Trung Quốc hỗ trợ Pakistan xây dựng công nghiệp đóng tàu

20/06/2015 10:43
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mối quan hệ phức tạp giữa các nước như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đang tác động đến ngành đóng tàu của Pakistan có xu hướng nghiêng về Trung Quốc.
Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc
Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 19 tháng 6 dẫn tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 17 tháng 6 đưa tin, Pakistan hy vọng thông qua hợp tác chế tạo tàu chiến với Trung Quốc để chấn hưng xây dựng hiện đại hóa hải quân, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp đóng tàu của Pakistan.

Ngày 10 tháng 6, Trung Quốc và Pakistan ký kết thỏa thuận, Trung Quốc sẽ bàn giao 6 tàu tuần tra cho Pakistan, ngoài ra 2 chiếc sẽ do nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan tự chế tạo.

Theo bài báo, Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo tàu chiến có lợi cho Pakistan có được nhiều tri thức đóng tàu chuyên nghiệp hơn, đồng thời đào tạo nhiều nhân lực chuyên nghiệp trong nước hơn, tiến tới nâng cao năng lực công nghiệp đóng tàu trong nước.

Cuối cùng, sức hút của tàu chiến Trung Quốc và các dự án đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc ở Pakistan cộng với Pakistan ngày càng không hài lòng với Washington, có thể sẽ ngăn cản Pakistan xích lại gần Mỹ. Trong tương lai, Pakistan chắc chắn sẽ đổ con mắt vào Trung Quốc. Sau đây là nội dung cụ thể của bài viết:

Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc
Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc

Gần đây, truyền thông Trung Quốc đã công bố một số chương trình chế tạo đang đàm phán, bao gồm 6 chiếc trong số 8 chiếc S-20, phiên bản phái sinh của tàu ngầm Type 039A/Type 041;

4 tàu hộ vệ F-22P phiên bản cải tiến đã lắp hệ thống vũ khí và bộ cảm biến tăng cường (có thể gồm cả tên lửa đất đối không HQ-17, tên lửa này được phát triển từ Tor 1/SA-N-9 Nga); 6 tàu tên lửa song thể tàng hình Type 022 lớp Hậu Bắc.

Được biết, một phần những trang bị này do nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan phụ trách chế tạo.

Bài báo cho rằng, chương trình chế tạo tàu tên lửa song thể Type 022 có thể sẽ bị trì hoãn do tàu tấn công nhanh Azmat đang chế tạo.

Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc
Tham mưu trưởng Không quân Pakistan Sohail Aman thăm quan máy bay Trung Quốc

Ngoài ra, truyền thông còn tập trung đưa tin về công trình mở rộng của nhà máy đóng tàu Karachi, Pakistan, bao gồm đóng tàu, xây dựng bến tàu, sản xuất thiết bị và 2 xưởng có trọng lượng tịnh là 26.000 tấn, 18.000 tấn, chiếm diện tích 71 mẫu Anh...

Theo bài báo, nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan sở dĩ có thể mở rộng công trình là do Hải quân Pakistan từ Karachi chuyển tới Ormara. Công trình của nhà máy đóng tàu Hải quân Pakistan được nâng cấp trong thời gian hợp tác với Pháp chế tạo tàu ngầm Agosta-90B. Chính quyền Pakistan vẫn chưa đưa ra bình luận đối với những thông tin này.

Ngày 10 tháng 6, Trung Quốc và Pakistan ký kết thỏa thuận, Trung Quốc sẽ bàn giao 6 tàu tuần tra cho Pakistan, ngoài ra 2 chiếc sẽ do nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan tự chế tạo.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo

Cựu tùy viên Australia tại Islamabad, nhà văn, nhà phân tích Brian cho rằng, xây dựng hạ tầng của chương trình tàu ngầm Agosta-90B bao gồm nâng cấp thiết bị nhà máy đóng tàu PN và công tác đào tạo cho khoảng 1.000 nhân viên kỹ thuật.

Tuy nhiên, giáo sư Trevor Taylor của Viện nghiên cứu quân chủng liên hợp hoàng gia đã tiến hành phê phán đối với kế hoạch mở rộng của nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan.

Trevor Taylor nói: "Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, mọi người rất dễ lạc quan mù quáng đối với khó khăn trong chế tạo tàu chiến và thời gian hoàn thành hệ thống tích hợp, kế hoạch mở rộng nhanh sản xuất tàu chiến không có nhiều khả năng thực hiện đúng hạn.

Còn có rất nhiều công việc ở cấp độ quản lý và kỹ thuật cần phối hợp và bảo vệ, trong khi đó, chương trình tàu ngầm cần cân nhắc từ góc độ an toàn".

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo

Trevor Taylor cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của bảo vệ chương trình, "từ huấn luyện của Anh và các nước khác trên thế giới có thể thấy, nếu đã có năng lực thiết kế và chế tạo tàu chiến, tốt nhất là bảo vệ và phát triển một cách có kế hoạch và có bước đi, chứ không phải nhanh chóng mở rộng trong vài năm, điều này sẽ chỉ mang đến sự đột ngột về trật tự.

