Nga can thiệp quân sự Syria gây khó xử cho phương Tây, có 5 nguyên nhân

23/09/2015 07:50
Việt Dũng
(GDVN) - Nga muốn củng cố quân Chính phủ Syria, bảo vệ lợi ích ở Syria, bảo vệ an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng khu vực, thoát khỏi cô lập, gây khó xử cho phương Tây.

Nga điều UAV đến Syria thực hiện hoạt động theo dõi

Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 22 tháng 9 đưa tin, có tin cho biết, Nga đã điều máy bay không người lái (UAV) đến Syria tiến hành hoạt động theo dõi. Hai quan chức Mỹ cho biết, hiện chưa rõ UAV có lắp vũ khí hay không và cũng không biết chi tiết cụ thể hoạt động của UAV.

Binh sĩ Nga
Binh sĩ Nga

Một quan chức Mỹ tiết lộ, Nga hiện đã điều 25 máy bay chiến đấu, 15 máy bay trực thăng, 9 xe tăng, 3 hệ thống tên lửa đất đối không và ít nhất 500 binh sĩ mặt đất đến Syria.

Ngày 18 tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga, Mỹ đã điện đàm với nhau. Hai bên đồng ý duy trì trao đổi về việc làm dịu tình hình Syria và tấn công IS. Sau đó, hai bên không tiếp tục tham vấn. Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ tiếp tục theo dõi động thái của Nga.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm đến các động thái của tình hình Syria, tin tưởng bất cứ hành động nào ủng hộ chính quyền Assad đặc biệt là hỗ trợ quân sự sẽ chỉ làm cho tình hình phức tạp hơn”.

Lầu Năm Góc cảnh báo, máy bay chiến đấu Nga xuất hiện ở lãnh thổ Syria có khả năng gây ra xung đột bất ngờ với máy bay chiến đấu của liên quân Mỹ.

Nhưng, hiện nay, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng Nga không hề bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria. Quan chức Lầu Năm Góc cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ hành động của Không quân Nga.

Nội chiến Syria
Nội chiến Syria

Mặt khác, sau khi Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi áp dụng hành động cụ thể vào tuần trước, Đại sứ quán Nga tại Damascus vào 9 giờ ngày Chủ nhật (ngày 20 tháng 9) đã bị một quả pháo cối tấn công, nhưng may mắn không ai thương vong. Sau đó, Bộ Ngoại giao Nga đã phê phán mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố này của phe đối lập Syria.

Nga sẽ điều 2.000 nhân viên đến Syria

Kế tiếp sau tốp máy bay chiến đấu đầu tiên đến Syria, Nga sẽ tiếp tục triển khai 2.000 nhân viên ở căn cứ không quân, lân cận thành phố cảng Latakia, Syria. Một chuyên gia chính sách Syria của Moscow cho biết, hành động lần này “là giai đoạn đầu tiên triển khai ở Syria của Nga”.

Những nhân viên được điều đến Syria này bao gồm thành viên tổ lái máy bay chiến đấu, kỹ sư và binh sĩ để bảo đảm an ninh của căn cứ không quân. Nhưng, chuyên gia này hoàn toàn không xác nhận, Moscow phải chăng đã điều tên lửa đất đối không và máy bay chiến đấu phản lực đến Syria hay chưa.

Nhưng theo một quan chức Mỹ, đến nay, Nga đã điều 25 máy bay tấn công, 15 máy bay trực thăng, 9 xe tăng, 3 hệ thống tên lửa đất đối không đến Syria.

Máy bay vận tải Nga đến Syria (nguồn Tin tức Tham khảo, Trung Quốc)
Máy bay vận tải Nga đến Syria (nguồn Tin tức Tham khảo, Trung Quốc)

Trong khi đó, theo tờ “Kommersant”, hiện nay, Quân đội Nga đã triển khai khoảng 1.700 binh sĩ ở quân cảng Tartus, Syria; Nga sẽ còn bán cho quân Chính phủ Syria 12 máy bay chiến đấu trong 2 năm tới.

Theo các chuyên gia quân sự Nga và phương Tây, tên lửa đất đối không là một bộ phận không thể thiếu được để bảo vệ tất cả các căn cứ không quân.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Nga có tên lửa đất đối không ở Syria và năng lực tác chiến không đối không – điều này đã đặt ra vấn đề nghiêm trọng đối với Mỹ, bởi vì năng lực này cơ bản không có tác dụng gì đối với việc tấn công IS.

