Bầu Đức: "Chúng tôi thừa sức nuôi 1 triệu con bò sinh sản"…

10/11/2015 09:20
Cao Nguyên (tổng hợp)
(GDVN) - Với quỹ đất rộng trên 100.000 ha cộng thêm tiềm lực vốn và công nghệ, Bầu Đức tự tin cho biết: "Chúng tôi thừa sức nuôi 1 triệu con bò sinh sản"…

Tại buổi Tọa đàm “Phát triển ngành công nghiệp bò và sữa hiện đại, hội nhập và bền vững tại Việt Nam”, trao đổi với báo chí ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khẳng định, tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Tập đoàn của ông không hề e ngại gì bò Úc, Mỹ.

Báo Hải Quan dẫn lời ông Đức cho biết: Tham gia TPP, các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào nông nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai không bao giờ sợ thua các nước có thế mạnh về chăn nuôi, đặc biệt về chăn nuôi bò như Mỹ, Úc. Đó là bởi con giống cơ bản như nhau, công nghệ cũng vậy, chỉ cần có tiềm lực kinh tế thì doanh nghiệp luôn cập nhật được đầy đủ.

Thậm chí, nhân công ở Việt Nam rẻ hơn nên doanh nghiệp Việt còn có lợi thế nhất định.

Bầu Đức và Vissan chính thức giới thiệu dòng sản phẩm thịt bò tơ Úc ra thị trường. Ảnh: T.Nhân
Bầu Đức và Vissan chính thức giới thiệu dòng sản phẩm thịt bò tơ Úc ra thị trường. Ảnh: T.Nhân

Khẳng định lại điều này với báo Đầu tư, ông Đoàn Nguyên Đức phân tích: "Chúng tôi mới đầu tư vào nuôi bò nên đã lường trước các thách thức về hội nhập, trong đó có TPP. Trước khi đầu tư vào nuôi bò, chúng tôi đã phân tích rất kỹ. Hiện nay, công nghệ nuôi bò của Hoàng Anh Gia Lai và Úc, Newzeland là giống nhau, giống bò cũng giống nhau song doanh nghiệp Việt Nam lại có lợi thế về thị trường.

Bầu Đức: "Chúng tôi thừa sức nuôi 1 triệu con bò sinh sản"…  ảnh 2

Bầu Đức ra “chỉ thị” mục tiêu kinh doanh

Cụ thể, chi phí vận chuyển bò từ Úc sang Việt Nam chiếm tới 35% giá thành (giá bò ở Australia là 2 USD nhưng sang Việt Nam bán với giá 3,1 USD/kg), chưa kể bò chở sang Việt Nam trong thời gian chờ giết mổ còn bị hao hụt. Vì vậy, nuôi bò Úc trong nước sẽ có lợi về giá. Nếu người Việt Nam chịu làm, cơ  hội thắng bò Úc không phải là vấn đề quá lớn".

Dễ thấy những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp nhập bò Úc về mổ thịt đế bán. Tuy nhiên, riêng chi phí vận chuyển bò Úc về Việt Nam chiếm 35% giá thành đã đẩy giá thịt bò Việt Nam vào diện đắt nhất thế giới.

Ông Đức cũng thừa nhận, tập đoàn của ông đang nhập khẩu khá nhiều thịt bò từ Úc nhưng ông cho rằng, đây là hướng đi không bền vững. 

“Nếu không thay đổi, không có chương trình hành động lớn thì Việt Nam vẫn mãi là đất nước nhập siêu bò thịt”, ông Đức trao đổi với Vietnamnet. 

Bên cạnh đó, một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp chăn nuôi muốn phát triển đàn bò chính là quỹ đất. Bầu Đức nhấn mạnh: “Nuôi bò mà không có đất là thua. Đất là yếu tố quyết định đầu tiên, thứ hai là công nghệ”.

Hiện Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang nuôi khoảng 120.000 con bò, trong đó 10.000 con bò sữa, còn lại là bò thịt. Theo bầu Đức, một trong những lý do quan trọng bậc nhất để Hoàng Anh Gia Lai tự tin với sự thắng lợi của dự án nuôi bò là hiện tập đoàn này tự túc được 70% thức ăn chăn nuôi với lợi thế quỹ đất lớn (hơn 100.000 ha đất tại Việt Nam, Lào, Campuchia).

Theo dự kiến, năm 2016, thương hiệu bò thịt Hoàng Anh Gia Lai sẽ được tung ra thị trường

Nguyên tắc chăn nuôi bền vững của Hoàng Anh Gia Lai là phải nuôi bò sinh sản tiến tới không phải nhập khẩu giống. Với quỹ đất rộng trên 100.000 ha cộng thêm tiềm lực vốn và công nghệ, Bầu Đức tự tin: "chúng tôi thừa sức nuôi 1 triệu con bò sinh sản"… Nếu đúng như kế hoạch, chỉ khoảng 2-3 năm nữa Hoàng Anh Gia Lai sẽ không phải nhập khẩu giống bò.

Từ kinh nghiệm của mình, bầu Đức cho rằng muốn phát triển chăn nuôi bò thịt một cách bài bản, chuyên nghiệp cần nhất vẫn là sự vào cuộc của nhà nước. Nhà nước phải quy hoạch lại đúng vào nào để phát triển chăn nuôi, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn đầu tư, sức nhập công nghệ hiện đại, mua chuyên gia nước ngoài.

Nếu để nông dân mà tự làm theo kiểu nhỏ lẻ thì không thể cạnh tranh được, lúc đó nông dân sẽ chết. Nhưng với doanh nghiệp thì khác, họ có thể đầu tư mua con giống tốt, có thể đi các nước Mỹ, đi tây… để đem máy móc công nghệ tiên tiến nhất thế giới về, có thể mua các chuyên gia giỏi của nước ngoài. Lúc đó, cộng với nguồn nhân công giá rẻ, bò Việt sẽ không thua kém và có thể cạnh tranh được với bò Úc, Mỹ, Vietnamnet dẫn lời ông Đức. 

6 tháng bán bò, bầu Đức lãi 766 tỷ đồng

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai gia nhập lĩnh vực chăn nuôi từ tháng 6/2014và xây dựng chiến lược chăn nuôi bò của tập đoàn cho ở cả 3 nước là Việt Nam, Lào và Campuchia.

Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của Hoàng Anh Gia Lai cho thấy, doanh thu của công ty đạt 1.985,66 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với Quý III/2014. Trong gần 2 nghìn tỷ đồng doanh thu, riêng chăn nuôi bò sữa, bò thịt đã đóng góp đến 766 tỷ đồng.

Mới đây nhất, ông Đoàn Nguyên Đức đã ta “chỉ thị” mục tiêu doanh thu quý III/2015 là 2.153.556.090.000đồng với mức lợi nhuận trước thuế phải đạt 470.256.907.000 đồng, lợi nhuận sau thuế: 428.059.226.000 đồng. Nhiều chuyên gia tài chính đánh giá, mục tiêu kinh doanh này không quá khó để đạt được nhất là khi năm 2015 doanh nghiệp này có thêm nhiều nguồn thu mới từ chăn nuôi bò.

Khoản thu của Hoàng Anh Gia Lai từ chăn nuôi bò sẽ tặng lên khi cuối tháng 9/2015 Nutifood đối tác của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ra mắt sản phẩm sữa tươi với nguồn nguyên liệu sữa từ trang các trại bò của Hoàng Anh Gia Lai.

Cao Nguyên (tổng hợp)