Rất rõ ràng, điều này đòi hỏi nhà cầm quyền luôn luôn có lập trường hỗ trợ đối với ngành nghề này".

Trong khi đó, Brian giữ thái độ lạc quan đối với chương trình này, cho rằng, chương trình chế tạo tàu chiến của Pakistan đã nhận được sự viện trợ rất lớn từ Trung Quốc, hơn nữa Trung Quốc và Pakistan đã ký kết rất nhiều thỏa thuận trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình, "điều này cho thấy hợp tác hai nước đều sẽ tiếp tục mở rộng".

Ông còn cho rằng, điều này có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Mỹ-Ấn, Ấn Độ luôn có thái độ thù địch đối với Pakistan.

Tàu ngầm thông thường Type 039 Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường Type 039 Trung Quốc

Có thể dự đoán, nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan có thể được hưởng lợi từ các nhà máy đóng tàu Trung Quốc như Công ty TNHH thương mại quốc tế công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc, đặc biệt là tri thức chuyên nghiệp.

Ông chỉ ra, sự trợ giúp của Trung Quốc còn có lợi cho tăng số lượng nhân viên kỹ thuật của Pakistan, "Pakistan có rất nhiều tiềm năng phát triển nhân viên kỹ thuật, nhưng lại không thể được đào tạo", Trung Quốc "đã ý thức được điểm này và đã tiến hành sắp xếp tương ứng", nhà máy đóng tàu Karachi Pakistan cũng đã thực hiện chương trình đào tạo.

Brian cho rằng, đầu tư và sự can thiệp của Trung Quốc có lợi cho bảo đảm sự liên tục của chương trình. Xét tới cam kết tài chính gây kinh ngạc của Trung Quốc đối với Pakistan, chắc chắn, Bắc Kinh sẽ phát huy vai trò chủ đạo. Nhà máy đóng tàu Karachi và rất nhiều cơ quan khác của Pakistan sẽ cảm thấy hài lòng đối với vấn đề này.

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên Hải quân Trung Quốc

Mặc dù kế hoạch mua sắm tàu chiến của Hải quân Pakistan đã để lại ấn tượng sâu sắc, hơn nữa, kế hoạch liên quan cũng có thể bảo đảm nhu cầu cải tiến và hiện đại hóa tàu chiến hải quân trong tương lai,

nhưng nhà phân tích Harris Khan của cơ quan nghiên cứu quân sự "Liên minh quân sự Pakistan" cho rằng, cùng với nghỉ hưu của tàu hộ vệ Type 21, kế hoạch này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu "răn đe trên biển tối thiểu" của Pakistan.

Harris Khan chỉ ra, Pakistan cần gần 20 tàu chiến mặt nước cỡ lớn (ở đây chỉ tàu hộ vệ và tàu hộ vệ hạng nặng), trong đó ít nhất 3 chiếc cần có thể cung cấp năng lực phòng không khu vực, bởi vì F-22P hoàn toàn không thể làm được điểm này, hơn nữa Pakistan cần gấp nhận được hệ thống tên lửa phòng không tầm xa.

"Điều không may là, do thiếu vốn nghiêm trọng, chúng tôi thậm chí chưa từng nghe nói Hải quân dự định mua loại tàu chiến cần gấp này ở đâu" - Harris Khan cho biết.

Tàu hộ vệ Zulfiqar F-22P Pakistan mua của Trung Quốc
Tàu hộ vệ Zulfiqar F-22P Pakistan mua của Trung Quốc

Để đáp ứng nhu cầu đối với tàu chiến cỡ khá lớn, Pakistan từng hy vọng mua sắm khoảng 6 tàu hộ vệ lớp Perry từ Mỹ. Nhà phân tích Ấn Độ Dương Nilanthi Samaranayake của cơ quan nghiên cứu CNA Alexander bang Virginia Mỹ cho rằng, do bị Quốc hội Mỹ ngăn cản, con đường này hiện nay đã bị chặn lại.

Tuy nhiên, Nilanthi Samaranayake vẫn cho rằng, Hải quân Pakistan cần loại tàu hộ vệ này, để "hỗ trợ cho chống cướp biển và hành động an toàn hàng hải của họ".

Brian cho rằng, ảnh hưởng của Ấn Độ ở Washington gây bất lợi đối với Pakistan, nhưng Pakistan vẫn hy vọng thông qua "phương thức trả tiền theo từng giai đoạn và tặng" để nhận được nhiều tàu hộ vệ lớp Perry hơn...

Sức hút của tàu chiến Trung Quốc cộng với chương trình đầu tư quy mô lớn của họ, cùng với việc Pakistan ngày càng bất mãn đối với Washington có thể sẽ ngăn cản bất cứ hành động nào xích lại gần Mỹ của Pakistan, Pakistan tất yếu sẽ đổ con mắt tới Trung Quốc.

Tàu ngầm Augusta-90B của Hải quân Pakistan
Tàu ngầm Augusta-90B của Hải quân Pakistan
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)