Nhưng, vào thứ Hai, quan chức Nga phản bác: “Mọi người đều biết, bất cứ ai xây dựng căn cứ không quân đều phải trang bị những hạ tầng phòng không này, vì vậy không có lý do bày tỏ hoài nghi đối với việc chúng tôi tấn công các mục tiêu của IS”.

Theo 3 quan chức phương Tây, việc triển khai và xây dựng một căn cứ không quân tiền tuyến của Nga thống nhất với trang bị cần thiết của các nước phương Tây ở căn cứ không quân xây dựng tại Afghanistan.

Xe chiến đấu bánh lốp BTR-82A Lục quân Nga
Xe chiến đấu bánh lốp BTR-82A Lục quân Nga

Cuối tuần qua, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitri Peskov cho biết, nếu Tổng thống Syria Assad đề nghị, Nga sẽ xem xét sử dụng lực lượng mặt đất. Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem cho hay, Quân đội Syria hiện còn chưa cần sự giúp đỡ của Quân đội Nga, chỉ cần có vũ khí nhiều hơn. Nếu thực sự cần, “chúng tôi sẽ xem xét kỹ khả năng và đưa ra đề nghị tương ứng”.

Do lo ngại Nga gia tăng lực lượng quân sự ở Syria sẽ dẫn đến mất cân bằng quân sự giữa các nước ở đây, vào thứ Hai, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Moscow và đã tổ chức hội đàm với Tổng thống Nga.

Sau khi kết thúc hội đàm, ông Benjamin Netanyahu cho biết, hai bên đã đạt được nhất trí về việc phối hợp hành động quân sự giữa hai nước ở Syria, ngăn chặn quân đội hai nước xảy ra va chạm bất ngờ. “Israel và Nga có lợi ích chung trên phương diện bảo vệ sự ổn định của Trung Đông”.

5 nguyên nhân Quân đội Nga can thiệp mạnh mẽ cuộc chiến ở Syria

Tân Hoa xã ngày 22 tháng 9 đưa tin, trong thời gian gần đây, chiến dịch tấn công IS do Mỹ đứng đầu luôn trì trệ. Trái lại, Nga lại không ngừng tăng cường hiện diện quân sự ở Syria.

Theo báo chí Mỹ, Nga ngày 18 tháng 9 điều vài máy bay chiến đấu đến sân bay duyên hải của một căn cứ lâm thời đang xây dựng của Quân đội Nga trên lãnh thổ Syria.

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 Nga
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 Nga

Có tin cho biết, Nga có 500 binh sĩ hải quân ở lãnh thổ Syria, sẽ còn có lực lượng tăng viện theo sau. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai thừa nhận, Nga đã can thiệp sâu vào cuộc nội chiến Syria, đang cung cấp đào tạo "quan trọng" và chi viện hậu cần cho quân Chính phủ Syria.

Tại sao Nga gia tăng mức độ can thiệp đối với cuộc khủng hoảng Syria vào lúc này? Bài báo chỉ ra mấy nguyên nhân sau:

Trước hết, binh lực của quân Chính phủ Syria căng thẳng, tình hình nhiều chiến tuyến bất lợi. Một mặt, trải qua hơn 4 năm chiến tranh, quân Chính phủ Syria 300.000 người đã tiêu hao gần một nửa, binh lực đã rõ ràng không đủ.

Mặt khác, tình hình quân Chính phủ Syria trên nhiều chiến tuyến bất lợi, nằm trong trạng thái co cụm chiến lược, chỉ kiểm soát trọng điểm "khu vực cốt lõi chiến lược",

đó là từ thủ đô Damascus, tỉnh Rural Damascus đến khu vực phía tây tỉnh Hims, tỉnh Hama, rồi đến tỉnh duyên hải Lattakia, tỉnh Tartus và khu vực phía tây tiếp giáp với Lebanon.

Cụm máy bay trực thăng vận tải Nga trong một cuộc tập trận đột kích
Cụm máy bay trực thăng vận tải Nga trong một cuộc tập trận đột kích

Thứ hai, liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu không kích IS có hiệu quả rất nhỏ. Trong vấn đề tấn công IS, Mỹ vốn cần hợp tác với quân Chính phủ Syria, nâng cao hiệu quả tấn công IS, nhưng Mỹ rõ ràng từ chối.

