Chiến lược quân sự mới của Trung Quốc dễ dẫn tới sử dụng vũ lực

05/07/2015 07:19
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Trung Quốc thề sẽ chú trọng hơn tới việc sử dụng sức mạnh và thủ đoạn quân sự để "phát triển hòa bình", dễ dàng sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền.
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 3 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 28 tháng 5 đăng bài viết "Vài nội dung chính liên quan đến chiến lược quân sự mới của Trung Quốc mà Mỹ cần biết".

Theo bài viết, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26 tháng 5 đã công bố văn kiện mang tính chính sách đầu tiên trong 2 năm qua, một bản sách trắng có tên là "Chiến lược quân sự của Trung Quốc".

Thời cơ công bố văn kiện này đúng vào lúc Trung Quốc đang tiến hành hoạt động lấn biển (bất hợp pháp) và tiến hành cảnh cáo đối với máy bay Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông, nó đã khái quát lực lượng vũ trang Trung Quốc có thể làm thế nào cung cấp hỗ trợ cho các mục tiêu địa-chính trị của Bắc Kinh.

Trong sách trắng này, Trung Quốc thề sẽ chú trọng hơn tới việc sử dụng sức mạnh và thủ đoạn quân sự để xây dựng trạng thái chiến lược có lợi, để hỗ trợ cho “phát triển hòa bình” của quốc gia.

Ngày 20 tháng 3 năm 2013, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận ở Biển Đông (ảnh tư liệu)
Ngày 20 tháng 3 năm 2013, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí của Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận ở Biển Đông (ảnh tư liệu)

Văn kiện này còn chỉ trích tương đối thẳng thừng đối với Mỹ (và các nước láng giềng khác) có "hành động khiêu khích" ở khu vực xung quanh đảo đá do Trung Quốc áp đặt yêu sách (phi pháp).

Dưới đây là một số nội dung chính của chiến lược đáng để Mỹ chú ý:

Quân đội có thể đánh thắng trận

Trọng tâm của Quân đội Trung Quốc là bảo đảm cho những đầu tư vào Quân đội Trung Quốc gần đây có thể chuyển hóa thành năng lực đánh trận thực sự.

Sách trắng cho biết rõ, ý đồ của Quân đội Trung Quốc là nỗ lực tranh thủ chủ động chiến lược trong "đấu tranh quân sự", tích cực hoạch định đấu tranh quân sự trên các phương hướng, các lĩnh vực, nắm cơ hội đẩy nhanh xây dựng, cải cách và phát triển quân đội.

Quân đội Trung Quốc cấp bách hy vọng xây dựng một đội quân có năng lực tấn công mạnh, có thể chiến thắng bất cứ thách thức nào. Sách trắng đã đặc biệt nhấn mạnh đến tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa (biển xa) của Trung Quốc.

Trung tuần tháng 8 năm 2014, chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông
Trung tuần tháng 8 năm 2014, chi đội tàu đổ bộ Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Biển Đông

Hải quân tầm xa Trung Quốc định kỳ hoạt động ở khu vực ngoài chuỗi đảo thứ nhất - chuỗi đảo tách Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải với Thái Bình Dương để làm cái gọi là "bảo vệ lợi ích chiến lược" của Trung Quốc.

Đối với Bắc Kinh, hải quân tầm xa là một đội quân hiện đại có thể "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ", triển khai hành động toàn cầu và tạo ra thách thức thực sự đối với Hải quân Mỹ (điều này có lẽ là một điểm quan trọng nhất).

Mặc dù muốn xây dựng một lực lượng hải quân tầm xa mạnh hoàn toàn không gây ngạc nhiên, nhưng điều này là một sự cảnh cáo đối với các nước khác trong khu vực này, sự cảnh cáo này không lớn đến mức có thể làm cho quan hệ căng thẳng với các nước xung quanh như Nhật Bản, Philippines được dịu đi.

Một đội quân "có thể đánh trận, đánh thắng trận" Trung Quốc đồng thời cũng là một đội quân có thể sẽ dễ dàng sử dụng vũ lực để "bảo vệ chủ quyền" (Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền tham lam, phi pháp, lố bịch ở Biển Đông - PV).

Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân mang tên "đường lưỡi bò" - một yêu sách bất hợp pháp và cực kỳ lố bịch
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm áp đặt yêu sách bành trướng, thực dân mang tên "đường lưỡi bò" - một yêu sách bất hợp pháp và cực kỳ lố bịch

Ứng phó với mối đe dọa xung quanh

Sách trắng và phương châm chỉ đạo chiến lược do nó xây dựng lại đã phản ánh nhận thức đối với các loại vấn đề an ninh quốc gia "mới", những vấn đề này bao gồm chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ, Nhật Bản sửa đổi chính sách an ninh quân sự, nước ngoài can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ khu vực như Biển Đông, sự bất ổn của tình hình bán đảo Triều Tiên.

Lợi ích an ninh của Bắc Kinh đến nay đã bao trùm lên khu vực cách lãnh thổ xa hơn, cần tích cực triển khai lực lượng quân sự ở các khu vực dọc con đường.

