Trung Quốc bành trướng Biển Đông, lo sợ Việt Nam mạnh lên

05/06/2015 07:15
Đông Bình
(GDVN) - Báo chí Trung Quốc gần đây lo ngại Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng, tìm cách chia rẽ quan hệ Việt Nam với các nước để dễ bề thao túng.
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Hải quân Việt Nam nhận 2 tàu tên lửa mới

Các tờ báo điện tử Trung Quốc mấy ngày gần đây đã bày tỏ đặc biệt quan tâm tới các vũ khí trang bị của Việt Nam.

Đáng chú ý là sự kiện Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa mới từ Tổng công ty Ba Son vào ngày 2 tháng 6. Theo tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 3 tháng 6, 2 tàu chiến này lấy tàu chiến của Nga làm mô hình, chế tạo tại Việt Nam, mục đích là tăng cường lực lượng phòng ngự trên biển.

Tàu tên lửa lớp Tarantul (Molniya) này trang bị 16 quả tên lửa tầm bắn 130 km và vũ khí tự động, là một phần trong đơn đặt hàng 6 tàu chiến loại này của Hải quân Việt Nam. Đã có 2 tàu tên lửa bàn giao vào năm 2014.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Trương Quang Khánh cho biết, những tàu chiến mới này cho thấy Việt Nam có thể “nắm chắc toàn diện công nghệ và kỹ năng đóng tàu quân dụng hiện đại”. Ông cho hay, điều này sẽ nâng cao sức chiến đấu của Việt Nam, có lợi cho bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.

Theo bài báo, những tàu chiến này có thể sánh ngang với tàu chiến hạng nhẹ, tàu chiến đổ bộ và tàu hộ vệ, có thể bảo vệ tàu ngầm và thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Trang mạng epochtimes ngày 2 tháng 6 cho rằng, Tổng công ty Ba Son là một trong các nhà máy đóng tàu quan trọng của Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện nay đang chế tạo tàu tấn công tên lửa loại Molniya-M lớp Molniya (Nga chuyển giao công nghệ cho Việt Nam), tổng cộng 6 chiếc.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Theo bài báo, tàu tên lửa Molniya-M có lượng giãn nước 560 tấn, tốc độ cao nhất có thể đạt 70 km/giờ, trang bị nhiều thiết bị và vũ khí tiên tiến, phù hợp với điều kiện tác chiến của Hải quân Việt Nam, dùng để tấn công các tàu chiến của đối phương như tàu đổ bộ, tàu hộ vệ; đồng thời bảo vệ an toàn của tàu ngầm, tàu hộ vệ và thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng, gần đây, Việt Nam tăng cường quan hệ quốc phòng và ngoại giao với Nhật Bản, Philippines và Mỹ báo hiệu Việt Nam có thái độ ngày càng cứng rắn với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh gây sóng gió ở vùng biển Việt Nam vào năm 2014.

Theo tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 4 tháng 6, năng lực phòng ngự của Hải quân Việt Nam đã được tăng cường bởi các “phần cứng” của Nga, những “phần cứng” này bao gồm tàu ngầm lớp Kilo hiện đại gần đây đã trang bị phiên bản tấn công đối đất của tên lửa chống hạm Club Nga. Chúng có thể tiến hành tấn công chính xác trong tầm bắn 300 km.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Còn theo tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 4 tháng 6, Nga là đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam. Những năm gần đây, hai bên đã ký kết các hợp đồng cung ứng vũ khí mới nhất của Nga cho Việt Nam, tổng trị giá trên 4,5 tỷ USD.

Năm 2015, Nga sẽ còn bàn giao 10 máy bay chiến đấu Su-30MK2 cho Việt Nam, do đó, số lượng máy bay chiến đấu loại này của Quân đội Việt Nam sẽ lên tới 36 chiếc.

