Nga bán tên lửa S-300 cho Iran để ứng phó cục diện bế tắc Ukraine

29/04/2015 06:42
Việt Dũng
(GDVN) - Bán S-300 sẽ giúp Nga có thêm con bài ứng phó phương Tây, giúp Iran chiếm chủ động trong đàm phán hạt nhân, chiếm chủ động ở thị trường tiềm năng Iran.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 28 tháng 4 đưa tin, gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hussain Dehqan cho biết, Nga và Iran đã đạt được thỏa thuận, Iran sẽ tiếp nhận hệ thống phòng không tầm xa kiểu di động S-300.

Giao dịch lần này đạt được trong tình hình Nga-Mỹ đối đầu, Trung Đông rơi vào hỗn chiến và đàm phán hạt nhân Iran ký kết thỏa thuận khung, vì vậy nó có ý nghĩa sâu xa hơn.

Theo bài báo, quy mô của Quân đội Iran tuy khổng lồ, nhưng trình độ tổng thể vũ khí trang bị của Iran không cao. Nếu đối mặt với các cuộc tấn công của quân đội phương Tây, sự yếu ớt của lực lượng đường không và lực lượng phòng không sẽ trở thành điểm yếu lớn nhất của Iran.

Hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Nga dẫn trước thế giới, sánh ngang với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ, nếu được biên chế có thể giúp cho trình độ phòng không của Iran tăng lên một cấp độ.

Vì vậy, Iran ngay từ mấy năm trước đã đưa ra yêu cầu mua sắm hệ thống phòng không tầm xa S-300 với Nga, nhưng do nghị quyết trừng phạt Iran của Liên hợp quốc, việc gây sức ép của Mỹ và nhu cầu của ngoại giao Nga, giao dịch này "lúc lên lúc xuống", kéo dài không quyết định.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga

Hiện nay, Nga bất ngờ quyết định bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Iran, cũng là kết quả tác động của tình hình Ukraine và tình hình bất ổn ở Trung Đông. Nói chung, việc làm này của Nga chủ yếu có sự tính toán trên mấy phương diện sau:

Một là, tăng thẻ bài mới trong đàm phán vấn đề Ukraine. Hiện nay, Nga và các nước phương Tây như Mỹ rơi vào đối lập gay gắt trong vấn đề Ukraine, trừng phạt kinh tế đã gây thiệt hại to lớn cho Nga, Mỹ không ngừng cung cấp viện trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine và tổ chức diễn tập quân sự càng làm cho quan hệ hai nước họa vô đơn chí.

Vì vậy, Nga tái khởi động bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Iran, có tính toán tới thị uy với phương Tây và ứng phó với cục diện bế tắc Ukraine.

Hai là, trợ giúp Iran gia tăng sức mạnh đàm phán, tăng cường quan hệ hai nước. Đàm phán cần phải coi trọng thực lực. Lực lượng vũ trang của bản thân Iran càng mạnh, khả năng xoay xở trong đàm phán càng lớn.

Nga bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Iran có thể khắc phục điểm yếu trên không của Iran, ngăn chặn có hiệu quả ưu thế trên không của các nước phương Tây như Mỹ, giảm mạnh khả năng các nước phương Tây dùng vũ lực đe dọa Iran trong đàm phán. Từ đó, đem lại sự hỗ trợ mạnh mẽ cho Iran chiếm chủ động trên bàn đàm phán.

Nga cũng đã đồng ý bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc
Nga cũng đã đồng ý bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc

Ba là, muốn chiếm chủ động trên thị trường có thể mở ra trong tương lai ở Iran. Hiện nay, đàm phán hạt nhân Iran do Mỹ nỗ lực thúc đẩy đã hình thành thỏa thuận khung, nếu đàm phán giai đoạn tiếp theo đạt được thành công, việc trừng phạt đối với Iran sẽ từng bước được dỡ bỏ, thị trường rất có tiềm năng bị đóng kín lâu dài của Iran sẽ mở ra cho thế giới.

Trước cơ hội thương mại này, Nga đi đầu bán hệ thống phòng không tầm xa S-300 cho Iran, cũng có tính toán chiếm trước thời cơ thương mại, phá vỡ sự trừng phạt kinh tế của phương Tây, tiếp tục phát huy vai trò ảnh hưởng khu vực của Nga.

Ngoại giao Nga luôn luôn dám nghĩ dám làm, đồng thời lại rất linh hoạt. Vì vậy, lần này, Nga tuyên bố bán hệ thống phòng không cho Iran phải chăng thực sự thành công còn tồn tại biến số nhất định. Nếu Mỹ tiếp tục coi thường lợi ích của Nga trong vấn đề hạt nhân Iran, thì Nga chắc chắn có quyết tâm và khả năng bán hệ thống phòng không S-300 cho Iran.

Nếu Mỹ có thể hòa giải với Nga trong vấn đề Ukraine, cũng không loại trừ khả năng Nga tiếp tục “mắc kẹt” thỏa thuận bán S-300. Nói chung, hệ thống phòng không S-300 cũng là một con bài chơi cờ giữa Nga-Mỹ, phương thức đánh bài tùy thuộc vào lợi ích của bản thân Nga có được tối đa hóa hay không. 

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga
Việt Dũng