo của hệ thống hậu cần tự động phức tạp (ALIS) và bảo đảm các dịch vụ như có đủ nhân viên kỹ thuật được huấn luyện để tiến hành bảo đảm".

Không Hải quân Mỹ bất đồng về UAV chiến đấu tương lai

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 24 tháng 4 đưa tin, Không quân Mỹ sẽ không theo các bước xây dựng phi đội tấn công tương lai theo hướng hoàn toàn không có người lái như Hải quân Mỹ, trong tương lai gần, khoang lái của hầu hết máy bay tác chiến vẫn sẽ cần tới phi công.

Máy bay chiến đấu F-35C Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35C Mỹ

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Mark Wales ngày 22 tháng 4 cho biết, mặc dù Không quân sẽ dựa nhiều hơn vào máy bay không người lái và tự chủ, nhưng hoàn toàn sẽ không thay thế phi công máy bay chiến đấu.

Mark Wales nói: "Chúng tôi cho rằng, trong chiến đấu dùng não người làm một loại bộ cảm biến vẫn sẽ rất quan trọng". Mark Wales đưa ra bình luận này sau khi cho biết "F-35C sẽ là và hầu như chắc chắn là một loại máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng muốn mua hoặc sử dụng của Hải quân". Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus cho hay, Hải quân Mỹ cần phi công máy bay chiến đấu tiến hành chiến đấu trên không, nhưng máy bay không người lái sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công (đối diện).

Ngày 15 tháng 4, tại một cuộc triển lãm hải, không quân và vũ trụ, Đô đốc Ray Mabus nói: "Ứng dụng trong các lĩnh vực của hệ thống không người lái, đặc biệt là hệ thống không người lái tự chủ đã trở thành trạng thái bình thường mới". Để tăng tốc thúc đẩy phát triển hệ thống không người lái, Hải quân Mỹ đã lập ra một văn phòng tham mưu mới để quản lý hệ thống vũ khí không người lái và một trợ lý Bộ trưởng quản lý hệ thống không người lái hải quân.

Mark Wales cho biết, Không quân Mỹ muốn sử dụng nhiều hơn máy bay không người lái trên một số lĩnh vực sau: bay cự ly xa, cần quan sát mục tiêu liên tục trong thời gian dài và "không cần cân nhắc hạn chế điều kiện về thể chất của con người", hiện nay đang sử dụng máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk thay thế cho máy bay trinh sát U-2, cũng đang mua nhiều hơn máy bay không người lái MQ-9 Reaper và sẽ cắt giảm máy bay theo dõi U-28A và MC-12 Freedom.

Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ
Máy bay do thám không người lái Global Hawk Mỹ

Cho dù trong tương lai máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo của Không quân Mỹ sẽ có thể lựa chọn loại có người lái, khi bắt đầu thiết kế cũng cần cân nhắc sự tồn tại của phi công trong khoang lái.

Mark Wales cho biết, F-35 sẽ không phải là những máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng của không quân Mỹ. "Không quân cần rất nhiều trang bị, hiện nay trang bị có người lái vẫn là thích hợp nhất". Ông cho biết, trong tác chiến, não người vẫn là một loại bộ cảm biến rất quan trọng và cũng không thể sao chép tốt lắm trong hệ thống không có người lái.

Không quân Mỹ đang thông qua chương trình "Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo" (NGAD) nghiên cứu hình thái của máy bay chiến đấu tương lai, các nhà khoa học và kỹ sư tham gia chương trình này đến từ Phòng thực nghiệm không quân, Bộ tư lệnh chủ yếu của Không quân và Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA). Đội ngũ chương trình sẽ nghiên cứu công nghệ tiên tiến cần thiết để có được ưu thế trên không vào năm 2030 và đưa ra một kế hoạch cho thực hiện những công nghệ này.

Mark Wales cho biết, Không quân Mỹ đang đánh giá kỹ năng lực thế hệ thứ sáu. "Ưu thế trên không là một sứ mệnh. Nó không phải là một trang bị, mà là sứ mệnh". Sự khác biệt trong quan điểm về tương lai của máy bay không người lái đã là sự bất đồng thứ hai về kế hoạch máy bay tác chiến Mỹ tương lai giữa Không quân và Hải quân Mỹ trong vài tháng gần đây. Ngày 4 tháng 2, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert từng cho biết, đánh giá cao đối với khả năng ứng dụng công nghệ tàng hình của máy bay chiến đấu tương lai.