Mua vũ khí chống bành trướng

Tờ “Tin tức Tham khảo” ngày 15 tháng 5 còn dẫn trang mạng Bloomberg cho rằng, do cảm thấy lo ngại đối với Trung Quốc ngày càng hung hăng và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây đã tiếp đón một loạt nhà thầu quốc phòng nước ngoài. Những nhà thầu này có nhiều loại vũ khí, từ hệ thống radar đến công nghệ nhìn đêm và máy bay quân sự.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Bài báo cho rằng, các hoạt động này diễn ra trong thời điểm nhạy cảm, đó là tròn 40 năm giải phóng miền Nam. Các cuộc hội đàm này cho thấy, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang vượt qua ý thức hệ, chú trọng thực tế.

Chuyên gia phân tích Alexander L. Vuving thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Mỹ nhấn mạnh: “Không có bạn bè vĩnh viễn, cũng không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh viễn”.

Theo bài báo, tháng 10 năm 2014, Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Các công ty quốc phòng Mỹ đang tìm thị trường mới ở khu vực Đông Nam Á.

Theo một quan chức Việt Nam tại Mỹ, trong vài tháng tới, giữa các doanh nghiệp Mỹ và khách hàng tiềm năng Việt Nam sẽ triển khai đối thoại, hội đàm và trao đổi nhiều hơn. Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm rất lớn.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Một phó giáo sư Đại học Oregon Mỹ cho rằng, Quân đội Việt Nam rất muốn mua linh kiện cho các máy bay còn để lại của Quân đội Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Việt Nam sẽ bỏ ra 1 – 2 năm để khảo sát những linh kiện muốn Mỹ cung cấp và dùng cho hệ thống hiện nay của Việt Nam.

Một báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm vào tháng 4 cho hay, từ năm 2005 đến nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam đã tăng 128% do lo ngại yêu sách bành trướng của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng năm 2014 của Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, tăng 9,6%.

Mỹ đang cung cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam, đây là một phần trong kế hoạch viện trợ quân sự trị giá 18 triệu USD. Việt Nam dự tính sẽ tiếp tục tăng chi tiêu quân sự.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn coi Nga là nguồn cung cấp vũ khí trang bị chủ yếu, đáng chú ý là hai bên đang thực hiện hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm lớp Kilo cho Việt Nam và Nga giúp Việt Nam xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya
Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Kẻ bành trướng lo sợ

Khi đưa tin về chuyến thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, báo chí Trung Quốc cũng đã có một số bài viết thể hiện dây thần kinh nhạy cảm của nước này.

Truyền thông Trung Quốc đặc biệt để ý xem hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ có thách thức yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp và lố bịch của họ hay không. Họ rêu rao rằng, Việt Nam và Mỹ có mục tiêu chung là "đề phòng Trung Quốc".

Cũng phải thôi. Nếu Trung Quốc kiên quyết bành trướng lãnh thổ bằng yêu sách "đường lưỡi bò" thì chắc chắn Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chặn đứng mưu đồ đen tối đó. Nếu Trung Quốc tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông (tuyến đường hàng hải quốc tế), chắc chắn các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ không bỏ qua, sẽ không để Trung Quốc thích làm gì thì làm! - PV.

Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam
Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 2 tháng 6 lo ngại: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cho hay, Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam thực hiện luật biển, cung cấp viện trợ 18 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam, tiếp tục giúp Quân đội Việt Nam xây dựng Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình.

Đó là những thông tin nổi bật trên báo chí Trung Quốc. Ngoài ra, đáng chú ý là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã lên tàu cảnh sát biển CBS-8003 từng bị tàu Chính phủ Trung Quốc đâm húc ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Báo chí Trung Quốc coi cử chỉ này là thể hiện Mỹ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông - PV.

Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc cũng không quên khai thác mâu thuẫn, chia rẽ quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có nhắc đến chiến tranh của hai "cựu thù" để nhắc nhở Việt Nam cảnh giác với Mỹ. Ngoài ra, còn cho rằng Việt Nam không đồng ý với đề nghị của Mỹ - dừng xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Hơn nữa, còn khai thác mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền giữa Việt-Mỹ... - PV.

Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam
Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam

Mặc dù vậy, trên thực tế, Trung Quốc thực ra cũng là quốc gia đã tiến hành nhiều quốc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam, cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng.

