Lực lượng Phòng vệ có thể không kịp thời bảo vệ tàu Mỹ bị tấn công

01/07/2015 04:58
Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân Trung Quốc)
(GDVN) - Dự luật bảo đảm an ninh Nhật Bản sẽ cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể khi có "tình trạng nguy cơ tồn vong", do Thủ tướng quyết định cuối cùng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 30 tháng 6 dẫn truyền thông Nhật Bản đưa tin, khi nói về việc trợ giúp bảo vệ cho tàu Mỹ trong trường hợp bán đảo Triều Tiên xảy ra xung đột - một trường hợp điển hình thực hiện quyền tự vệ tập thể,

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, cho dù Lực lượng Phòng vệ cố gắng ngăn cản các cuộc tấn công nhằm vào tàu chiến Mỹ, do về thủ tục phải mất thời gian có thể dẫn tới tiến hành phản ứng không kịp thời.

Đối với vấn đề này, đảng đối lập cho rằng, ông Shinzo Abe coi bảo vệ tàu chiến Mỹ là mục đích chủ yếu của luật bảo đảm an ninh, nhưng "không đứng vững về logic" (lời của chủ tịch Đảng Dân chủ Katsuya Okada) hoặc yêu cầu ông Shinzo Abe tiếp tục tiến hành giải thích.

Lực lượng Phòng vệ có thể không kịp thời bảo vệ tàu Mỹ bị tấn công ảnh 2

Nhật sửa quy định cho quân đội trực tiếp can thiệp vào Biển Đông

(GDVN) - Hội nghị xác nhận rằng, đồng minh Mỹ - Nhật nên tập trung lực lượng nhiều hơn nữa vào Biển Đông, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp chủ quyền..

Các tình huống mà dự luật bảo đảm an ninh của Nhật Bản sẽ cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể được gọi là "tình trạng nguy cơ tồn vong", định nghĩa là "các cuộc tấn công vũ lực nhằm vào nước khác có quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản, tồn tại rủi ro rõ ràng đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản".

Về việc lúc nào thì nhận định thuộc "tình trạng nguy cơ tồn vong", tại Ủy ban đặc biệt của Hạ viện ngày 26 tháng 6, ông Shinzo Abe giải thích: "Cho dù các nước láng giềng xuất hiện tranh chấp, xảy ra các cuộc tấn công vũ lực nhằm vào Quân đội Mỹ khi ứng phó với tình trạng này, (Nhật Bản) cũng hoàn toàn không lập tức lâm vào tình trạng nguy cơ tồn vong".

Ông Shinzo Abe cho rằng, tình huống này chỉ thuộc "tình trạng ảnh hưởng quan trọng" cho phép Lực lượng Phòng vệ cung cấp chi viện phía sau (hậu phương) cho Quân đội Mỹ.

Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, phát triển thành "nước thù địch" của Mỹ ngang nhiên cho biết, "muốn biến Tokyo thành biển lửa", hoặc khi chuẩn bị phát động tấn công tên lửa đạn đạo,

ông Shinzo Abe cho biết, "nếu (kẻ thù) bắn 'tên lửa hạm đối hạm' đối với Mỹ đang ở trạng thái phòng thủ tên lửa, giai đoạn này sẽ có thể được cho là sự tồn vong của Nhật Bản bị đe dọa", có thể được nhận định thuộc "tình trạng nguy cơ tồn vong", tiến hành lệnh cho tàu Aegis Lực lượng Phòng vệ bắn rơi tên lửa hạm đối hạm.

Tuy nhiên, khi điều lực lượng ứng phó với tình trạng nguy cơ tồn vong, về nguyên tắc cần nhận trước sự phê chuẩn của Quốc hội Nhật Bản. Cho dù trong tình huống khẩn cấp cũng có thể phê chuẩn sau, nhưng vẫn phải được Thủ tướng tiến hành nhận định đối với tình trạng, thủ tục lệnh cho Lực lượng Phòng vệ điều động không thể thiếu, hoàn toàn không do chỉ huy tàu phán đoán có đáp trả hay không.

Tàu khu trục Aegis Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu khu trục Aegis Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Do sau khi bắn, tên lửa hạm đối hạm sẽ bắn trúng mục tiêu trong thời gian rất ngắn, Katsuya Okada nhấn mạnh, "căn bản không kịp". Mặc dù đảng đối lập cũng có người bày tỏ đồng tình nhất định đối với việc cung cấp phòng vệ cho tàu chiến Mỹ khi bán đảo Triều Tiên "hữu sự", nhưng nếu thực sự khó mà thực hiện, dự luật này có thể khó nhận được ủng hộ hơn.

Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân Trung Quốc)