Khi đó, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết: "Máy bay chiến đấu tấn công thế hệ tiếp theo phải như thế nào? Tôi không xác nhận nó sẽ có người lái, mặt này chưa rõ ràng. Bạn chỉ có thể bay đủ nhanh và bạn biết tàng hình có thể được đánh giá cao. Chúng tôi cần đánh giá kỹ và đúng, tốc độ máy bay bay qua khí quyển, như vậy sẽ làm nhiễu loạn các phần tử không khí, từ đó làm nóng không khí, tôi không quan tâm nhiệt độ động cơ có thể sẽ bao nhiêu, do đó, máy bay sẽ luôn bị phát hiện".

Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert

Nhưng, Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ từng cho rằng, tàng hình "rất quan trọng" đối với máy bay chiến đấu không quân tương lai, máy bay cũng quan trọng tương đương đối với sự tích hợp bộ cảm biến và năng lực chỉ huy kiểm soát.

Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đường không Không quân Mỹ Hauck Carlisle ngày 21 tháng 4 cho rằng: "Tàng hình rất có hiệu quả, nhưng cũng cần nhiều thứ hơn tàng hình. Chúng tôi cũng cần hội nhập, cần các năng lực khác nhau trên các lĩnh vực. Tàng hình quan trọng quá mức tưởng tượng, nhưng sẽ không phải là đặc điểm duy nhất và cũng khác với hiện nay".

Hải quân Mỹ muốn dùng tàu ngầm phóng vũ khí siêu thanh

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 24 tháng 4 dẫn lời một quan chức cấp cao Hải quân Mỹ tiết lộ, Văn phòng Bộ Quốc phòng Mỹ đã phê chuẩn cho Hải quân triển khai thí nghiệm bay thử của phương án lựa chọn CPGS, phương án này chủ yếu là dựa trên phương án chương trình "Vũ khí siêu thanh tiêu tiến" Lục quân để tiến hành cải tiến thích hợp ống phóng tên lửa tàu ngầm, đồng thời có kế hoạch sử dụng bãi thử mặt đất để hoàn thành thí nghiệm bay thử loại nguyên mẫu tên lửa này vào năm 2017.

Chủ nhiệm Benny Decatur của Văn phòng chương trình hệ thống chiến lược Hải quân Mỹ tiết lộ, Hải quân hiện nay đang triển khai công tác sửa đổi phương án. "Chúng tôi đang sửa đổi ngoại hình và kích cỡ của phương án AHW để phù hợp với yêu cầu của tàu ngầm. Chương trình này là chương trình đăng ký chính thức, có kế hoạch tiến hành bay thử vào năm 2017".

Là một bộ ngành chủ quản của chương trình CPGS, sau khi đã triển khai bay thử AHW lần thứ hai, Cơ quan mua sắm chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ đang chuyển giao quyền lãnh đạo chương trình này cho Hải quân.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ (ảnh minh họa)
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ (ảnh minh họa)

Căn cứ vào văn kiện ngân sách, năm tài khóa 2016, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xin kinh phí 72,9 triệu USD cho bay thử năm 2017 của Hải quân, đồng thời ghi chú rõ trong văn kiện đề nghị ngân sách "cùng với đội ngũ quốc gia CPGS cùng hoàn thành đánh giá nhu cầu hệ thống của chương trình bay thử (FE-1) năm tài khóa 2017".

Benny Decatur cho biết, đạn của phương án mới "sẽ không bắn từ tàu ngầm, mà là bắn từ bãi thử mặt đất. So với phương án bắn từ tàu ngầm, phương án bắn trên mặt đất sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và kinh phí".

Tháng 9 năm 2014, Văn phòng chương trình hệ thống chiến lược Hải quân lần lượt trao hợp đồng nghiên cứu trị giá 10 triệu USD cho Công ty Lockheed Martin và Công ty Raytheon, "phát triển và đánh giá khái niệm và phương án công nghệ của CPGS bay lướt tầm trung tiềm năng".

Căn cứ vào văn kiện hợp đồng, "phương án thử nghiệm đưa ra là một phương án trên biển (bắn từ tàu ngầm), sẽ đề xuất một loạt điều kiện ràng buộc và nhân tố cân nhắc về công nghệ, nhưng con đường công nghệ nghiên cứu của bên hợp đồng sẽ cần phù hợp với phương án đặt ra và phương án tiềm năng khác".

Việt Dũng