Lịch sử Việt Nam thời phong kiến là lịch sử chống quân xâm lược đến từ Trung Quốc. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại cũng chứng kiến nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1979, 1988... - PV.

Trong thời hiện đại đó, Trung Quốc đã là "đồng chí, anh em" với Việt Nam, đã là quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhưng Trung Quốc vẫn chưa gột rửa được tư tưởng lạc hậu "bành trướng đại Hán", tiến hành chiến tranh xâm lược cả trên đất liền và trên biển đối với Việt Nam.

Trong thế kỷ 21, thời đại văn minh hiện nay, Trung Quốc tiếp tục ngoan cố áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" tham lam vô độ cho cả Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Yêu sách này sẽ không bao giờ thực hiện được! - PV.

Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam
Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam

Phải nói với những kẻ bành trướng đại Hán rằng, Việt Nam đã biết ai là thù, ai là bạn, Việt Nam đã hiểu được "bài học" là gì. Nếu tồn tại những kẻ bành trướng đại Hán đe dọa sự sống còn của dân tộc Việt Nam thì dân tộc này sẽ kiên quyết đáp trả đến cùng - PV.

Về vấn đề nhân quyền, tư thế của Việt Nam nay đã khác. Việt Nam luôn coi trọng nhân quyền và thể hiện rõ trong Hiến pháp mới năm 2013. Việt Nam đã tiến hành đối thoại bình đẳng với Mỹ về vấn đề nhân quyền. Truyền thông Trung Quốc không phải nhiều lời trịch thượng "dạy dỗ" Việt Nam... - PV.

Trên thực tế, do Trung Quốc gây tranh chấp lãnh thổ với một loạt quốc gia láng giềng, cho nên từ báo chí Trung Quốc đã bộc lộ dã tâm khai thác các mâu thuẫn giữa các nước láng giềng với các nước khác để hòng chia rẽ, cản trở sự phát triển của láng giềng. Mưu đồ xấu này sẽ không thể thực hiện được - PV.

Ngoài ra, những kẻ bành trướng lãnh thổ ở Trung Quốc cũng không muốn quốc phòng Việt Nam mạnh lên, dư luận đã vạch mặt họ qua nhiều bài viết. Đáng chú ý như Trung Quốc đã công khai giận dữ với Nga và cộng đồng quốc tế trước việc Nga cung cấp tàu ngầm lớp Kilo và tên lửa hành trình Club cho Việt Nam - PV.

Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam
Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter thăm Việt Nam

Nhưng, Trung Quốc giận ai thì giận, song trước khi nói người phải ngẫm đến mình. Hiện nay, Trung Quốc phát triển mọi loại vũ khí trang bị hiện đại để làm gì? Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo gắn nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập vươn tới toàn cầu để làm gì?

Trung Quốc ưu tiên bố trí vũ khí trang bị hiện đại ở Biển Đông để làm gì? Chiến lược quân sự của Trung Quốc đang phát triển các quân binh chủng theo hướng tấn công để làm gì? Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”, “phát triển hòa bình” như vậy đấy - PV.

Giới cầm quyền Trung Quốc thực sự lo sợ “đường lưỡi bò” của họ sẽ bị cắt đứt. Đó là nỗi ám ảnh sợ hãi của kẻ ăn cướp, bất chấp luật pháp quốc tế. Chỉ những kẻ có hành động bất chính, muốn dùng vũ lực ăn cướp lãnh thổ, tài nguyên của nước khác mới sống trong nơm nớp lo sợ như vậy. Chắc chắn, kẻ cướp sẽ bị luật pháp quốc tế trừng trị, sẽ “nuốt quả đắng”! - PV.

Phải tuyên bố với Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Không ai cắt xẻ thịt da của mình cho kẻ khác. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và sẽ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa cho Việt Nam - PV.

Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng
Việt Nam tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng

Việt Nam sẽ dành đủ mọi nguồn lực cần thiết để xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, hiện đại để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo và quyền lợi biển; đồng thời đánh bại mọi kẻ thù có ý đồ và hành động xâm phạm chủ quyền và quyền lợi chính đáng đó - PV.

Đông Bình