Cấp cao Quân đội Trung Quốc đang nỗ lực cung cấp trang bị cho quân đội và tiến hành huấn luyện cho nó để phù hợp với nhận thức mới của Trung Quốc đối với môi trường an ninh.

Sách trắng tin rằng, Trung Quốc cần phải kiên trì chiến lược quân sự "phòng ngự tích cực", văn kiện phân chia chi tiết chiến lược này thành 3 nguyên tắc - phòng ngự, tự vệ và hậu phát chế nhân (lùi một bước rồi đánh trả).

Vào trung tuần tháng 6 năm 2015, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận săn ngầm, phòng không bắn đạn thật trên Biển Đông
Vào trung tuần tháng 6 năm 2015, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận săn ngầm, phòng không bắn đạn thật trên Biển Đông

Khắc phục trở ngại to lớn

Sách trắng đã tiến hành nghiên cứu đối với các biện pháp cần thiết cải cách cơ cấu bên trong và hoạt động thường ngày của quân đội. Những biện pháp này bao gồm: tăng cường xây dựng tư tưởng, đạo đức, thúc đẩy xây dựng hậu cần hiện đại, đi sâu thúc đẩy trị quân theo pháp luật và trị quân nghiêm túc, đẩy nhanh phát triển thống nhất giữa quân sự-dân sự.

Sách trắng đặc biệt nhấn mạnh tăng cường giáo dục quốc phòng, tăng cường quan niệm quốc phòng toàn dân và kiện toàn cơ chế thể chế động viên quốc phòng. Những hành động này rõ ràng đều nhằm khắc phục điểm yếu về tổ chức và nhân lực hiện có, để xây dựng một đội quân mạnh hơn.

Độ minh bạch đang tăng lên

Sách trắng cho biết: Quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục "phát triển quan hệ quân sự không liên minh, không đối đầu, không nhằm vào bên thứ ba".

Nói một cách cụ thể hơn, sách trắng đã bày tỏ quan tâm tới việc Trung Quốc xây dựng quan hệ quân sự kiểu mới với Mỹ, điều này bao gồm tăng cường đối thoại, giao lưu quốc phòng và các biện pháp nhằm tăng cường lòng tin, ngăn ngừa rủi ro, quản lý và kiểm soát khủng hoảng khác.

Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn đánh chiếm đảo trên Biển Đông
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn đánh chiếm đảo trên Biển Đông

Tiến hành giao lưu quân sự với Trung Quốc có lợi cho Mỹ, bởi vì, những biện pháp này có lợi cho tránh phán đoán nhầm và làm cho Mỹ có thể hiểu tốt hơn ý đồ của Trung Quốc.

Giao lưu quân sự còn đặt nền tảng cho tiến hành giao thiệp và làm dịu khủng hoảng khi xuất khiện khủng hoảng trong tương lai. Sách trắng đã nói rõ ý đồ quân sự của Bắc Kinh. Sau khi hoàn thành sách trắng này, cộng đồng quốc tế đã có nhận thức đầy đủ hơn về quy hoạch quân sự của Trung Quốc.

Chỉ cần nghiêm túc đọc sách trắng mới của Trung Quốc sẽ không còn tiếp tục ngây thơ cho rằng Bắc Kinh muốn trở thành bên có lợi ích liên quan hòa bình, có trách nhiệm, bảo vệ trật tự toàn cầu.

Ngoài quan tâm đến làm sâu sắc quan hệ quân sự, phương châm chỉ đạo của chiến lược mới này đã thể hiện tham vọng muốn trở thành một cường quốc biển hiện đại của Trung Quốc - cường quốc này có thể thách thức Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới.

Sách trắng cho biết Quân đội Trung Quốc muốn vượt khỏi khu vực xung quanh, vươn ra vùng biển quốc tế, để theo đuổi "phục hưng dân tộc" nhằm chống lại những nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy do Mỹ chủ đạo (theo quan điểm của Trung Quốc).

Văn kiện này đánh dấu Trung Quốc đã xuất hiện sự chuyển đổi rõ rệt, đã tiến hành định vị lại đối với chính sách lấy phát triển kinh tế làm trung tâm và không can thiệp các vấn đề quốc tế, loại định vị này không chỉ liên quan đến phạm vi toàn cầu của lợi ích Trung Quốc, mà còn cho thấy Trung Quốc sẽ kiên quyết sử dụng vũ lực để "bảo vệ lợi ích của họ".

Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Sách trắng Trung Quốc đã phát đi một số tín hiệu đáng lo ngại, đó là Trung Quốc đó thái độ kiên định đối với việc từng bước giành lấy vị thế chủ đạo khu vực.

Trung Quốc hầu như vừa có tư tưởng vừa có kế hoạch đối với việc mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu của Quân đội Trung Quốc. Hiện đã là lúc Mỹ và đồng minh khu vực Thái Bình Dương giao lưu với Trung Quốc và nỗ lực nghĩ ra các đối sách ứng phó đầy đủ. 

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)