Do không có lực lượng mặt đất hỗ trợ, hiệu quả không kích IS trong lãnh thổ Syria của liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu có hiệu quả rất thấp.

Thứ ba, các phần tử vũ trang IS càng đánh càng nhiều. Mặc dù IS bị quân đội hai nước Syria và Iraq tấn công và liên minh quốc tế không kích, nhưng nhân viên vũ trang của tổ chức này không chỉ không giảm, trái lại tăng nhiều.

Các phương tiện truyền thông nhà nước phương Tây và Ả rập cho rằng, nhân viên vũ trang IS trong lãnh thổ Syria và Iraq từ gần 30.000 người năm 2014 phát triển lên 50.000 người hiện nay.

Ngoài ra, có nhà phân tích Syria cho rằng, hiện nay, chỉ nhân viên vũ trang IS ở Syria đã có thể lên tới 50.000 người. Điều này không chỉ cho thấy khả năng sống sót của IS trên chiến trường khá mạnh, hơn nữa nguồn tuyển mộ dồi dào.

Máy bay trực thăng vận tải Mi-8 Quân đội Nga
Máy bay trực thăng vận tải Mi-8 Quân đội Nga

Thứ tư, Syria trở thành nước có nhiều người tị nạn nhất toàn cầu, khủng hoảng nhân đạo không ngừng xấu đi. Căn cứ vào số liệu do Liên hợp quốc công bố, đã có trên 220.000 người Syria thiệt mạng trong xung đột liên tục hơn 4 năm,

một nửa dân số buộc phải rời khỏi nhà cửa, trong đó hơn 4 triệu người chạy sang nước láng giềng, khoảng 7,6 triệu người sống lang thang trong lãnh thổ Syriaa. Syria đã thay thế Afghanistan trở thành nước có số người tị nạn nhiều nhất thế giới.

Chuyên gia cao cấp về người tị nạn của Liên hợp quốc, Guterres cho biết, đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn có quy mô lớn nhất và nghiêm trọng nhất do một cuộc xung đột gây ra trong 25 năm qua.

Thứ năm, Nga dốc toàn lực bảo vệ lợi ích của họ ở Syria. Nga gia tăng mức độ can thiệp quân sự đối với cuộc khủng hoảng Syria, ý đồ chiến lược của họ là tìm cách làm thay đổi cục diện khó khăn trên chiến trường của chính quyền hiện nay của Syria,

đồng thời ngăn chặn các thế lực tôn giáo cực đoan tiếp tục xâm nhập đến khu vực bắc Caucasus, tiến tới đe dọa an ninh với ổn định miền nam Nga.

Xe tăng T-90 Quân đội Nga bắn đạn thật (nguồn Tin tức Tham khảo, Trung Quốc)
Xe tăng T-90 Quân đội Nga bắn đạn thật (nguồn Tin tức Tham khảo, Trung Quốc)

Nhà nghiên cứu cao cấp Yevseyev, Viện nghiên cứu Cộng đồng các quốc gia độc lập Nga cho rằng, NATO mở rộng về phía đông đã dồn ép nghiêm trọng không gian chiến lược của Nga ở châu Âu,

nếu tiếp tục mất đi Syria ở khu vực Trung Đông, không chỉ sẽ dẫn đến thế lực tôn giáo cực đoan tiếp tục xâm nhập đến khu vực bắc Caucasus, mà còn có nghĩa là đã mất đi một điểm đứng chân ở khu vực Trung Đông.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược khôi phục vai trò ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông của Nga. Đối với vấn đề này, Nga sẽ dốc toàn lực bảo vệ lợi ích của họ ở Syria.

Nga can thiệp Syria gây khó xử cho các nước phương Tây

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 21 tháng 9 dẫn trang mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 21 tháng 9 đưa tin, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 18 tháng 9 cho biết, Nga đã điều lô máy bay chiến đấu đầu tiên đến một căn cứ không quân đang mở rộng của Syria.

Theo bài báo, điều này đã gây ra lo ngại mới của bên ngoài đối với việc Chính phủ Nga chuẩn bị trực tiếp giúp đỡ Tổng thống Syria Assad (ở hoàn cảnh khó khăn) chống lại các phần tử vũ trang "Nhà nước Hồi giáo" (IS).

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Trước khi Moscow áp dụng hành động quân sự lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã thảo luận vai trò ngày càng lớn của Nga trong cuộc xung đột vũ trang Syria, đối thoại lần này đã phá vỡ cục diện thiếu tương tác lâu dài ở cấp cao giữa Quân đội Mỹ và Nga.

Quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, ít nhất 4 máy bay chiến đấu đã bay đến 1 căn cứ không quân đang nhanh chóng mở rộng ở bờ biển phía nam Lattakia, Syria.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận đối thoại giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Trang mạng epochtimes tiếng Trung ngày 22 tháng 9 cũng có bài viết cho rằng, đối với việc Nga can thiệp quân sự ở Syria, chính quyền Mỹ một mặt hoan nghênh Nga gia nhập hàng ngũ tấn công IS, mặt khác đối mặt với lập trường khó xử - khó mà kiên trì trừng phạt và cô lập Nga.

Mỹ và Nga hiện có một kẻ thù chung: IS ở Syria. Nga tuyên bố tăng quân ở Syria là để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad chống lại IS, nhưng Washington phản đối Moscow ủng hộ Assad, cho rằng Assad là nguyên nhân chính gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm ở Syria.

Tại Moscow, Nga ngày 21 tháng 9 năm 2015, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm
Tại Moscow, Nga ngày 21 tháng 9 năm 2015, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm

Nhà Trắng cho rằng, Nga gia tăng hậu thuẫn quân sự ủng hộ Assad là một việc gây lo ngại. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói: “Bất luận là công khai hay bí mật, chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng, gia tăng ủng hộ Assad sẽ là một đánh cược thất bại”.

Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ hoan nghênh Nga tham gia giải quyết các phần tử vũ trang IS ở Syria. Cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng nghiêm trọng cho thấy cần một số thỏa hiệp để có thể có một số thay đổi về chính trị ở Syria.

Mỹ lo ngại Moscow coi phe đối lập ở Syria do Mỹ ủng hộ có mối đe dọa đối với Assad như các phần tử vũ trang IS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, điều đáng nghi ngờ là mục tiêu của Moscow chủ yếu là chống lại IS hay muốn củng cố chính quyền Assad.

Theo bài báo, đối với Nga, cuộc nội chiến Syria là một thời cơ vàng để thoát khỏi sự cô lập của các nước phương Tây. Sự trừng phạt kinh tế của phương Tây, giá dầu tụt dốc và đồng rúp sụt giá đã làm giảm mạnh mức sống. Ông Putin muốn nhanh chóng có được sự coi trọng của các nước phương Tây, ít nhất làm thay đổi phương thức đối thoại với các nước phương Tây.

Sự kiện Syria giúp cho Moscow có thể phát huy vai trò tích cực ở Trung Đông, thúc đẩy tham vọng lâu dài của Putin: xây dựng lại vị thế dẫn trước của Nga trên vũ đài thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Động thái đầu tiên của ông Putin là điều một loạt trang bị quân sự đến Syria. Tiếp theo, ông Putin triển khai thế công ngoại giao, tuần trước chủ động mời gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama, thảo luận vấn đề Syria.

Ông Putin còn dự định thúc đẩy sách lược hòa bình cho Syria ở Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 28 tháng 9 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Putin phát biểu ở Liên hợp quốc trong 10 năm qua.

Ông đã nghĩ ra một sách lược: một mặt liên quân quốc tế tấn công IS, mặt khác xây dựng lại hiệp thương chính trị giữa rất nhiều phe phái trong nội bộ Syria, để họ có thể trở thành liên minh. Nhưng ông đã tránh vấn đề liên quan đến Quân đội Nga trực tiếp tham gia chiến đấu.

Việc ông Putin can thiệp Syria làm cho các nước phương Tây rơi vào khó xử. Học giả Konstantin von Eggert cho rằng, chính quyền Obama một mặt phê phán Nga xâm lược Crimea và miền đông Ukraine, mặt khác lại muốn tìm cách hợp tác với Nga giải quyết các vấn đề như đàm phán hạt nhân Iran, Trung Đông.

Nếu ông Putin muốn tăng cường liên minh với Syria, có thể sẽ gia tăng độ khó cô lập Nga của Washington. Điều này sẽ sinh ra một loại thông tin “không thống nhất”, trong khi đó, ông Putin luôn tận dụng sự “không thống nhất” này. 

Máy bay chiến đấu MiG-29M2 Nga xuất khẩu cho Syria
Máy bay chiến đấu MiG-29M2 Nga xuất khẩu cho Syria
Việt Dũng